29 thg 8, 2012

KHỞI TỐ VỤ ÁN: TẠI CHÙA TRĂM GIAN?



Theo thông tin của Báo Văn hóa:
Việc tự ý tháo dỡ một số công trình chùa Trăm Gian để trùng tu, Sư thầy Thích Đàm Khoa, trụ trì thừa nhận đã  nhận sai sót về việc làm của mình. 
Qua kiểm tra: gác Khánh và nhà Tổ cũng được xây dựng mới. Việc tu bổ, tôn tạo một số hạng mục công trình nơi đây không đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Đoàn Thanh tra đã yêu cầu đình chỉ xây dựng công trình ở chùa Trăm Gian.
UBND xã Tiên Phương không nêu ý kiến gì trước sự kiện trên. Việc bảo vệ cũng như ngăn chặn tình trạng xâm phạm, gây biến dạng di tích trước hết thuộc trách nhiệm của UBND xã Tiên Phương, sau đó là UBND huyện Chương Mỹ.
Từ thông tin trên ta thấy:“ Sư thầy Thích Đàm Khoa tự ý tháo dỡ một số công trình chùa Trăm Gian để trùng tu” không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy Sư thầy Thích Đàm Khoa có thể đã vi phạm khoản 1 - Điều 33  Luật di sản văn hóa:
“Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, ủy ban Nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin nơi gần nhất.”

“UBND xã Tiên Phương không nêu ý kiến gì trước sự kiện trên”  như vậy chủ tịch UBND xã Tiên Phương có thể đã vi phạm khoản 2 - Điều 33  Luật di sản văn hóa:
“Ủy ban Nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.”
Các hành vi của các cá nhân trên có thể khởi tố vụ án theo:
Điều 272 - Bộ luật hình sự 2010 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng :
1.    Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2.    Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Với tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng đã và đang xảy ra trên nước Ta, có phải chăng có sự chỉ đạo của nước “lạ” cùng sự hám lợi, hám danh của một số cá nhân đã bất chấp pháp luật hủy hoại những di sản văn hóa còn sót lại qua biến cố của lịch sử và sự tàn phá của tự nhiên, nhằm xâm lược về văn hóa, tiến tới xóa cả nền văn hóa Việt?
Sự việc nêu trên tại chùa Trăm gian một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng di tích quốc gia từ hơn 40 năm qua.
Phải khởi tố vụ án hình sự để xác định tội phạm, Cơ quan điều tra, các cơ quan chuyên ngành làm việc theo khoa học đúng nghĩa. Phải làm rõ việc tự ý tháo dỡ một số công trình chùa Trăm Gian để trùng tu của sư thầy Thích Đàm Khoa, mục đích làm gì? Kinh tế, Chính trị,... hay đánh bóng cá nhân nào, có kẻ dấu mặt không, hay là ngây thơ mà làm, hậu quả đến đâu?
Chúng ta không nặng về hình phạt, nhưng phải làm rõ trách nhiệm của công dân, của người được nhà nước giao quyền, được lương từ tiền thuế của dân mà thiếu tinh thần trách nhiệm, phải được xử lý đúng người, đúng tội.

 Ngoài ra còn để răn đe những kẻ đang chuẩn bị hành vi phạm tội. Có như vậy những di sản văn hóa của Ta mới được bảo vệ, tôn tạo theo đúng nghĩa của nó.
Kẻ nào vì mục đích cá nhân phá hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, kẻ đó sẽ bị pháp luật trừng phạt và bị nhân dân nguyền rủa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét