31 thg 10, 2012

QUA CƠN BÃO SƠN TINH LẠI THẤY LỜI ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ CÓ LÝ




Nhớ lại vài năm trước, giữa lúc thủ đô ngập chìm trong lũ lụt, dân tình hoang mang, ông Nghị nói rằng: “Dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm” (nguồn: Kinh tế nông thôn).

 Buổi sáng ngày 29/10/2012 Bão Sơn Tinh tàn phá đường phố Hải Phòng con đường Cầu Đất sầm uất nhất đã thành sông, còn những phố khác thì ngổn ngang cây đổ. - Vũ Hoàng Châm - Hoàng Tuấn Anh, VnExpress

 





Đến giờ dân đi làm sẽ tắc nhiều đoạn đường

Posted Image

Cây đổ sao dân ở hè phố không cùng các lực lượng chức năng dọn cây để thông đường, công cụ chỉ cần tay không, dao nhỏ là đường thông, nhưng dân Phòng tôi chỉ chắp tay nhìn và ùn tắc giao thông nhiều giờ, chỉ cần tay không kéo vài cành cây là thông đường nhưng không. QUA CƠN BÃO SƠN TINH LẠI THẤY LỜI ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ CÓ LÝ

27 thg 10, 2012

TÌM THẤY MỘ MỘ TỔ SAU GẦN 200 NĂM BẰNG CẢM ỨNG TỪ TRỨNG GÀ




Ông nội tôi (1897 - 1982) truyền: thượng tổ Nguyễn Công Tiến làm quan triều Quang Trung sợ trả thù của triều Nguyễn đã chia gia đình: Tổ ông cùng ba con trai đến Trà Phương, Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng khoảng năm 1802, Tổ bà cùng con trai cả và ba con gái đi một phương do loạn nên không liên hệ được. Dấu tông tích Tổ đã không cho biết quê ở đâu và danh tính Tổ bà, nên nay không có danh & ngày kỵ của Tổ bà.
Đến Trà Phương ngụ, Tổ dấu mình không tham gia hoạt động xã hội. Theo TỔNG TRÀ PHƯƠNG KHOÁN ƯỚC lưu tại Viện Hán Nôm ghi rõ: con thứ 2 của Tổ là Nguyễn Công Trình (đời thứ II) năm 1825 làm Trùm tổng được phong Hậu thần Trà Phương, con trùm tổng Nguyễn Công Trình là Nguyễn Công Hậu (đời thứ III) cũng làm Trùm tổng được phong Hậu thần Trà Phương.
Đến đời thứ IV họ Nguyễn Công có dấu hiệu bị lộ, Trùm tổng Nguyễn Công Hậu đề phòng nhà Nguyễn trả thù nên đã dấu cháu họ Nguyễn Công Phác (đời thứ IV) có đủ bản lĩnh đến trú tại chân núi Vọ - Đồng Tử.
Người làm nghề đánh cá trên sông Đa Độ lấy núi Vọ còn có tên là Vụ Sơn làm nơi sống, một đêm có người gọi đò sang Úc Gián không được, Ngài đã tự nguyện chở Khách qua sông, đến bờ người Khách trả tiền Người không nhận nói chỉ giúp thôi, vì nhiều lần Người đã tự nguyện chở người nhỡ đò như vậy. Rồi năm tới có người gọi đò không được, trong đêm Người đưa thuyền đón, họ lại trả tiền nhưng Người không nhận và không ngờ người đó lại là người Khách năm xưa, thấy vậy người Khách nói: tôi có biết chút địa lý nếu phúc ngài có thì sớm mai ngài mang 7 bát để vào nơi ngài thích xung quanh núi Vọ, khoảng giờ Tỵ ngài xem nếu bát nơi nào có hơi nước bám trong lòng bát đấy là linh huyệt, hài cốt táng vào nơi ấy tất phát quan, phát thợ. Hai người tạ ơn nhau, sớm hôm ấy Người mang 7 chiếc bát để các nơi, đến giờ Tỵ Người thấy một bát có nhiều hơi nước bám quanh, Người nhìn về hướng Đông thấy tảng đá hình bàn tay bóng chiếu đúng đầu mình Người mừng lắm rồi đánh dấu nơi ấy:




Ngay đêm ấy Nguyễn Công Phác bí mật về Trà Phương xin anh Nguyễn Công Nhiên để đưa hài cốt bố mẹ Nguyễn Công Tự & Bùi Thị Biệt đến chân núi Vọ nhưng không được chấp thuận. Nhưng ngài đã quyết, nên trong đêm ấy lấy các hài cốt họ Nguyễn Công mang táng ở chân núi Vọ.
Cụ Nguyễn Công Vãn đời thứ VI nói: họ Nguyễn Công bị mất mộ Tổ từ lâu. Theo gia phả họ Nguyễn Công thì cụ Vãn gọi Người là ông chú vậy việc họ Nguyễn Công mất mộ Tổ là thật.
Năm 2003 có phong trào quy tập mộ về chung, Nguyên Công ở  Đồng Tử đã khai quật khu này lấy được 4 tiểu của Nguyễn Công Tự (đời thứ III) vợ Bùi Thị Biệt, còn 2 tiểu nghi là của Nguyễn Công Sự; Nguyễn Thị Kha ( đời thứ II bố mẹ của Nguyễn Công Tự ) về nghĩa trang Đồng Tử. 

Sau khi tạ mộ cháu dâu đời thứ 9 vong nhập phán dữ dằn: tao vẫn ở chỗ cũ, cả họ sợ đến tìm lại thấy còn một ngôi nữa, không dám chuyển vào nơi mới mà xây xung quanh hài cốt đó.



Xin lễ đặt trứng






Những người tham gia đặt trứng tìm mộ Tổ Nguyễn Công Tiến

Theo gia phả, lời của cụ Vãn đời thứ 6, những yếu tố tâm linh về mộ Tổ, tôi suy đoán đây là hài cốt của thượng tổ Nguyễn Công Tiến, vì có thể Nguyễn Công Phác đã lấy cả hài cốt cuả ông, bà, bố mẹ, tiện thuyền và xác định nơi núi Vọ là linh, nên Người đã mang cả hài cốt của thượng tổ Nguyễn Công Tiến để vào nơi linh địa, nên cụ Vãn xác định mộ Tổ bị mất không rõ nguyên nhân?

Ngày Canh Thân, tháng Canh Tuất (26/10/2012) làng Đồng Tử tổ chức lễ đón nhận: Di tích lịch sử cấp quốc gia” cho núi Vọ; Di tích lịch sử cấp Thành phố cho đình Đồng Tử, tôi cùng ông Nguyễn Công Hường đến dự lễ này, đồng thời đến chân núi Vọ để thử xem có phải ngôi mộ tại chân núi là của Tổ họ Nguyên Công Trà Phương.

Thủ tục trứng gà còn tốt từ 1 đến 5 quả rửa sạch đặt trên ban thờ khấn xin tổ tiên linh ứng, đến nơi nghi có hài cốt của người thân ở dưới âm, dùng đũa ăn cơm còn mới cắm vuông góc với mặt đất nơi nghi có hài cốt của thân nhân, người thực hiện phải là người cùng huyết thống, khấn vong của người đã khuất, hai tay đặt trứng nằm ngang trên đầu đũa nếu trứng nằm im trên đầu đũa dưới tất là hài cốt của người thân.

Việc trên tôi thực hiện đúng như dự đoán.




Đặt trứng nằm ngang trên đầu đũa, trứng nằm im trên đầu đũa dưới tất là hài cốt của người thân.

Căn cứ vào truyền ngôn và thực nghiệm trên khu đất núi Vọ tôi khẳng định hài cốt của thượng tổ Nguyễn Công Tiến đã Nguyễn Công Phác di đến đây khoảng gần 200 năm.

Bằng phương pháp này năm 2003 gia đình vợ tôi đã tìm được hài cốt của chú vợ Nguyễn Văn Liễn cán bộ thành ủy Hải Phòng hy sinh năm 1951 tại Xã Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên.
Qua đây và nhiều người đã tìm được hài cốt người thân, nhất là các liệt sĩ bằng phương pháp này. Tôi nghĩ rằng với hàng nghìn Tiến sĩ, … hãy nghiên cứu vấn đề này giúp dân tìm hàì cốt thân nhân sau mấy cuộc chiến tranh thì ích nước lợi dân biết bao?
Ngày 14/ 9 năm Nhâm Thìn.

23 thg 10, 2012

QUYỀN LỰC




            Sáng Thu trời xanh cao vời vợi, hơn mươi năm mới ăn sáng ở huyện nhà. Thấy người phụ nữ trạc năm mươi tuổi bưng bát bún sáng cho mình, thấy con mắt của người này còn vương đầy quyền lực, tôi giật mình và nhớ lại cách đây hơn 30 năm, đây là người phụ nữ xinh đẹp bán gạo, ôi! một thời gian khốn khó cân gạo, mớ rau là hơn nửa… đời sống mỗi gia đình.
Tôi lần đầu đi mua gạo thay vợ, sau vài chục phút xếp hàng mới đến lượt gọi tên,vừa xếp sổ, người đó đã đưa sổ của tôi xuống dưới vài quyển mà người đó moi từ ngăn kéo ra, tôi khẽ hỏi: sao chị làm vậy, người đó nhìn tôi con mắt như thách thức như nói: anh là cái thá gì, tôi chợt nghĩ thôi chịu lép cho yên, nhưng đến 50 phút mới đến lượt sổ tôi được gọi nhận gạo. Bực!
Ăn xong tôi trả tiền người đó hỏi chủ: bún, hai vịt lộn bao nhiêu đồng, chủ quán trả lời: 42 nghìn chị ạ! Người đó như giật tờ 50 ngàn trong tay tôi rồi trả lại tôi 8 ngàn không một lời.
 Đôi mắt vẫn ngời cái gì đó của quyền lực.
Khi uống nước qua chuyện của khách tôi biết người này là nhân viên của công ty lương thực cấp huyện mới hưu vài năm.
Ôi qua chuyện này Ta cũng thông cảm với một số quan đã hưu nhưng vẫn như níu kéo quyền lực qua ánh mắt, điệu cười!
Bước khỏi quán nhìn trời Thu vẫn xanh cao lồng lộng, thấy gió nhẹ trước mặt, tôi tỉnh, như một giấc mơ quá khứ đã trôi đi hơn 30 năm, một nửa hoa Giáp làm tôi đã sang già. Buồn.
Người mình nó thế? trời Thu vẫn xanh cao lồng lộng…

21 thg 10, 2012

VĂN KHẤN LỄ ĐỘNG THỔ XÂY LĂNG MỘ






Lăng mộ họ Nguyễn Công nhìn từ phía Đông - Nam xây sửa năm 1992 - 2008



Lăng mộ họ Nguyễn Công sửa năm 2012


Một phong cảnh nên thơ, phong thủy tốt cho nơi an nghỉ của tổ tiên



Tháp "Baó ân họ Nguyễn Công" xây năm 2012 

KÍNH LẠY:

CÀN KHÔN _
 HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.
          BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY.
       _ NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG MẠCH TÔN THẦN, CÁC NGÀI TÔN THẦN CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.
       _ CÁC HƯƠNG LINH TIỀN NHÂN ĐÃ KHUẤT Ở TRONG NGOÀI KHU  
mả Vối, Trà Phương thôn, Thụy Hương xã, Kiến Thụy huyện, Hải Phòng thành .                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 
Hôm nay ngày 3 tháng 9 năm, Nhâm Thìn, ngày lành, tháng tốt. Tín chủ Nguyễn Công Kha đồng gia quyến, nguyên quán Trà Phương thôn, Thụy Hương xã, Kiến Thụy huyện, Hải Phòng 
thành. Thành tâm biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án. Xin thánh thần cùng các hương linh cho phép tín chủ Nguyễn Công Kha và gia quyến khởi tạo Tháp "Baó ân họ Nguyễn Công"  là biểu tượng lòng biết ơn của hậu duệ với tổ tiên họ Nguyễn Công, cũng là nơi an nghỉ hương linh thân mẫu Vũ Thị Sau sinh năm Mậu Thìn, quy tiên ngày 7 tháng 2, năm Bính Tuất và các anh Nguyễn Công Bia, Nguyễn Công Hảo, em Nguyễn Công Nguyên cát táng tại phía Tây mả Vối Trà Phương thôn, Thụy Hương xã, Kiến Thụy huyện, Hải Phòng Trà Phương, Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng.
Nay
Rượu thơm cùng với xôi gà,
Gạo muối cùng với tiền vàng, hoa tươi
Ngũ quả thể hiện lòng người
Thành tâm dâng hiến đất trời cao xa
  Tới Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. 

Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, cúi xin giáng lâm trước án chứng minh đồng lai thọ hưởng.

     Lai độ cho Tín chủ Nguyễn Công Kha và gia quyến, ông Nguyễn Công Quyền cùng mọi người tham gia thi công 
Tháp "Baó ân họ Nguyễn Công" ,
người người đều đặng bình an, đồng lòng, tận tâm, tận lực xây dựng công trình bền vững, kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường, làm nơi linh hồn tổ tiên họ Nguyễn Công an nghỉ, linh ứng phù hộ độ trì cho hậu duệ họ Nguyễn Công phát Phúc, phát Quan, phát Tài, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.
Ai có hai lòng mong được thần linh soi xét uốn, nắn về đúng đạo.
    Muôn bái Càn, Khôn, Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Ba Ngài Thành Hoàng:
THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, đồng lai thụ hưởng lễ này, độ cho tín chủ và gia quyến hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, muôn sự cát tường.

Các bạn có thể thay tên gia chủ hoặc mục đích khởi tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình, chớ nghe kẻ giả thầy có khi lại gặp rủi do buôn thần bán thánh mà mình bị gánh hậu quả không lường.










14 thg 10, 2012

CHIẾN TRANH NỖI ĐAU CỦA NHÂN LOẠI MỌI SỰ TRANH CHẤP PHẢI GIẢI QUYẾT BẰNG ĐỐI THOẠI - HÒA BÌNH



Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. 
Chiến tranh thế giới thứ hai  bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượngĐồng Minh  Trục theo chủ nghĩa phát xít Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng củaĐức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộcchiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Vũ khí nguyên tử được sử dụng.
Trước hai cuộc chiến trên, nhân loại đã có bao nhiêu cuộc chiến, gây bao đau thương cho con người, vì sao mà xảy ra các cuộc chiến dã man tàn sát người và thiên nhiên, chiến tranh nhắm mục đích gì? 
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc 1979

Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. 
Hai đồ tể chiến tranh biên giới Việt Trung
Thương vong và thiệt hại
Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[72] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. [73][74] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[75] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. [28][76] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. [72]Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[77] Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Timethì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). [51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. 
Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[79][78]
Theo tuyên bố của Việt Nam:
§                    Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
§                    Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
§                    Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
§                    Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.


Tù binh Trung Quốc



Một góc nghĩa trang liệt sĩ tại Hà Giang trong cuộc chiến tranh biên giới.


Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[73] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.  Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Nay các bên đang chuẩn bị cuộc chiến trên biển:

Lực lượng Phòng vệ biển (MSDF - hải quân) Nhật Bản kỷ niệm 60 năm thành lập ngày 14-10 bằng màn diễu binh khoe đội tàu chiến hùng hậu. Nhật phô diễn sức mạnh đúng vào lúc đang có căng thẳng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

45 tàu chiến của MSDF đã tham gia diễu binh ở vùng biển vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, bao gồm tàu khu trục, tàu đệm không khí dùng để tấn công các khu vực bờ biển hiểm trở và tàu ngầm mới. Ngoài ra còn có mặt khoảng 30 chiến đấu cơ, hầu hết là trực thăng và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C, của MSDF.

Xuất hiện cùng tàu Nhật là các tàu chiến đến từ Mỹ, Singapore và Úc. Đại diện của 20 quốc gia, kể cả Trung Quốc, đã tham dự buổi lễ được tổ chức ba năm một lần này.

Tàu sân bay Liêu Ninh “ra trận”
Hình ảnh do Tân Hoa xã công bố cho thấy bảng điện tử gắn trước tàu hải giám 50 có mang dòng chữ đầy đe dọa: “Mọi biện pháp mà các người (Nhật Bản) đang đơn phương áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư đều vô hiệu và phi pháp. Hành vi của tàu Nhật đã xâm phạm quyền lợi và chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu tàu Nhật ngừng ngay mọi hoạt động xâm phạm, nếu không các người sẽ gánh chịu hậu quả”.
Biển Hoa Đông rõ ràng chưa hề lặng sóng trong những ngày qua. Ngay lúc này, Trung Quốc lại đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra để “phục vụ bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc”. Khác với những lần xuất bến trước, lần này tàu Liêu Ninh đã rời cảng Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) và chở theo máy bay chiến đấu tàng hình J-15. Tân Hoa xã không cho biết cụ thể tàu sân bay này sẽ đi đâu và làm gì trên biển. Có lẽ, như mạng tin tức Trung Quốc nhận xét, Bắc Kinh đang sử dụng cùng lúc cả chiến lược quân sự lẫn ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 Tàu Liêu Ninh rời cảng Đại Liên tối qua. Ảnh: CNS
Mỹ có bao nhiêu loại vũ khí giết người và hủy diệt thiên nhiên

Căn cứ vào ý tưởng của Hải quân Mỹ, cùng với việc sử dụng máy bay chiến đấu F-35C và tàu sân bay lớp Ford, trong tác chiến cường độ cao, liên đội máy bay trang bị cho tàu sân bay sẽ có thể điều động 220 lượt/ngày trong vòng 5-7 ngày đêm; trong tác chiến cường độ trung bình, có thể điều động 180 lượt/ngày trong vòng 30 ngày đêm, gây thiệt hại cho 1.500 mục tiêu.

Các loại vũ khí và các cái đầu nóng sử dụng vũ khí trên tiêu tốn bao nhiêu tài sản của dân, chiến tranh chỉ làm cho dân chết và gánh chịu hậu quả hàng trăm năm, kẻ thống trị không ra chiến trường họ ở trong hầm hiện đại nhất, kết thúc cuộc chiến họ giàu nhất, giàu trên xương máu của đồng loại, liệu họ và con cái của họ có yên.
Mọi sự tranh chấp phải giải quyết bằng đối thoại Hòa Bình.

12 thg 10, 2012

CÂY CỘT PHÁT SÓNG - NHÀ KHOA HỌC VÀ CHÍNH TRỊ




Tập hợp từ các nguồn thông tin:

Báo lề phải
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ninh cho biết thậm chí trên địa bàn xuất hiện những tờ rơi tuyên truyền việc lắp cột BTS gây ung thư, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Công an phường Hồng Hải còn đến lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công lắp đặt trạm BTS. Đích thân ông Hồng đã nhiều lần họp với các tổ dân phố, tuyên truyền, giải thích nhưng sau đó việc lắp đặt vẫn bị phá.
Ông Hồng khẳng định việc công an phường Hồng Hải đòi lập biên bản doanh nghiệp lắp đặt cột BTS gây rối trật tự vì xô xát với dân là không đúng bởi Viễn thông Quảng Ninh không có bất kỳ sai phạm nào về mặt pháp luật.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông nhiều lần có văn bản khẳng định các cột thu phát sóng di động (BTS) không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ông Bùi Xuân Đào - Trưởng Ban quản lý Dự án Viễn thông Quảng Ninh (BQLDA) cho biết dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng điện thoại di động Vinaphone giai đoạn 2007 – 2008 cho Viễn thông Quảng Ninh đã được Sở Thông tin – Truyền thông Quảng Ninh thẩm định.
UBND TP Hạ Long phê duyệt cấp phép lắp đặt 10 cột BTS trên địa bàn TP Hạ Long. Theo kế hoạch, đến nay Viễn thông Quảng Ninh đã lắp đặt được gần 100 cột BTS tại các địa điểm trên toàn tỉnh kể cả những điểm vùng sâu vùng xa, hải đảo.

Theo công văn số 616/BKHCN gửi Văn phòng Chính phủ về ảnh hưởng của 2 mạng di động Vinaphone và Mobiphone, Bộ Khoa học công nghệ đã khẳng định: Cho đến thời điểm này, dựa trên kết quả nghiên cứu trong nước và cả những nghiên cứu của một số nước thì trường điện từ của các trạm thu phát thông tin di động và các điện thoại di động không gây ảnh hưởng có hại cho con người.
Công văn số 115 của liên Bộ BCVT và KHCN cũng khẳng định thêm: Cho đến nay trên thế giới và cả ở VN chưa có trường hợp nào được xác định sóng điện từ của trạm gốc thông tin di động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cho người sử dụng và người dân ở gần cột thu phát.
Tuy nhiên, trên mạng internet hoặc qua những lời đồn đại vẫn không ít những thông tin như ĐTDĐ để trong túi quần có thể ảnh hưởng tới... sinh lý, để ở túi áo ngực  sẽ ảnh hưởng tới tim nghĩa là để ở đâu thì bộ phận gần đấy bị ảnh hưởng!? Những thông tin kiểu này dễ làm người dân hoang mang, suy diễn. Xin dẫn thêm báo cáo của WHO số 193: Không có một nghiên cứu nào chỉ ra được ảnh hưởng của trường RF từ điện thoại di động hoặc các trạm  thu phát có kết quả không tốt tới con người.
Xin bạn đọc yên tâm với máy ĐTDĐ mang theo mình và các trạm thu phát di động.  

Nhà khoa học phi chính trị:
Yêu cầu tắt ĐTDĐ khi bay nhằm giữ an toàn tuyệt đối cho chuyến bay.
 "Mối hiểm hoạ này" - là kết quả của nguyên tắc hoạt động cơ bản của điện thoại di động - mỗi chiếc hoạt động giống như một cái radio cực mạnh. Apt nói rằng một khi bạn bật nguồn điện thoại lên, nó sẽ phát ra một mức độ sóng cực mạnh để dò tìm trạm thu phát sóng (BTS) gần đó. Có thể hiểu đơn giản, ĐTDĐ sẽ “hét” lên: "Có nghe tôi rõ không?" Và nếu kết nối được, trạm phát sóng sẽ trả lời "Ok, nghe rõ!", như vậy chúng đã kết nối với nhau.

Sóng Wifi & điện thoại di động : Tác hại và Phương pháp bảo vệ cơ thể

Điện thoại di động và Wifi (Wireless, Không dây) là 2 tiến bộ kỹ thuật cực kỳ hữu ích. Nhờ điện thoại di động mà rất nhiều người được cứu thoát trong lúc nguy kịch, và nhờ có Wifi mà con người có thể truy cập và lan truyền thông tin ở bất cứ đâu. 

Nhưng vấn đề là không nên lạm dụng nó, vì sóng điện từ truyền trong không khí (Di động, 3G, Wifi, Bluetooth, lò vi sóng, ...) nếu tiếp xúc liên tục sẽ gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể con người.

Tác hại của Wifi và sóng di động

1. Sóng Wifi : đâm xuyên qua tường một cách dễ dàng, huống gì cơ thể người.

Nạn nhân trên thế giới : Tại pháp : 50 người làm việc trong thư viện ở Paris cảm thấy nhức đầu một cách vô cớ, chóng mặt hay khó chịu trong người. Nguyên nhân là do những cột Wifi phát ra làn sóng điện từ liên tục 24/24. Tại Anh, nhiều trường học đã dẹp bỏ những cột Wifi sau những vụ can thiệp của phụ huynh học sinh. Tại Ðức, Áo, Canada, các đại học lớn đã thay thế những cột Wifi bằng dây cáp
Tăng nguy cơ u não cho trẻ : "Môi trường nhiều từ tính có thể sẽ khiến việc sản xuất melatonin (hormone có tác dụng bảo vệ não bộ thai nhi) bị đình trệ, gây nguy cơ u não cho thai nhi cao gấp 2 lần.", GS Henshaw, người bảo trợ cho Quỹ Ung thư trẻ em, cho biết.

Sinh con dị dạng : Một nhân viên làm việc liên tục tại môi trường chằng chịt sóng Wifi và hậu quả của là con trai anh ấy khi sinh ra ngón tay ngắn củn nhìn rất dị dạng. Bác sĩ đã kết luận là do ảnh hưởng của sóng điện từ (Lời kể của P.T - webtretho).

2 Sóng điện thoại di động :

U não : Neil Whitfiel (52 tuổi, sử dụng điện thoại di động 4 tiếng mỗi ngày để quản lý nhân viên bán hàng) tiếp xúc với sóng điện từ quá mức, tai bị nóng lên và đau dầu, sau đó bị u não có kích thước bằng quả bóng golf và đã phải trải qua 9 tiếng phẫu thuật mới lấy nó ra được.

Thần kinh : Ở Nhật bác sĩ khuyên khi đi ngủ tuyệt đối không dùng điện thoại di động làm đồng hồ báo thức đặt ngay trên đầu, vì suốt 8 tiếng khi ngủ máy sẽ liên tục thu phát sóng điện từ, gây ảnh hưởng thần kinh và cơ quan nội tạng của cơ thể.

Tử vong : Catherine (mất ở tuổi 25) có thói quen áp chặt điện thoại di động vào tai từ lức còn trẻ cho đến khi phát hiện ra bệnh.

Sức khỏe sinh sản : 30% số tinh trùng của đàn ông giảm xuống khi để điện thoại di động trong túi quần.

Phương pháp hạn chế tác hại của Wifi và điện thoại di động

1. Sóng Wifi : Chỉ bật Wifi khi nào có nhu cầu sử dụng

Nếu không dùng đến (nhất là đi khi ngủ) thì nên tắt Wifi : Điều này giúp bảo vệ bạn và cả những người hàng xóm của bạn nữa.

Dùng Internet bằng dây cáp thay vì Wifi : Thứ nhất, tốc độ nhanh hơn. Thứ hai, tránh được sóng điện từ của Wifi.

Tắt chức năng nhận Wifi của Laptop & Điện thoại : Khi đã dùng Net có dây thì không cần đến Wifi nữa, tắt đi để tiết kiệm pin cho máy và từ chối thu phát sóng có hại.

2. Sóng điện thoại di động : Khi gọi điện thoại cần lưu ý những điều sau :

Nói ngắn gọn : Nói càng lâu thì thời gian sóng từ trường tác động lên tai và não càng dài. Điều này bảo vệ bạn và cả người nói bên kia đầu dây. Nếu có thể, nên dùng dây Phone đeo vào tai để nghe hơn là áp sát máy vào tai.

Đặt điện thoại xa các bộ phận nhạy cảm của cơ thể : Ðừng để trong túi áo trước tim, hay trong túi quần, hay trước bụng (các bà mẹ đang mang thai).

Nói ngay tại chỗ : Tránh điện thoại khi đang di chuyển. Vì lúc đó điện thoại phải chuyển trạm tiếp vận, và cứ mỗi lần chuyển đổi như vậy, máy gia tăng cường độ bắt sóng tối đa qua não của bạn. Mức bình thường và mức gia tăng cường độ cách nhau một nghìn lần.

Dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức : Bật chế độ từ chối nhận sóng như lúc đi máy bay (Airplane Mode) khi mang vào phòng ngủ.

 Ý kiến công dân:
Tớ có người bạn từ ngày lắp cái này(cột phát sóng di động) ăn nên làm ra, bằng năm bằng mười trước khi lắp. Tiền vào như nước, thương hiệu lẫy lừng.

PS: Nhà nó làm nghề thiến chó, mèo và hoạn lợn. Từ ngày có cái này không phải đụng đến dao kéo vừa máu me, vừa mất sức. Chỉ cần có cái chuồng trong nhà, ai đến thuê thì nhốt mấy con vật đáng thương đó vào độ 15' phút là ổn.

 Ý kiến nông dân:

Vùng quê, sâu xa ta thấy cột phát sóng điện thoại “ngạo nghễ vương trời cao” , nhà văn, nhà thơ… sẽ ngợi ca như ngày nào ca: ống khói nhà máy xi măng Hải Phòng, ống khói nhà máy … là biểu tượng, là nguồn cảm hứng thơ…nay cột ấy ở Hải Phòng phải đập bỏ vì nó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nay vùng quê, sâu xa ta thấy cột phát sóng điện thoại của các nhà mạng “ngạo nghễ vương trời cao”, nó ngự cả trên nóc nhà khu dân cư, nó không có khói, mùi nên Ta chưa ai kinh nhưng dân thế giới kinh .
Sao không nhiều hãng không cùng lắp angten trên một cột để tiết kiệm mọi thứ?

Nước ta khoa học chắc so với thiên hạ còn kém, đừng lấy cái kém để lòe người kém hơn.
Hãy nhìn bằng mắt như bác nông dân xứ Quảng thôi, các ngài từ cấp cao… đến các chủ tịch UBND hay đi học tập ở ngoài nước khi bay trên các chuyên cơ có thấy ở nước ngoài: cột phát sóng điện thoại “ngạo nghễ vương trời cao”, nó ngự cả trên nóc nhà khu dân cư không?
Không cần các Viện, các Giáo, Sĩ… các nhà quan nên có quyết sách để bảo vệ cuộc sống của dân lành, đừng vì tiền mà bán mình, bán Dân cho kẻ dữ.

Do bấp bênh của nguồn cung điện, nước khiến người dân phải  lắp đặc các thiết bị dự phòng vừa tốn kém vừa mất mĩ quan và cũng rất huy hiểm.
Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có tình trạng nhà nhà có bể ngầm, bể treo và bơm áp, máy phát điện, bình ác quy, quạt, đèn tích điện ... như ở Ta. Đó là một sự lãng phí rất lớn xét trên quan điểm kinh tế - nhìn trên không gian thành phố ở Ta, Ta số một trên địa cầu phô được các thiết bị hiện đại nào bể nước, dây…





Các nhà quản lý ở Ta có biết xấu hổ khi thấy đường phố bị đào bới liên miên, giao thông thì không thông, không gian chằng chịt các loại dây, vùng quê, sâu xa cột phát sóng điện thoại “ngạo nghễ vương trời cao”, 


thủy điện tràn lan trên khắp nẻo cao, ví như cột sóng ngầm có thể diệt dân nhưng có thể thấy rõ hơn.

Ngày 13/10, trong buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo Công ty thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đakrông 3) đã thừa nhận đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị) bị vỡ từ ngày 7/10.

Hàng trăm Ủy viên trung ương, hàng chục bộ trưởng và tương đương, bao nhiêu Viện, bao nhiêu, giáo sư, tiến, thạc sĩ…chủ tịch UBND và ăn theo hay đi học ở nước ngoài, đang là tinh hoa của Dân họ nghĩ, làm gì cho Dân? Ông nông dân kiêm xe ôm hỏi bạn tôi và nói thuế xăng không hề trốn một xu.


6 thg 10, 2012

CHUÔNG CỔ THỜI MẠC Ở CHÙA TRÀ PHƯƠNG ĐÃ ĐI ĐÂU?



Các lão làng Trà Phương ( xã Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng vùng đất Tổ ngoại Vương triều Mạc) xác nhận chuông chùa Trà Phương cực quý, được đúc từ thời nhà Mạc. Sử ghi: tiếng chuông vang xa cả chục dặm .

 Nhà tôi cách chùa theo đường chim bay khoảng 300 m về phía Đông Nam, cứ khoảng giờ Dậu tiếng chuông chùa ngân vang, vừa trong, vừa ấm áp, ngân nga... làm không gian như mênh mang thêm, đã thành kỷ niệm khó quên. 
Theo bố mẹ đi làm trên đồng Hương cách chùa khoảng hơn 1 km vẫn nghe tiếng chuông chiều ngân nga, càng xa tiếng ngân nga càng trong vắt làm tỉnh thức những tâm hồn khô cằn, khốn khó do cuộc sống khi đó đầy khó khăn, nên hồi đó làng hầu như không có tội phạm.

Năm 1969 tôi học lớp 4/10 cùng tiểu chùa Trà, nên hay trốn việc nhà ra học nhóm cùng tiểu. Nhiều hôm vào giờ Dậu tiểu rủ lên chùa chính giúp tiểu thỉnh chuông, châm hương, ngồi trên ghế xếp tôi phải vươn người mới đánh vào núm chuông, tiếng chuông ngân nga vài phút, như khuyên người đừng làm điều ác dù với cỏ cây. Xa quê đến nhiều danh lam, lại thấy chùa Trà thực là thắng cảnh nhất xứ Đông, đặc biệt tiếng ngân của chuông chùa.

Đầu thế kỷ XXI có dư luận rằng: chuông hiện treo ở chùa Trà không phải chuông quý cũ mà là chuông khác, nên tiếng không vang, không vọng, không ngân nga, chỉ cách vài trăm mét đã không nghe được tiếng chuông ngân. Hình như người ta đổi chuông, có phải vậy không?
Nghe vậy thỉnh thoảng về quê vào giờ Dậu chú tâm, chú thính nghe tiếng chuông thực không không vọng, không ngân nga như xưa, vì nhà tôi vẫn cách chùa đường chim bay khoảng 300 m về phía Đông Nam và tai chưa có dấu hiệu nghễnh ngãng.
Gần đây thăm chuông thấy hình như vành dưới của chuông hiện tại nhỏ hơn chuông tôi đã thỉnh từ năm 1969.

Cùng với sự: cây si cổ thụ ở bờ ao chùa tôi từng hưởng bóng mát, cây móng rồng ở khu mộ tháp có tuổi trăm năm, tôi từng vặt trộm hoa, nay không còn, dân bảo có người đã bán cho lái buôn được rất nhiều tiền.

Họ là ai mà dám xâm phạm cổ vật, có quyền bán những cây, vật quý của chùa?.
Họ dùng tiền ấy làm gì? dân làng, tín đồ chẳng ai tường, cứ xì xèo ngô khoai lẫn lộn.

Nên sự nghi của tôi về chuông hiện treo ở chùa Trà không phải chuông quý cũ  là có ý?  Nhưng phải thu thập chứng cứ, chớ nghi xằng, tôi nghĩ tín đồ và Hội Phật giáo cùng ra tay tất mọi việc sẽ minh.
Chuông chùa Trà Phương bị đổi cho chùa khác vẫn còn may cho dân Ta, tiếng chuông ấy vẫn ngân nga làm lòng người nơi có chuông quý ấy thêm trong sáng hơn, nếu bán cho nước Lạ thì thật buồn thay! Kẻ đổi, bán chuông sẽ bị trừng phạt theo Phật pháp.
Cùng với sự lộng hành của ni cô Trang coi thường Phật pháp, Luật di sản, tổ chức định phá chùa Trà, Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, kết tinh công lao của Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ, tiền nhân Ngô Thị Dĩnh và tín đồ thập phương, bia đá còn ghi.



Nhãn cổ thụ trong vườn chùa, trong chùa có nhiều di vật thời nhà Mạc.



Nhà bia, lăng mộ các nhà sư.

Định phá chùa Trà - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, để xây chùa mới nhằm mục đích gì ta chưa rõ, hay ni cô Trang sẽ tự lập bia để ghi công mình? 

Tín đồ đưa tin ni này nhiều tiền lắm nên tranh thủ để hút về chùa ta, lạ nhỉ ni này có kinh danh hay vớ được tiền, của đâu mà lắm tiền? thế mới biết ở Ta dân gian cứ gian mọi thứ, quan Ta cứ tham mọi thứ, không hoạt động kinh doanh, không được thừa kế, không đào được của mà giàu ấy là quan tham, sư thu của tam bảo chớ nhận là của mình, tự ý dùng tiền ấy làm theo ý mình. Tín đồ nói tiền của ni cô Trang, ấy là không đúng, tiền ấy là của tín đồ tụ lại dùng cho việc Đạo.

Thích danh thì làm người mẫu, các loại sĩ (ca, nghệ, tiến...), muốn giàu thì  buôn, cướp ngày, cướp đêm... chớ lợi dụng Đạo mà giàu, mà dụng bừa là nguy.

Lòng người buồn vì thời thế lại buồn thêm vì có những kẻ lợi dụng Đạo Phật để làm càn, tư lợi cá nhân, trái với Phật pháp. Chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt về hành động phản Đạo của họ, để làm gương cho kẻ khác. Tiền là kết tinh thành quả lao động của tín đồ, là phương tiện để tín đồ có thêm duyên tiếp cận tư tưởng của Phật  Tứ diệu đế, hiểu được Bát chính đạo để đến Niết-bàn. 
Khiến con người không bị trói buộc vào trong luân hồi.
 Nam mô a di đà Phật!


 Năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa-thông tin trao bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa Trà Phương ngày nay vừa là một di tích lịch sử-văn hóa, vừa đóng vai trò một bảo tàng nghệ thuật thời Mạc ít nơi nào có được. Cho nên các cơ quan chức năng huyện Kiến Thụy và TP Hải Phòng nên xem xét lại việc bảo vệ di tích theo Luật di sản và điều tra những hành vi trộm cắp, phá hủy  Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia này.

Nguyễn Công Kha. Trà Phương, tháng Dậu, năm Nhâm Thìn