29 thg 8, 2012

KHỞI TỐ VỤ ÁN: TẠI CHÙA TRĂM GIAN?



Theo thông tin của Báo Văn hóa:
Việc tự ý tháo dỡ một số công trình chùa Trăm Gian để trùng tu, Sư thầy Thích Đàm Khoa, trụ trì thừa nhận đã  nhận sai sót về việc làm của mình. 
Qua kiểm tra: gác Khánh và nhà Tổ cũng được xây dựng mới. Việc tu bổ, tôn tạo một số hạng mục công trình nơi đây không đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Đoàn Thanh tra đã yêu cầu đình chỉ xây dựng công trình ở chùa Trăm Gian.
UBND xã Tiên Phương không nêu ý kiến gì trước sự kiện trên. Việc bảo vệ cũng như ngăn chặn tình trạng xâm phạm, gây biến dạng di tích trước hết thuộc trách nhiệm của UBND xã Tiên Phương, sau đó là UBND huyện Chương Mỹ.
Từ thông tin trên ta thấy:“ Sư thầy Thích Đàm Khoa tự ý tháo dỡ một số công trình chùa Trăm Gian để trùng tu” không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy Sư thầy Thích Đàm Khoa có thể đã vi phạm khoản 1 - Điều 33  Luật di sản văn hóa:
“Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, ủy ban Nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin nơi gần nhất.”

“UBND xã Tiên Phương không nêu ý kiến gì trước sự kiện trên”  như vậy chủ tịch UBND xã Tiên Phương có thể đã vi phạm khoản 2 - Điều 33  Luật di sản văn hóa:
“Ủy ban Nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.”
Các hành vi của các cá nhân trên có thể khởi tố vụ án theo:
Điều 272 - Bộ luật hình sự 2010 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng :
1.    Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2.    Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Với tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng đã và đang xảy ra trên nước Ta, có phải chăng có sự chỉ đạo của nước “lạ” cùng sự hám lợi, hám danh của một số cá nhân đã bất chấp pháp luật hủy hoại những di sản văn hóa còn sót lại qua biến cố của lịch sử và sự tàn phá của tự nhiên, nhằm xâm lược về văn hóa, tiến tới xóa cả nền văn hóa Việt?
Sự việc nêu trên tại chùa Trăm gian một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng di tích quốc gia từ hơn 40 năm qua.
Phải khởi tố vụ án hình sự để xác định tội phạm, Cơ quan điều tra, các cơ quan chuyên ngành làm việc theo khoa học đúng nghĩa. Phải làm rõ việc tự ý tháo dỡ một số công trình chùa Trăm Gian để trùng tu của sư thầy Thích Đàm Khoa, mục đích làm gì? Kinh tế, Chính trị,... hay đánh bóng cá nhân nào, có kẻ dấu mặt không, hay là ngây thơ mà làm, hậu quả đến đâu?
Chúng ta không nặng về hình phạt, nhưng phải làm rõ trách nhiệm của công dân, của người được nhà nước giao quyền, được lương từ tiền thuế của dân mà thiếu tinh thần trách nhiệm, phải được xử lý đúng người, đúng tội.

 Ngoài ra còn để răn đe những kẻ đang chuẩn bị hành vi phạm tội. Có như vậy những di sản văn hóa của Ta mới được bảo vệ, tôn tạo theo đúng nghĩa của nó.
Kẻ nào vì mục đích cá nhân phá hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, kẻ đó sẽ bị pháp luật trừng phạt và bị nhân dân nguyền rủa.

28 thg 8, 2012

HỦY HOẠI DI TÍCH QUỐC GIA LÀ SỈ NHỤC CẢ DÂN TỘC



"Người ta bảo nhà báo ơi, đóng góp vài đồng đi, cứ có đủ vài triệu đồng là chúng em đi sơn lại tất tật các pho tượng trong đền (chùa) này. Dân tôi thì muốn xây đình làng hai tầng cơ, lắp cái điều hòa vào cho nhà thánh được mát mẻ. Ngay ở chùa Trăm Gian đang ầm ĩ, bê bối lúc này, nhiều người cũng rất tự hào vì "nhà chùa giỏi ngoại giao", xin được nhiều tiền, dân thôn thích thú phá bỏ hết gỗ lạt, ngói gạch, cấu kiện cũ ra làm mới". Theo Tuổi Trẻ

Thì ra dân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, tư duy giống dân quê tôi Trà Phương, xã Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng: Muốn xây lại chùa mặc dù chùa là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia" nhiều tác phẩm nghệ thuật nay phải dùng nhiều tỷ đồng chưa chắc tạo được, nhưng ni cô Trang làm sao? đã vận động một số tín đồ định phá di tích hàng trăm năm để “bê tông hóa” cho chùa cao, to hơn. Nên trước lễ động thổ xây chùa mới, ni cô này đã cho xây bức tường đá cao gần 3m thay bờ tre và các loại cây bản địa hài hòa với ngôi chùa cổ có từ hơn 400 năm, nay tường đá như tường nhà tạm giam ở đường Nguyễn Đức Cảnh, TP Hải Phòng.

“Một số người dân và vài kẻ "mê muội" đôi khi thiếu hiểu biết đã đành, kẽ hở trong quản lý của cơ quan chức năng mới là đáng sợ. Chùa Trăm Gian bị dỡ, phá, xây mới suốt hơn 100 ngày, chính quyền thôn, xã, huyện, sở, cục... không biết gì.  Di tích quốc gia đã bị hủy hoại nhiều hạng mục cực kỳ quan trọng ở rất nhiều nơi. 
Di tích quốc gia đền Và (Sơn Tây, Hà Nội) bị trùng tu sai, phá dỡ bừa bãi, làm mới di sản khi nó còn vững chãi. Khi Tuổi Trẻ lên tiếng ("Bức tử đền Và!", rồi VTV và các báo vào cuộc, phó chủ tịch thành phố (nay là thị xã) Sơn Tây yêu cầu đình chỉ, kiểm tra công trình. Rồi đâu vẫn vào đó, di tích vẫn mới toe mọc lên, công trình hơn chục tỉ vẫn vô tư nghiệm thu và không ai bị làm sao cả”.  Bộ VH-TT&DL khẳng định những hành vi trên đây là vi phạm Luật di sản văn hóa.
Thử hỏi có ai bị xử lý, truy tố, đền bù thiệt hại, mất chức mất quyền? "Theo Tuổi Trẻ



Phải khởi tố vụ án điều tra vụ: Chùa Trăm Gian bị dỡ, phá, xây mới, cá thể hóa trách nhiệm để khởi tố bị can, xử lý đúng người, đúng tội. Có như vậy mới nâng cao trách nhiệm của cán bộ chuyên quản. Thì các di tích sẽ không bị "kẻ lạ" mua chuộc cán bộ có quyền, phá hoại những di sản văn hóa (đã bị thời gian và chính trị tàn phá một phần) nhằm làm dân Ta mất gốc, để họ đồng hóa Ta - đó là sự xâm lược về văn hóa.

Chùa Trăm Gian





Đây chùa Trà Phương, xã Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia"



Ni cô Trang định phá đi, xây cao to, hay bê tông hóa, cho hoành tráng chăng?

Những hiện vật từ thế kỷ XV:

Đá tảng đường kính 0,60 m, thời nhà Mạc



Thống đá để tắm bụt


Nhà bia có tấm bia tạo năm 1556


Dù chưa được phép của nhà nước mà ni cô Trang đã tổ chức lễ động thổ xây dựng chùa Thiên Phúc tức chùa Trà Phương.

Trước hết ni cô Trang cho xây tường bao bằng đá cao gần 3m như tường nhà tạm giam ở đường Nguyễn Đức Cảnh, TP Hải Phòng.


Ngõ chùa cũng xây như lô cốt


Nhiều tác phẩm nghệ thuật là tượng gỗ, đá, phù điêu, hoành phi, câu đối, chuông, khánh đá... sẽ được đăng tải.

Dù chưa được phép của nhà nước mà ni cô Trang đã tổ chức lễ động thổ xây dựng chùa Thiên Phúc tức chùa Trà Phương. Quan chức địa phương cũng cầm xẻng khởi công thế mới biết quan xã, thôn ở đây chẳng sợ gì, có biết gì Luật di sản, học rộng tài cao thế mà bị ni cô trẻ lừa thế mới hay? họ còn hơn cán bộ xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Nỗi buồn là ni cô phóng tiền để làm theo ý thích, không có ý kiến của cơ quan chức năng. Tiền của ni cô ư? chúng ta phải có tư duy biện chứng về sử dụng tiền của nhà chùa, không thể để nhà sư thiếu đức, thiếu kiến thức về kiến trúc, xây dựng..., sử dụng tiền của muôn dân tự hiến cho nhưng ý tưởng chơi ngông, trái với đạo pháp, trái pháp luật.

Tiếng chuông báo động để Bộ VH-TT&DL, các nhà quản lý chuyên nghành, UBND các cấp phải biết bảo vệ Di tích quốc gia. Nếu không nước Ta sẽ mất dần nhưng danh thắng cổ, thay vào đó là những hình khối lai căng, bê tông hóa như chúng ta đã biết, những hành vi phá hoại di tích là sỉ nhục dân tộc, phải xử lý nghiêm minh.

20 thg 8, 2012

BỘ TRƯỞNG HỌ ĐINH VỚI MỘT GÓC NHÌN


           Phát ngôn của họ Đinh(bộ trưởng Đinh La Thăng) :

“Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”.
Bình: Câu này ứng với chiến tranh xưa thông tin nhiều ngày mới đến vua, nay một vài giây BCT biết ngay vì sao tắc xe ở cầu Giát. Việc giải quyết tắc giao thông thì cấp UBND cũng có thể xử được, còn việc lớn làm đường sắt cao tốc... thì phải nghiên cứu khoa học, tham khảo các nước đã làm, đúc kết rồi áp dụng với Ta cho hợp lý chớ quyết vội: Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định... Quyết liều thì toàn Dân đau khổ đấy.


      “ Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên"."Tôi cho rằng khi đất nước có đủ điều kiện thì mới làm đường sắt cao tốc. Trong 5 năm tới nếu kinh tế phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ làm đường sắt cao tốc, còn nếu chưa được như vậy thì phải tính toán ở thời điểm khác thích hợp hơn". "Bộ Giao thông sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn”.
 Bình: Thật tuyệt Đinh bộ trưởng sáng suốt vì:
Tắc đường thường xảy ra ở Hà Nội & TP Hồ Chí Minh chứ quê tôi còn lâu, nên tập chung trí tuệ, vật chất để giải quyết chỗ tắc cho hết tắc.
Đường sắt cao tốc thật hay nhưng chẳng lẽ chỉ giải quyết sự thiếu vé tàu của mấy ngày Tết ư?, thường ngày ai dám đi nếu giá vé gần bằng giá vé máy bay. Phải tính đến các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật -    xã hội ... chứ đừng lấy chính trị... làm đầu đó là hại Dân, có Blog viết vì "lại quả" nếu vậy thật đốn mạt cho kẻ dám bán Dân để vinh thân. 
"Bộ Giao thông sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn.
Bình: Tuyệt.


      Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt (công cộng) như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được.”
       Bình: Nếu Đinh bộ trưởng không tham nhũng trong đầu tư hệ thống giao thông ở Ta, thì đơn giản nhất là đầu tư xe buýt sẽ đáp ứng được đa số yêu cầu của Dân( gần bằng Tây thôi) thì ông Đinh không cần vận động Dân cũng tự bán xe riêng đi xe buýt và tung hô: Đinh La Thăng muôn năm! 
        Vì Đinh bộ trưởng đã làm một việc ối Tinh Hoa nghĩ, nhưng chỉ có Đinh bộ trưởng mới làm được: Thôi đủ rồi đừng tham nhũng nữa Đinh bộ trưởng thì ngài sẽ đi vào lịch sử hơn những Anh Hùng, vẻ vang cho cả dòng họ Đinh, vẻ vang một quan ở Ta! Một bộ trưởng vì Dân, vĩ đại hơn bao giờ và Hà Nội & TP Hồ Chí Minh hết tắc đường. Đinh bộ trưởng muôn năm! 

          Tiêu hủy xe đua

Đầu tháng 10/2011, khi được biết TP.HCM kiến nghị phải tịch thu phương tiện của các đối tượng tham gia đua xe, ông ( Đ. L. Thăng) đồng tình với việc phải xử lý nghiêm hành vi trên và bản thân từng kiến nghị không chỉ tịch thu mà phải tiêu hủy phương tiện đua xe.
Bình: có thể Ngài (bộ trưởng Đinh La Thăng) có tiền để mốc ( có kẻ viết vậy không hiểu thật hay giả) nên Ngài cho tiêu hủy xe như trên là đúng, nhưng Dân còn nghèo thì tư duy của Ngài quá rợn, buộc Ngài sống như Dân chắc phát sẽ hợp với tình cảnh của Dân của Nước hơn, vì Ngài đang sống như nay nên không trách Ngài, vì vật chất quyết...lời của Ngài.

Thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học

Từ tháng 10 năm 2011, ông Đinh La Thăng đã đề xuất lên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lịch trình thay đổi giờ làm công sở, giờ học các trường trung học phổ thông để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và TP.HCM. Hà Nội đã thay đổi giờ học các trường phổ thông từ ngày 1 tháng 2 năm 2012, trong đó các học sinh đi học từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối....
Bình: Một số Dân phản đối, vì họ không phải là Tinh Hoa nên chạm đến lợi là la như chết đến nơi, đó là bản chất của Lừa, nhưng những kẻ đó sẽ quen & thấy Đinh bộ trưởng xứng là Tinh Hoa
Đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy
Để tránh ùn tắc giao thông và quá tải của đường phố, cùng với việc đổi giờ làm việc và giờ học, ông Thăng còn đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy, như thâu phí lưu thông xe máy 500000 đến 1 triệu đồng/năm và phí lưu thông ô tô 20 dến 50 triệu/năm.
Bình: Gặp ngay phản ứng của Dân vì đánh vào túi của Dân nghèo, nên Ngài nên đưa nên quốc Dân bàn chớ vội vì Dân Ta còn hình như đa số nghèo.
Lâu Ta mới có một bộ trưởng như họ Đinh, có thể Đinh bộ trưởng có những lời chưa vừa lòng một số Dân, nhưng tôi cho rằng đã là Tinh Hoa (có thể kể từ bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh) phải hiểu biết khoa học chuyên nghành, phải tham khảo những nhà khoa học chân chính ... để quyết những vấn đề khiến đất nước phát triển, phải vì Dân, rồi có tham nhũng chút, Dân cũng không ghen đâu họ Đinh nhé – Viết vậy có gì bỏ quá cho Dân, đừng thù Dân nhé Đinh bộ trưởng, vì làm quan nhiều kẻ lấy đích vinh thân phì gia, thù vặt  cấp dưới làm uy, với kẻ thù ngoại bang thể hiện nhục như súc vật, nên tôi vẫn quý Ngài vì lâu mới có một Tinh Hoa như vầy, còn nhiều Tinh Hoa vẫn ngậm miệng ăn...tiền của dân nghèo, cậy thế lòe dân thật đốn mạt.
Đinh bộ trưởng không tham nhũng, một lòng vì Dân vì Nước, Dân sẽ hô vang: Đinh La Thăng muôn năm! Đó là anh hùng thời nay!
Phòng nửa đêm 19/8/2012



13 thg 8, 2012

TÀU & BỌN XẤU HỦY HOẠI GIỐNG NÒI TA KHÔNG CẦN NỔ SÚNG



Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai, trầm tích, nguồn nước mặt, nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn. Theo báo cáo tổng kết của những ngành có trách nhiệm về vệ sinh thực phẩm, thì tại Tp Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm 2005, có gần 1.800 người bị ngộ độc thực phẩm, đa phần là ngộ độc trong các quán ăn tập thể, trong đó có 39 người chết. Riêng ngộ độc do vi sinh, hóa chất bảo vệ thực vật thì đã xảy ra 11 vụ, gồm trên 300 người bị nhiễm độc.

Điểm một số hóa chất nguy hại dùng trong thực phẩm tại TA

Hóa chất 3-MCPD tên hóa học đầy đủ là 3-monochloropropane-1,2-diol. Trong xì dầu 3-MCPD đi vào cơ thể sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên mức an toàn của cơ thể, nguy cơ bịnh ung thư sẽ xảy ra.
Theo Trung tâm Đo lường Chất lượng 3 TpHCM thì có độ 50% số lần mẫu của xì dầu Chin Su không đạt tiêu chuẩn, qua 42 mẫu nước tương thì toàn bộ 42 mẫu đều có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều khi lên đến 7 - 8 ngàn lần nghĩa là 7000 - 8000 mg/Kg.
Borax hay hàn the. Đó là tên thương mãi của hóa chất sodium tetra borate decahydrate, có công thức là Na2B4 O7.10 H2O. Borax là một loại bột trắng dẽ hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước ngoài tính hòa tan, chất nầy còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bảo hòa với 12 phân tử nước. Qua tiếp nhiễm dài hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm (depression), và đối với phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn vì hóa chất nầy sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.
Đối với kỹ nghệ thực phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tránh, bánh phở, hủ tiếu được cho thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn, các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc meo, lâu thiu. Thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Những ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lạc thị hiếu của người mua.
Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức là HCHO. Ở dưới dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngữi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 đến 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic. Trong quá trình chưng cất rượu ethylic, hay rượu cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. Con người khi bị tiếp nhiễm qua da, mắt cảm thấy ngứa ngái khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh như ói mữa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bịnh ngoài da phát sinh như bịnh gảy ngứa (eczema).
Calcium carbide hay khí đá là một hóa chất ở thể rắn màu xám có công thức hóa học là CaC2. Dễ gây phản ứng phát nhiệt mạnh với nước, có thể cháy hoặc nổ.  Trái cây từ nhà vườn được hái khi chưa được chín tới để tránh bị dập hư trong khi chuyên chở, đến vựa trái cây được ủ trong khí đá; và chỉ vài giờ sau, các trái cây còn xanh như chuối, xoài, đu đủ v.v... sẽ có màu tươi tốt như mới vùa chín tới, làm bắt mắt người mua, nhưng phẩm chất của trái cây không còn giữ được như trong tự nhiên nữa như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi. Con người khi bị tiếp nhiễm Calcium carbide hay khí đá qua mắt và da, sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt và ngứa ngái. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn mê và đi đến tử vong.
Hóa chất bảo quản sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm Hoa Kỳ mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Nồng độ hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể.
Hóa chất tẩy trắng chloride sodium hydrosufite là một loại bột trắng, , Trong kỹ nghệ thực phẩm, hóa chất nầy được dùng để làm trắng các sản phẩm để làm bắt mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm được áp dụng tính chất nầy là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miếng v.v..... Một thí dụ điển hình là trước kia, bánh tráng sản xuất từ VN có màu ngà, và hay bị bể vì dòn. Trong thời gian sau nầy, bánh tráng trở nên trắng phau, được cán mõng, và đặc biệt rất dai, nhúng nước và cuốn không bị bể ra. Cơ quan Quyền lực Âu châu về An toàn Thực Phẩm (AESA), khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản con người sẽ cảm thấy bị khó thở và có thể bị nghẹt thở. bị ho rũ rượi. Sự hiện diện của nguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của nguy cơ ung thư nếu bị tiếp nhiễm lâu dài.
Các phẩm màu trong thực phẩm có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Việc xử dụng loại màu nầy nảy sinh ra nhiều vấn đề như: màu không cố định có thể thay đổi hay biến dạng theo thời gian, nhiệt độ, ánh sáng, và nhất là có thể làm biến dạng phẩm chất của thực phẩm được nhuộm màu. Màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Trên thị trường, màu tổng hợp có dưới dạng hạt, bột, dung dịch, hay dạng dẽo. Màu tổng hợp tác dụng với hydroxid nhôm Al(OH)3 để cho ra một dung dịch gọi là hồ (lakes) để nhuộm màu trong thực phẩm. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp nầy. Màu tổng hợp rất nhạy cảm cho da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi căn cứ theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Thực phẩm cho con người của EU (CSAH).
Hóa chất bảo vệ thực vật. Đây là một vấn nạn lớn của dân tộc, vì nó ảnh hưởng dài hạn lên nhiều thế hệ trong tương lai. Theo báo chí Việt Nam, các vụ ngộ độc trong nước chiếm đến 25% trên tổng số vụ ngộ độc. Xin hãy nghe tiếng nói của tác giả Liêu Tử ở Việt Nam : "Các bạn phải luôn đề cao cảnh giác, và nhớ luật nầy: các thứ rau, củ, quả, ngó thấy ngon chớ mà ham. Trái khổ qua, ngó như trái bị đèo thì hãy mua. Củ cải trắng, củ cà rốt cũng vậy. Người trồng trọt xứ mình chỉ ham trồng được rau củ quả to bự, cân có ký, bán có giá, mặc sức hóa chất tống vào trong đó". Hóa chất tống vào đó chính là hóa chất bảo vệ thực vật là: chất diệt cỏ, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v.. Các hoá chất diệt trừ cỏ dại nếu dùng liều lượng thích hợp sẽ biến thành các hóa chất "kích thích tăng trưởng". Đó chính là lý do tại sao rau đậu, quả dưa, trái cà, thậm chí đến cọng giá, cong rau muống... cũng to lớn, xanh mướt rất bắt mắt.
TS Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng I đã cho biết như sau: "Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả TQ và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Các loại hóa chất nầy đang được nông dân xử dụng để bảo quản hoa quả... Trung tâm Thông tin và Chuyển giao Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ TQ với hình ảnh quả hồng tươi rói. Qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hóa chất 2,4-D có hàm lượng đến 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hóa chất 2,4,5-T". Các gói hóa chất được bày bán tự do ngoài thị trường ở Hà Nội và TpHCM dưới giá khoảng 2.000 đồng Việt Nam một gói độ 2g. Liền ngay khi kết quả trên được công bố, ngày 13/5/2004, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đã tuyên bố: "Các hóa chất bảo vệ thực vật 2,4-D và 2,4,5-T trong táo, mơ, trứng, sữa và các loại quả mọng khác có hàm lượng không quá 0,05 mg/kg hoa quả. Như vậy, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hoa quả vẫn dưới ngưỡng cữa cho phép. Người tiêu dùng không nên quá lo lắng". Chúng tôi miễn bình luận về lời tuyên bố nầy vì không biết "ngưỡng cữa cho phép" của Việt Nam là bao nhiêu?

Mới đây loại đậu làm giá đỗ nhập từ Trung Quốc: Mỗi ngày ông H ở Hóc Môn cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá đỗ. Chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg giá đỗ ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá đỗ ước tính mỗi đêm đưa ra thị trường khoảng 50-60 tấn.
 Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định nhóm cytokinin đã có tên trong danh mục được phép sử dụng ở VN và được phép dùng để làm giá ăn. Trong khi đó, nhóm gibberelin cũng được phép sử dụng ở VN nhưng chưa được phép sử dụng trong ủ giá ăn. “Tuy nhiên, tôi xin lưu ý, hoạt chất nhóm cytokinin được phép sử dụng làm giá đỗ ở VN không phải là 6-benzylaminopurine. Cả 6-benzylaminopurine và gibberelin A282 mà người dân H.Hóc Môn sử dụng để ủ giá đỗ chưa được phép sử dụng ở VN. Các hoạt chất này chưa được nghiên cứu, khảo nghiệm ở VN nên được xem là không rõ nguồn gốc, việc sử dụng chúng là vi phạm các quy định hiện hành và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nên người dân không được sử dụng các hoạt chất này để làm giá ăn. Nếu ai sử dụng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Một số phát biểu:
 Trong một buổi trao đổi về "Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm và biện pháp quản lý" vào ngày 5/8/2005 do báo Thanh Niên tổ chức tại TpHCM, thông tin mới nhất của thị trường thực phẩm được công bố như sau: "Bánh mì đã được làm bằng bột nở trong sản xuất cao su, nước mắm đã được pha urea để tăng độ đạm, qua mặt được kiểm soát vì chỉ phân tích độ đạm tổng hợp mà thôi, chả lụa thì dùng thịt "phế liệu" như thịt bạng nhạng và thịt hôi thiu và hàn the v.v..."
TS Võ Văn Sen, Đại học Nhân văn TpHCM đã phát biểu như sau: "Tôi rất đồng ý với nhận định của nhiều người trên diễn đàn báo Thanh Niên là mức độ của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm trọng có thể nói là rất xấu. Nhìn lại nước ta, thấy dân ta ăn uống mà thương!"
Trong lúc đó, ông Chu Quốc Lập, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TpHCM cho rằng tình hình được kiểm soát rất tốt.
 Xin hỏi kiểm soát rất tốt như thế nào mà chỉ có 7 nhân viên kiểm soát cho một thị trường cung ứng cho 7 triệu cư dân thành phố?
Tuy tiêu chuẩn do BYT đưa ra là 1mg/Kg nhưng vẫn chưa có biện pháp cũng như quy định nào cụ thể về việc kiểm tra phẩm chất sản phẩm của các nhà sản xuất.
Nhưng toàn quốc chỉ có 9 phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD.
Việc người dân trong nước hoài nghi hầu hết những loại thực phẩm bày bán ở thị trường. Nhưng dù hoài nghi hay cẩn thận đến đâu đi nữa thì cũng phải tiêu thụ thực phẩm nầy. Ngoại trừ một thiểu số có nhiều tiền để có thể mua thực phẩm "an toàn" nhập cảng từ bên ngoài, thậm chí uống nước lọc nhập cảng luôn. Còn tuyệt đại đa số bà con vẫn phải chấp nhận và tiêu thụ nguồn thực phẩm làm từ trong nước cũng như phải dùng nguồn nước cung cấp từ Tổng công ty Cấp nước. Tình trạng trên cần phải được chấm dứt. Nếu không, nhiều hệ lụy không nhỏ sẽ xảy ra và đã xảy ra trong trường hợp các thực phẩm xuất cảng như xì dầu, cá basa, và tôm.
Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm
Các hành động trên chứng tỏ rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nầy sẽ khó hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu vì nơi đây đòi hỏi một sự xuyên suốt về các thông tin an tòan thực phẩm trong trao đổi quốc tế.-
lược theo (Hóa học ngày nay-H2N2)


Xưa nước TA bị bom, đạn, vũ khí hóa học... của ngoại bang làm đất nước tan hoang, rồi Ta cũng giành được đất nước từ tay thù.
Nay “Hiện tại hóa chất trên được nhập từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. ..” đã xâm nhập vào từ con cá, lá rau, vào từng mâm cơm  mỗi gia đình gây ra bao bệnh tật mới, khiến bệnh viện nào cũng quá tải.
Thế mà:
-  Chỉ có 7 nhân viên kiểm soát cho một thị trường cung ứng cho 7 triệu cư dân thành phố?
-  Toàn quốc chỉ có 9 phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD.
- ...
Thì làm sao chung ta có thể kiểm soát được: hóa chất trên được nhập từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol...”, được bọn bất nhân chỉ: Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi" đưa vào thực phẩm cho dân Ta ăn.
Nên:
Quốc hội phải có luật đủ mạnh để Chính phủ ngăn chặn và trừng phạt với mức án cao cho những kẻ bất nhân đang hủy hoại giống nòi từ miếng ăn, nước uống... hàng ngày...
Hệ thống thông tin đại chúng hãy thường xuyên cảnh báo cho dân những cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nhất là những người huổng tiền thuế của dân lại hại dân bằng những chiêu hưởng thêm tiền của kẻ xấu rồi đồng lõa với nó, tiếp tay cho ngoại bang hủy hoại giống nòi TA, để bệnh viện không phải quá tải,.. đừng quá đưa tin như hở mông, hở ti ... cho dân nhờ đó thực là vì dân.

10 thg 8, 2012

CHUYỆN ĐẠO - CHUYỆN ĐỜI VÀ THÌ TƯƠNG LAI (kì 2)



12:27 9 thg 4 2012Công khai229 Lượt xem0

Những động tác cực mạnh, chuẩn xác, con gà không quoác lên được tiếng nào. Bẻ chéo cánh, đạp giữ 2 chân, vật ngược cổ nhoáy nhóay nhổ lông chuẩn bị cắt tiết. Mình bỏ  thau rau sống đang rửa đi nhanh vào trong.
Cũng chả cảnh vẻ gì, càng không phải lần đầu thấy giết gà, chỉ bởi cảnh ấy diễn ra ngay trong chùa. Một ngôi chùa lọt giữa thảm hoa vàng bát ngát những ngày cuối xuân trong ngăn ngắt. Bữa ấy, mình ăn cùng họa sĩ Phan Cẩm Thượng, ông thường trú trong chùa. Suốt bữa cứ dợn lên từng đợt như ăn phải gián.
Chùa nhỏ quận Thủ Đức, thanh bình, có vườn rộng cây to. Thi thoảng mình ôm cuốn sách chui vô ngồi bệt dưới gốc cây đọc.
Thầy ngồi xếp bằng, tĩnh tại và đang đọc sách, ngay trước chính điện.
Mình kính cẩn  bạch thầy, thầy đọc cuốn gì thế ạThầy nghiêng người, ghé sát tai, chuyện tình em ạ.
Cho đến giờ vẫn cứ tiếc, mất một chỗ trốn việc thảnh thơi ngồi.
Sư bác. Trụ trì ngôi chùa nhỏ mà người mê tín tính linh thiêng hẳn không thể không biết, ở Bắc Ninh. Mình đàn bà mà còn nhìn sư bác không chán mắt. Mũi thẳng môi nét trán cao lông mày tỉa cánh cung cong vòng. Chùa đang tu sửa. Tay chủ thầu rỗ nhằng. Lão í nhà mình nói tỉnh queo, người thế mà theo thằng mặt rỗ phí quá. Mình nghiến kèn kẹt. Chưa đầy tháng sau hóa ra lão í đúng,  sư bỏ đi làm bé tay mặt rỗ khi xà bần còn ngổn ngang trong chùa.
Thằng em, nhà đối diện chùa Vĩnh nghiêm, chúa báng bổ sư sãi. Lần nào mình cũng tìm cách tránh trớ át giọng nó đi. Nó cay cú nhưng mình vai chị, nên nó phải im.
Lần kia, bỗng dưng nó phone, bà sang gấp. Chuyện gì. Tôi gặp tai nạn.
Mình phi sang. Chả nạn tai gì sất. Nó cười hô hố, mình sượng trân. Nó đang nhậu rượu thịt chó với 2 nhà sư, mặc nguyên đồ nhà chùa.
Dăm năm trở lại đây, chùa chiền, nhất là phía bắc được tu bổ khá khang trang đẹp đẽ. Và, điều mà năm bẩy năm trước hiếm thấy, thì bây giờ rất thịnh là sư trụ trì đi cúng nhập trạch, cúng hô thần nhập tượng, thậm chí cúng… cất nóc cho tư gia các nhà giàu có.
Đang đọc các tư liệu về lịch sử giáo hội Phật giáo và mình vỡ ra nguyên do (phi chính trị) mà thầy Huyền Quang (giờ là thầy  Quảng Độ) tách ra lập Giáo hội Việt nam thống nhất. Khi lễ lạt át phần tu tập, khi giới luật bị coi nhẹ hơn phần cơi nới mở mang, tức là đã đến lúc, ngôi nhà Giáo hội mang dấu hiệu rạn nát, từ nền móng.

Beo's Blog

9 thg 8, 2012

HẢI PHÒNG QUÊ TÔI THẬT ĐÁNG YÊU


 

XƯA:
Thời Hùng Vương Hải Phòng nay thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang.
Là nơi chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng, địa thế hiểm trở, là cửa ngõ vào Thăng Long, các vương triều Việt Nam đã lập những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử chống xâm lược của Tàu với các chiến thắng trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn  trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nên nhà Mạc, năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh về Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng, xây dựng làng Cổ Trai từ một làng chài ven biển thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương (ngày nay là xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng) trở thành Dương Kinh tồn tại đồng thời với trung tâm Thăng Long. Dương Kinh thêm phủ Thuận An ở trấn Kinh Bắc, các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở trấn Sơn Nam. Dương Kinh được xây dựng như một kinh đô thu nhỏ là kinh đô thứ hai của nhà Mạc, Dương Kinh thời Mạc không chỉ là kinh đô hướng biển mà còn là đô thị ven biển đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.



Khu tưởng niệm triều Mạc tại xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng
 Một vương triều giàu có nhất thời xưa có ngai vua bằng vàng thật, chứ không như các triều khác ngai gỗ thiếp vàng, gốm sứ đẹp lại in danh nơi hoặc người chế tác, kích nghệ nhân hưng phấn tạo nên nhiều sản phẩm xuất thần, xuất ra nước ngoài thu đầy vàng, không như nay toàn xuất thô thì "vua" còn lâu mới có ghế vàng mà ngồi, thế mà nhiều nhà sử học không chịu tìm hiểu cứ xem cái viết của kẻ thù cho kẻ thù làm chuẩn, thế mới hay cho các nhà sử Ta.
Một vương triều đầy tranh cãi, chú Lê - Trịnh viết sử tuyền bêu xấu  bác Mạc thế mới kỳ!


Chùa Trà Phương di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật thời Mạc, thời Nguyễn lưu được tượng Vua Mạc Đăng Dung & Thái Hoàng Thái Hậu 
Nhà Mạc thất thủ  phải rút lên đất Cao Bằng, tướng nhà Lê là Trịnh Tùng đã đốt phá, san phẳng các công trình kiến trúc trên Dương Kinh. Từ Lê Trung Hưngnhà Tây Sơnnhà Nguyễn Hải Phòng bây giờ nằm trong địa phận trấn Hải Dương rồi tỉnh Hải Dương (1831).
Trong những thư tịch của các nhà hàng hải, thương nhân châu Âu trong thế kỷ XVII - XVIII thì ngoài 2 đô thị Kẻ Chợ (Thăng Long) và phố Hiến còn nhắc nhiều đến 2 địa danh khác là Batshaw (còn được viết là Batsha) và Domea nằm trong khoảng vĩ độ 20°45' và 20°50' bắc thuộc vùng Đồ Sơn - Tiên Lãng, ng­ười nư­ớc ngoài chủ yếu là ngư­ời Hà Lan đến sinh sống và buôn bán. Trong thời kỳ này nhiều loại rau có nguồn gốc từ xứ lạnh như bắp cải, su hào, súp lơ… đã được các thuyền buôn Hà Lan mang tới và phổ biến cho dân địa phương cách gieo trồng, nay các bạn mới được dùng bắp cải, su hào, súp lơ… .chứ không có Phòng tôi tiếp thu giống ấy thì nay các bạn chỉ có rau muống mà thôi?
Việt Nam cuối thế kỷ XVIII chính sách bế quan tỏa cảng của các triều Nguyễn đã làm cho hoạt động ngoại thương đình trệ, kéo theo sự suy tàn của nhiều làng nghề cùng những thương cảng quan trọng, trong đó có Domea. Hải Phòng khi đó thường xuyên ở vào tình trạng bất ổn chính trị, đời sống nhân dân bấp bênh do thiên tai và nạn hải tặc từ miền nam Trung Hoa.
Năm 1871 - 1873, Bùi Viện đã xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển gọi là nha Hải phòng sứ.
 Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Tuất, phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng, có thể do viết tắt là Hải Phòng, từ đây Hải Phòng chính thức được nhắc đến về mặt địa lý.
Năm 1887, Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm gần cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng. 
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. 
Hải Phòng được tách ra từ tỉnh Hải Phòng, phần còn lại của tỉnh Hải Phòng lập thành tỉnh Kiến An. Hải Phòng là một nhượng địa thuộc quyền trực trị của Pháp. Khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn, là thành phố cấp I. Là hải cảng lớn nhất Bắc Kỳ, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp.
Thời này Hải Phòng tập trung nhiều thành phần dân di cư của miền Bắc như Hà Nội - Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Nghệ... Nhiều người trong số đó dù không sinh ra tại Hải Phòng nhưng đã gắn bó với thành phố như Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh, Lê Quang Đạo, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhà thơ Thế Lữ, nhà văn Nguyên Hồng, cùng những doanh nhân giầu lòng yêu nước như Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi...
Người nước ngoài cư trú tại Hải Phòng thời Pháp thuộc, cộng đồng người Pháp có ảnh hưởng lớn nhất là những viên chức của chính quyền thuộc địa, sĩ quan quân đội, thương nhân, nhà công nghiệp hay dân di cư. Nhiều người trong số này đã kết hôn với người Việt bản xứ như nhà dân tộc học và nhân chủng học nổi tiếng Georges Condominas sinh năm 1921 tại Hải Phòng, cha là người Pháp còn mẹ là người lai ba dòng máu Việt - Hoa - Bồ Đào Nha. Michel Henry (1922 - 2002), nhà triết học người Pháp, sinh năm 1922 tại Hải Phòng. Gần như tất cả người Pháp rời Hải Phòng trước ngày 13-5-1955.
Người Hoa ở Hải Phòng đông nhất ở miền Bắc có ảnh hưởng lớn về mặt thương mại (tòa nhà Bảo tàng Hải Phòng hiện nay được xây dựng năm 1919 ở đường Điện Biên Phủ xưa là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa).
Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam. Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945
Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 25-8-1945, chính quyền cách mạng được thiết lập. Ngày 20-11-1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Hải Phòng.
Ngày 13-5-1955, Hải Phòng được giải phóng, ngày 13 tháng 5 hằng năm được chọn làm ngày giải phóng thành phố.
Ngày 27-10-1962, Thành phố Hải Phòng nhập thêm tỉnh Kiến An là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhận phần lớn hàng viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của Đường Hồ Chí Minh trên biển


Cảng Hải Phòng  

Không quân Mỹ đã tập trung bắn phá ác liệt, phong tỏa Cảng, nhằm hủy diệt đầu mối giao thông vận tải, ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam và của quốc tế với Việt Nam. Nhiều nhà máy, công trình xây dựng, bến cảng, đường giao thông, cầu phà và khu dân cư bị phá hủy hoàn toàn.
Từ 26-3-1965 đến năm 1972, Hải Phòng đã chiến đấu trên 4000 trận, bắn rơi 317 máy bay Mỹ (có 5 pháo đài bay B52), 28 lần bắn cháy tàu chiến của Mỹ. Do những thành tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thành phố đã được nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất và Huân chương Sao vàng (1985).
NAY:
Hải Phòng nay là thành phố cấp I, chia thành: 7 quận, 8 huyện - trong đó có hai huyện đảo: Các Bà & Bạch Long Vĩ (228 đơn vị cấp xã gồm: 70 phường, 10 thị trấn và 148 xã). 
Phố: phố cổ do Pháp xây chủ yếu ở quận Hồng Bàng ven mấy đường Điện Biên, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Đại Hành, Hoàng Diệu... có nhiều biệt thự nay là công đường hoặc nhà cán bộ được phân.
Các quận khác do Ta xây thì lộ cộ, có nơi như phố Cột Đèn ngõ hẹp hơn 1 m dài hơn trăm m rẽ hơn chục lần mới về đến nhà. Vài năm gần đây nhiều DA nhà ở như Quán Nam, Đằng Hải có nét Tây nên sống dễ hơn.
Đường thời thuộc Pháp thiết kế cho xe xích lô, xe tay, xe Camnhong nên nhỏ, nay oto, xe máy nhiều nên có lúc tắc đường cục bộ, cây xanh trồng ven đường nhiều nhất là cây phượng, mùa  hè rợp trời hoa phượng đỏ đã nên thơ, nhiều đường mới, lớn như Cát Bi, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...khiến TP như mở ra bốn phương. 

Xét về phong thủy thì Hải phòng, hỏng từ tòa thị chính, đường  Lê Đại Hành & Cầu Đất, vì:     

 Phía Bắc dòng sông Cấm chảy xiết sau nhà, dù phía  xa có rặng núi Thủy Nguyên làm chỗ dựa nhưng quá xa.     

Hướng Nam đường Lê Đại Hành quá nhỏ lại bị chợ ga bán thủy sản luôn xú uế, xưa vào sâu là khu vệ sinh to đùng chắn, xa là Dương Kinh xưa, bị sông văn Úc đổi dòng chiếu lại. May là cầu Rào II có thể cải thiện một phần về Phong Thủy, nhưng nên đặt lại tên là: ...Hoài Nam; Thăng Nam, Huỳnh Nam... thì hay biết mấy?.    

Thanh Long là đảo Các Bà đẹp thì quá xa.    

Bạch Hổ là Núi Voi lại quá gần. Đường Cầu Đất quá nhỏ làm thế Bạch Hổ lại gần thêm, lấn Thanh Long (Các Bà) xa. Nên quan ngự tại tòa thị chính hay bị biến, hoặc không mấy lúc được yên thì phải?. 

(Nếu bạn cho là mê, chớ nhập tâm mà ốm)

Nghiệm sự này do người Pháp làm chứ Ta chắc có quy hoặch khác, nhưng không hiểu sao gần đây quan đến phó thị trưởng, giám đốc sở To cũng phải hầu tòa? Nên dân cũng phải bị lây?

Sự kết hợp giữa các yếu tố Á - Âu, Việt - Pháp, Việt - Hoa, Pháp - Hoa đã để lại những dấu ấn đậm nét trong những di sản về văn hóa, ngôn ngữ, kiến trúc  ẩm thực tại Hải Phòng ngày nay. Đây cũng là một trong những lý do có ảnh hưởng đến tính cách đặc trưng của người Hải Phòng: cởi mở, phóng khoáng, mạnh mẽ, trực tính, nhạy bén trong kinh doanh buôn bán và dễ tiếp nhận những cái mới. Nhiều người con đất Cảng đi lập nghiệp xa quê lâu năm nhưng vẫn giữ được phần nhiều những nét tính cách rất Hải Phòng.
Một nét độc đáo về đô thị Hải Phòng như đảo chia cắt bởi những dòng sông. Những dòng sông chảy trong lòng thành phố hiện đại cùng với 20 cây  cây cầu lớn nhỏ.
Lớn nhất là cầu Bính, cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á đã bị tàu đứt neo đâm hỏng, không biết bao giờ mới sửa?.
Thành phố đang được quy hoạch theo 5 hướng giống như 5 cánh phượng ra biển, đồng thời bám theo những dòng sông lịch sử như sông Cấm, Tam Bạc, Lạch Tray,... để xứng tầm là một đô thị đặc biệt và thành phố dịch vụ cảng văn minh, hiện đại trong tương lai rất gần. Theo quy hoạch, đến năm 2015 Hải Phòng sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng Ninh, đi trước cả nước 5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố quốc tế.
Cây phượng vĩ đã trở thành biểu tượng của Hải Phòng, mỗi người Hải Phòng, dù già hay trẻ, dù đang sống tại thành phố hay sống xa quê hương thì vẫn luôn giữ trong ký ức một màu đỏ rực khó phai của hoa phượng vĩ hai bên bờ hồ Tam Bạc.


Tuổi trẻ và trẻ thơ với cây phượng vĩ
Cây phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, có đặc điểm sinh thái là bắt đầu nở hoa vào những ngày đầu mùa hè, mùa hoa phượng kéo dài trong khoảng 1 tháng (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6) đúng vào thời điểm bắt đầu mùa du lịch biển của Hải Phòng và ngày giải phóng thành phố (13 tháng 5). Dù ngày nay phượng vĩ được trồng khắp mọi nơi tại Việt Nam nhưng nhắc đến Hải Phòng người ta vẫn thường gọi bằng cái tên đầy thi vị  Thành phố Hoa phượng đỏ.

Nguồn gốc của tên gọi đó bắt nguồn từ một bài hát rất nổi tiếng về Hải Phòng, bài hát Thành phố Hoa phượng đỏ được nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ nhạc bài thơ cùng tên của nhà thơ Hải Như viết năm 1970, nó đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng.
Hải Phòng: TP Cảng, Thành phố Hoa phượng đỏ, TP Trung Dũng và Quyết Thắng… Phồng, TP hoa cải đỏ…dù Đỏ hay Đen vẫn là thành phố của những người lao động, đại diện cho một vùng, miền phía Bắc Việt Nam.
Thành phố do Pháp thành lập, nơi bến cảng, tòa thị chính, phố… mang đậm văn hóa Pháp.
Thành phố có cộng đồng người của bốn phương hội về nào Ta, Tàu ,Tây… họ hưởng Đất - Nước - Khí… bản địa tạo nên phong cách Hải Phòng từ làm, ăn, mặc, nói ngọng, chơi ngông, … khác người ,đến trời Tây họ cũng biết, nhưng hình như cái xấu đều do từ xa mang đến cho Hải Phòng tôi, chứ cái hay của Hải Phòng tôi các bạn miễn bàn? Mà có chịu tìm đâu mà biết!
Phố Tam Bạc xưa và nay


Nơi vui chơi nhất quả đất
MAI:
Hải Phòng thành phố tôi yêu đang gạn đục khơi trong, gạn cái xấu của bản địa, cái xấu từ tứ xứ đến đến đổ đi, khơi cái trong của bản địa hòa với cái trong của tứ xứ, tất thành phố Hải Phòng tôi sẽ cả Ta - Tàu - Tây đều yêu và muốn đến Phòng chơi, ở để hưởng Đất - Nước - Khí… bản địa mà mê Hải Phòng.
Một thành phố hay lắm thời xưa mà nhiều nhà sử học không chịu tìm hiểu, cứ xem cái viết của kẻ thù cho kẻ thù làm chuẩn, rồi viết xấu quê tôi hơi nhiều, thế mới hay cho các nhà sử, nhà văn, thơ,  lơ tơ, mơ... báo Ta, thế mới kỳ? Tôi yêu quá Hải Phòng nên mãi mới nhìn thấy vài cái xấu của quê mình, mong bạn cũng như tôi!
Phòng, mùa Thu, năm Nhâm Thìn.
Biên tập từ nhiều nguồn, mong người Hải Phòng viết thêm cho đậm đà