25 thg 8, 2015

SỰ SỐNG CỦA NHÂN LOẠI ĐANG NẰM TRONG TAY BỌN LÁI SÚNG?

Bọn cầm quyền ở một số nước đang chạy đua vũ trang bằng những loại vũ đắt tiền để giết người hàng loạt:
"Máy bay ném bom chiến lược PAK DA sẽ có khả năng mang vũ khí siêu thanh, điều đó khiến phi cơ này trở nên đặc biệt nguy hiểm với nước Mỹ. Phát triển vũ khí siêu thanh đang trở thành xu hướng mới trong nỗ lực khẳng định sức mạnh quân sự giữa các nước lớn. Nga, Mỹ và Trung Quốc đang ra sức chạy đua trong cuộc chiến công nghệ siêu thanh. Bên cạnh đó, việc Washington thiết lập lá chắn tên lửa toàn cầu đến sát biên giới đang đe dọa khả năng triển khai sức mạnh quân sự của Moscow. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có hệ thống mồi bẫy khá tinh vi, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ. Moscow cần một vũ khí có khả năng vượt qua lá chắn phòng thủ. Tốc độ chính là mấu chốt trong vấn đề chọc thủng hệ thống đánh chặn".- Zing
Cuộc sống của con người đang nằm trong tay của bọn lái súng các bác thấy thế nào?
Tài nguyên của các dân tộc nghèo bị các nước giàu chiếm đoạt bằng các hình thức nên họ dư này & vũ khí của bọn lái cạnh bên.

24 thg 8, 2015

CỐ MÀ DUYỆT BINH


Tại Liên Xô, TQ, Bắc Hàn, ...trong vài chục năm qua đã diễn ra nhiều cuộc duyệt, diễu binh.
Lần đầu tiên Liên Xô duyệt binh mừng chiến thắng Phát xít sau khi cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Đức vào ngày 9/5/1945 tại Quảng trường Đỏ, Maxcova, năm 1941 Hitler cũng có ý định sẽ duyệt binh tại đó khi quân Đức đã cách Điện Kremly một tầm ống nhòm.
Hàng năm vào các năm chẵn Matxcova đều tổ chức duyệt binh để mừng chiến thắng, chiến thắng chung của hòa bình thế giới, của đồng minh chống phát xít. Ngày 9/5 được cả thế giới coi như là ngày chiến thắng nên các nguyên thủ quốc gia phương Tây, Mỹ…đều tập trung về Matxcova để dự hội.
Năm 2015, lễ duyệt binh mừng chiến thắng 70 năm lần này tại Matxcova nhưng các nước phương Tây, Mỹ…tẩy chay vì Nga với liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng Nga vẫn duyệt vì muốn cho thế giới biết vị thế của Nga sau chiến tranh lạnh.
Trung Quốc sẽ tiến hành duyệt binh mừng chiến thắng phát xít Nhật vào ngày 3/9 sắp tới.
Dù có số người thiệt mạng lớn thứ 2 sau Liên Xô, nhưng đánh bại Nhật phát xít không phải là TQ. Hồng quân Liên Xô sau khi đánh bại phát xít Đức đã tuyên chiến với phát xít Nhật và đánh tan 1 triệu quân Quan Đông Nhật Bản mới buộc Nhật Hoàng đầu hàng. Phần Đông-Bắc TQ được Liên Xô giải phóng, chứ không phải TQ chiến thắng Nhật.
Nếu tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng phát xít nhật phải do Nga tổ chức mới chính danh, nhưng TQ lại tổ chức cuộc duyệt binh hùng hậu này là không có cơ sở lịch sử, nhưng TQ muốn chứng tỏ cho thế giới biết TQ cũng là một trung tâm của thế giới, khoe khoang sức mạnh quân sự của mình tương ứng với nền kinh tế thứ 2 thế giới, răn đe Mỹ, Nhật Bản. Biến sức mạnh quân sự thành nền tảng để phát triển “sức mạnh mềm” ra khắp thế giới.
Thương thay cho dân lành của các nước nghèo khổ như TQ, Bắc Hàn...bị nhồi sọ cũng thích duyệt binh, tốn biết bao vật lưc để khoe khoang chúng không công bố. Nhưng hỏi rằng: nghèo như Bắc Hàn, tham nhũng như TQ lấy đâu ra tiềm lực để s/x vũ khí hiện đại, có chăng chỉ nhái của các nước văn minh, còn một vũ khí lạ của chúng, chắc chỉ là tôn gò quét vài món bùa xanh đỏ để dọa các nước nhược tiểu, chứ không qua mắt được các nước văn minh.
Lũ điên lại cứ nghĩ chúng thông minh sáng, còn thiên hạ ngu tối thế mới lạ cho cái sọ nhược tiểu như Kim Juong Ủn luôn mồn dọa thế giới văn minh, chúng càng cố duyệt binh càng nhanh chóng cháy sụp đổ như hàng mã rằm tháng Bảy mà thôi!
Vì sao mạnh như Mỹ, Anh sao họ không duyệt, diễu binh? Vì họ biết mình, biết ai, biết sử dụng tiền thuế và tài nguyên đúng nghĩa, nên họ mạnh, họ văn minh. Chắc họ cười ruồi khi bọn điên đang dồn hết tâm, tiền để chuẩn bị DUYỆT BINH?

Đây TSB USA 


Đây tầu ngầm của Ủn thế mà Ủn cứ dọa sẽ thắng?

19 thg 8, 2015

LÀM QUAN ĐỂ LÀM GÌ?


Đời người ngắn sao? mà như Hoàng Văn Nghiên, Trần Văn Truyền và quan nào nữa...tham mà làm chi cho dân phải gánh nhiều nỗi khổ do quan tham gây cho họ, từ ngôi nhà tái định cư mới ở đã hỏng, đường vừa xong đã đầy ổ, sống trâu,... . Chúng có thể ăn ngày đến 100 kg thịt, uống 100 lít rượi Tây, ở hết 100 m2 nhà, chơi 100 nhát...?, chúng chiếm hữu của cải của dân nghèo làm gì? Cho con, cháu chúng ư? của tham ấy tôi lo chúng, con, cháu... chúng đi nhanh đến địa ngục - Lời của CCB 80 tuổi.
Tham lam lợi dụng trí tuệ, công nghệ phương Tây đã cướp qúa nhiều tài nguyên của các xứ khác họ đã tích lũy được kho trí tuệ, vật chất khổng lồ, để ăn mặc đến xd các công trình kiến trúc...họ sống xa hoa, trên nỗi nghèo, đói, mông muội của phần thế giới còn lại. Nên mới có những cuộc khủng bố đỉnh cao là vụ 11/9 nhằm vào Mỹ.
Ở VN thì giới quan cùng một số doanh nghiệp dưa vào nhau để chiếm tài sản quốc gia sống phè phỡn hơn cả phương Tây, tạo bất công giữa giới cầm quyền và dân chúng lạc hậu nghèo khổ tất có những cuộc khủng bố nhằm vào kẻ giàu.
Thực tế CCRĐ Đảng đã phát động cuộc chiếm lại t/s của người giàu ở VN thật tương tàn.
Giới cầm quyền nay đã tự đưa ra các quyền về sử dụng dịch vụ công khổng lồ cho họ từ nhà, phương tiện đi ...thế mà Hoàng Văn Nghiên, Trần Văn Truyền và quan nào nữa...  vẫn tham, tại sao họ không dùng quyền ấy để làm cho dân tộc phát triển so với năm châu, đức tính cao đẹp vì Dân của cụ Hồ thật vĩ đại bọn chúng không bao giờ sánh được khi cứ hành động như Truyền , Nghiêm?
Trong tình hình hiện nay Đ & NN cần làm gì để phát triển kinh tế, dân trí ,quan trí để dân chủ trong việc phân chia tài nguyên cho hợp lý hơn nếu không nguy cơ một cuộc CM XH sẽ đến gần?

17 thg 8, 2015

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI


Thương những nông dân như Đoàn Văn Vươn đã không tiên lượng hết hậu quả của hành động chỉ muốn "cách mẹ cái mạng của chúng nó đi" để thỏa mãn nhu cầu tức thời, để nhiều người trong gia đình phải vào tù, đáng ra chỉ cần một người cũng làm nên lịch sử, để dạy cho bọn có quyền hám lợi sáng mắt ra.
Các bạn mong một cuộc cách mạng xã hội bằng vũ lực là nguy cho nông dân, vì họ đã quá đau khổ vì tham gia nhiều cuộc chiến tranh từ năm 1557 đến nay.
Cuộc đấu tranh ôn hòa để đưa xã hội ta văn minh hơn thì nông dân không thể làm được, vì họ chỉ muốn "cách mẹ cái mạng nó đi", thế mới gay các anh hùng Internet thấy thế nào?
Dân phải nhận thức được quyền và nghĩa vụ để cải tạo xã hội bằng những hình thức ôn hòa tiến tới VN có một nền dân chủ văn minh, đem lại hạnh phúc cho mọi người, xóa bỏ lợi ích nhóm trong giới cầm quyền. Nhà nước thực sự là của Dân, do Dân và vì Dân, thì ước muốn của cụ Hồ mới thành.
Những hành động vũ lực, đơn lẻ như gia đình ĐV Vươn sẽ bị bẻ gãy bởi không hợp với thời đại văn minh, "cách mẹ cái mạng" mấy kẻ vô lại không thể thay đổi tận gốc của nạn bạo quyền. Tất cả chúng ta hãy nhìn ra thế giới văn minh sẽ thấy mình ra sao, để chung tay cải tạo xã hội VN mới có văn minh chứ không có tự nhiên đến đâu.
Dân trí cao, pháp luật văn minh, hoạt động của nhà nước phải minh bạch, kẻ hám lợi trong chính quyền sẽ không có chỗ dung thân?
Cuộc khủng bố 11/9 Bil tấn công nước Mỹ là đỉnh điểm kiểu "ôm bom liều chết đã lựa chọn vô cùng cực đoan và thiệt thòi, nhưng nó cũng
khiến cuộc đấu tranh của nhân lọai khác đi" mà bạn có vẻ thích, tất cả nó chỉ làm cho các nền văn minh thiệt thòi vì phải phòng thủ. VN những hiện tượng Đ V Vươn cũng chỉ làm giới cầm quyền xiết chặt các biện pháp an ninh. Nếu nhà cầm quyền không hợp lòng Dân thì cuộc b. tình như ngày 19/8/1945 sẽ tạo nên một CQ mới tốt hơn, hoặc lật nhào hoặc cải tổ. Nay b,tình chống TQ hay chống lại một số việc làm của CQ chỉ có một số nhân sĩ tham gia tất chết yểu vì nó không được giới cần lao ủng hộ, bởi ̀họ chưa thấy quyền lợi của họ bị cướp và cần phải thay cái CQ này vì nó chưa đến độ phải thay ngay.
Dân trí thấp chỉ chăm lo đến nồi cơm của mình, chưa thấy nhiều quyền của mình bị cướp thì CM XH còn xa vời các bác nhể?
ĐCSVN đã giành và giữ được chính quyền, nhưng đến nay đang bộc lộ nhiều chính sách bất cập, nếu không kịp thời chỉnh sửa tất dẫn đến CMXH đó là quy luật không gì cưỡng nổi nhất là trong thời đại văn minh này?
Tự do niềm hạnh phúc của nhân loại, giá trị tuyệt đỉnh của con người!

15 thg 8, 2015

BÀI PHÁT BIỂU THIẾU QUÁ NHIỀU KÍNH THƯA


Đương kim thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thời điểm kỉ niệm 70 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Bài này thiếu :
Kính thưa: đ/c A ủy viên....
Kính.. đ/c C ủy viên...
Kính đ/c D Chủ tịch.....
Kính.... đ/c .....
Kính ... Z chủ tịch.
 Kính .......

Đây là bài phát biểu của đương kim thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thời điểm kỉ niệm 70 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh Nhật Bản có những thay đổi chiến lược về chính sách an ninh, diễn văn của ông được cộng đồng thế giới đặc biệt là châu Á quan tâm. Xin dịch và trân trọng giới thiệu với các bạn.

Tôi cho rằng ở vào thời điểm 70 năm sau chiến tranh, chúng ta phải bình tĩnh nhìn lại con đường dẫn tới chiến tranh, những bước đi từ sau chiến tranh, tức thời đại được gọi là thế kỷ 20, để học lấy trí tuệ cho tương lai từ những bài học của lịch sử ấy.

Trong thế giới 100 năm về trước, các thuộc địa rộng lớn của các nước mà chủ yếu là các nước phương Tây đã mở rộng. Với bối cảnh đằng sau là sự ưu việt áp đảo về kĩ thuật, làn sóng cai trị thuộc địa đã dội đến châu Á vào thế kỷ 19.

Việc cảnh giác trước nguy cơ ấy đã trở thành động lực cận đại hóa Nhật Bản là điều không cần bàn cãi. Lần đầu tiên ở châu Á chính trị lập hiến đã được xác lập và Nhật Bản bảo vệ được độc lập. Chiến tranh Nhật-Nga có nguồn gốc từ sự cai trị thực dân và đem lại dũng khí cho đông đảo người dân châu Á và châu Phi.

Trải qua Đại chiến thế giới thứ nhất, các động thái dân tộc tự quyết lan rộng và sự thuộc địa hóa từ trước đến nay bị chặn lại. Cuộc chiến tranh này đã làm cho 10 triệu người chết và là cuộc chiến tranh bi thảm.

Trào lưu cộng đồng quốc tế mới coi chiến tranh là bất hợp pháp nảy sinh đương thời đã thu hút cả Nhật Bản. Tuy nhiên, khủng hoảng thế giới phát sinh và các nước Âu Mĩ đã cuốn theo kinh tế thuộc địa vào đó và khi kinh tế bị đóng băng nền kinh tế Nhật Bản đã bị chấn động mạnh.

Trong bối cảnh ấy, Nhật Bản ngày càng cảm thấy bị cô lập và đã cố gắng giải quyết sự bế tắc về kinh tế, ngoại giao bằng sử dụng sức mạnh. Hệ thống chính trị trong nước đã không thể cản được điều đó. Và rồi Nhật Bản đã không còn nhận biết được đại cục thế giới.

Sau sự biến Mãn Châu và rút khỏi Hội Quốc liên, Nhật Bản đã trở thành “kẻ thách thức” đối với “trật tự thế giới mới” được cộng đồng quốc tế cố gắng xây dựng trên sự hi sinh to lớn. Nhật Bản đã chọn lầm đường và tiến vào con đường chiến tranh.

Và rồi 70 năm trước, Nhật Bản đã bại chiến.

Nhân dịp 70 năm sau chiến tranh trước sinh mệnh của tất cả những người đã chết ở trong và ngoài nước, xin cúi đầu thật thấp để bày tỏ chân thành nỗi đau và sự tiếc thương mãi mãi.

Trong đại chiến trước đó, hơn 3 triệu đồng bào đã bỏ mạng. Đấy là những người đã lo lắng về tương lai của tổ quốc và vừa nguyện cầu cho hạnh phúc gia đình vừa đi ra chiến trường. Cũng là những người sau chiến tranh đã khổ sở hoặc qua đời vì bệnh tật, nạn đói ở những đất lạnh lẽo hoặc nóng bức xa xôi khác biệt. Rất nhiều  người dân đã chết bi thảm vì bom nguyên tử ở Hiroshima, Nagasaki, các cuộc không kích vào các đô thị như Tokyo và cuộc chiến  trên  đất Okinawa.

Cả những nước tham gia chiến tranh cũng có biết bao nhiêu người trẻ tuổi có tương lai bỏ mạng. Ở những khu vực trở thành chiến trường như Trung Quốc, Đông Nam Á, các hòn đảo ở Thái Bình Dương rất nhiều người dân bất hạnh đã khốn khổ và chết vì chiến tranh và cả vì nạn thiếu lương thực. Cũng không được quên rằng dưới bóng đen của chiến trường đã có những phụ nữ bị tổn thương danh dự và phẩm giá sâu sắc.

Sự thật là nước ta đã làm cho bao nhiêu người vô tội phải chịu những khổ đau và tổn thất không gì đo đếm được. Lịch sử là thứ khắc nghiệt và không thể nào làm lại. Mỗi người đều đã có cuộc đời, giấc mơ và gia đình yêu mến. Giờ đây, khi nếm trải sự thật đương nhiên này, không biết nói gì hơn ngoài nỗi buồn đau.

Từ những hi sinh quý giá từ trước đến nay ấy mà giờ đây có hòa bình. Đấy là điểm xuất phát của Nhật Bản sau chiến tranh.

Không được để cho sự bi thảm của chiến tranh lặp lại lần thứ hai.

Sự biến, xâm lược, chiến tranh. Cả sự uy hiếp, sử dụng vũ lực cũng không được dùng như là phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế lần thứ hai. Phải chia tay vĩnh viễn với sự cai trị thực dân và tạo ra thế giới nơi quyền tự quyết của tất cả các dân tộc được tôn trọng.

Cùng với sự ăn năn sâu sắc về cuộc đại chiến trước kia, nước chúng ta đã thề như thế. Chúng ta đã tạo ra đất nước dân chủ và tự do, tôn trọng pháp luật và duy trì lời thề bất chiến. Trước những bước đi với tư cách là quốc gia hòa bình trong suốt 70 năm, chúng ta vừa mang trong mình lòng tự hào điềm tĩnh vừa nhất quán duy trì phương châm không đổi ấy.

Nước chúng ta đã nhiều lần thể hiện sự phản tỉnh thống thiết và cảm xúc hối lỗi về những điều đã làm trong cuộc đại chiến trước đó. Để thể hiện ý nghĩ đó bằng hành động, chúng ta đã khắc sâu lịch sử những nỗi khổ đau mà người dân châu Á láng giềng như Indonesia, Phillipin, các nước Đông Nam Á, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc đã trải qua và sau chiến tranh đã nhất quán dốc lòng vì  hòa bình và sự phồn vinh.

Lập trường như trên của các nội các trong quá khứ vẫn là thứ không hề thay đổi từ giờ về sau.

Tuy nhiên, cho dù chúng ta có nỗ lực bao nhiêu đi nữa thì có lẽ cũng sẽ không làm nguôi ngoai đi ký ức cay đắng của những người đã nếm trải nỗi đau khổ lầm than do chiến tranh và nỗi buồn của những người đã mất đi gia đình.

Vì vậy, chúng ta phải khắc sâu trong tim những điều sau.

Sự thật rằng sau chiến tranh, hơn 6 triệu người Nhật đã trở về vô sự từ các khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương và trở thành động lực tái thiết Nhật Bản.

Sự thật rằng gần 3000 trẻ em người Nhật bị bỏ lại ở Trung Quốc đã lớn lên vô sự và lại được đặt chân lên mảnh đất của tổ quốc.

Sự thật rằng những người vốn là tù binh ở các nước Mĩ, Anh, Hà Lan, Úc trải qua năm tháng dài lâu đã đến thăm Nhật Bản và tiếp tục an ủi những người đã chết trận của cả hai bên.

Những người Trung Quốc đã nếm trải khổ đau của chiến tranh, những người vốn là tù binh đã phải chịu những nỗi khổ đau của quân đội Nhật khi khoan dung như thế trong lòng họ đã có những nỗi khổ tâm như thế nào và cần đến sự nỗ lực biết bao nhiêu.

Trước những việc đó, chúng ta không thể nào không suy nghĩ. Bằng tấm lòng khoan dung, Nhật Bản sau chiến tranh đã trở lại cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp 70 năm sau chiến tranh đất nước chúng ta muốn bày tỏ lòng biết ơn từ tấm lòng mình tới tất cả các quốc gia, tới tất cả những người đã dốc sức cho sự hòa giải.

Ở Nhật Bản những thế hệ sinh ra sau chiến tranh hiện nay đang chiếm trên 80% dân số. Không thể để cho con cháu chúng ta, những người không liên quan gì tới cuộc chiến tranh đó và con cháu của những thế hệ trước phải tiếp tục gánh trên vai lời xin lỗi.

Tuy nhiên, cho dẫu thế, người Nhật chúng ta, bất kể thế hệ phải đối diện thẳng thắn với lịch sử của quá khứ.

Chúng ta có trách nhiệm tiếp nhận quá khứ bằng tấm lòng khiêm tốn và đưa nó vào tương lai.

Thế hệ cha mẹ chúng ta và thế hệ ông bà chúng ta đã sống sót trong tận cùng nghèo đói và sự hoang phế sau chiến tranh.

Điều đó có thể kết nối tương lai với thế hệ chúng ta hiện tại và thế hệ tiếp theo. Đấy là nhờ vào nỗ lực không mệt mỏi của những người đi trước cùng lòng tốt, sự giúp đỡ vượt qua ân oán của rất nhiều nước đã từng đánh nhau dữ dội trong tư cách là kẻ địch như Mĩ, Úc, các nước châu Âu.

Chúng ta phải tiếp tục kể về điều đó trong tương lai. Chúng ta sẽ khắc sâu bài học lịch sử trong lòng, xây dựng tương lai tốt đẹp hơn và nỗ lực vì sự hòa bình và thịnh vượng của châu Á, thế giới.

Chúng ta tiếp tục khắc sâu trong lòng quá khứ mong muốn thoát ra khỏi sự bế tắc của bản thân bằng sức mạnh. Vì vậy, nước chúng ta cho dù xung đột vẫn phải tôn trọng pháp luật và giải quyết bằng ngoại giao, hòa bình thay vì sử dụng sức mạnh.

Chúng ta từ giờ về sau sẽ tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này và vận động những nước khác. Với tư cách là nước duy nhất bị chiến tranh nguyên tử, chúng ta sẽ phát huy trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế hướng tới hạn chế phát tán và loại trừ vĩnh viễn vũ khí nguyên tử.

Chúng ta sẽ tiếp tục khắc sâu trong lòng quá khứ trong thế kỉ 20 ở đó danh dự và phẩm giá của rất nhiều phụ nữ bị làm tổn thương sâu sắc. Chính vì vậy, nước chúng ta muốn trở thành nước luôn ở cạnh những phụ nữ ấy. Chính thế kỉ 21 này, chúng ta sẽ trở thành nước dẫn đầu thế giới vì một thế kỉ nhân quyền phụ nữ không bị xâm hại.

Chúng ta sẽ tiếp tục khắc sâu trong lòng quá khứ ở đó sự trì trệ về kinh tế đã gieo mầm chiến tranh. Chính vì vậy mà nước ta sẽ không bị chi phối bởi ý muốn của bất cứ nước nào mà sẽ tăng cường giúp đỡ các nước đang phát triển, phát triển hệ thống kinh tế quốc tế rộng mở, tự cho, công bằng và làm cho thế giới ngày một phồn vinh.

Chính phồn vinh sẽ là nền tảng của hòa bình. Chúng ta sẽ đối mặt với nghèo đói, thứ là mảnh đất màu mỡ của bạo lực và nỗ lực hơn nữa để cung cấp y tế, giáo dục, cơ hội tự lập cho tất cả mọi người trên thế giới.

Chúng ta sẽ tiếp tục khắc sâu trong lòng quá khứ ở đó chúng ta đã trở thành kẻ khiêu khích trật tự thế giới. Chính vì vậy, đất nước chúng ta sẽ duy trì vững chắc không dao động các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ, nhân quyền, bắt tay với các nước cùng có chung các giá trị ấy, giương cao ngọn cờ “chủ nghĩa hòa bình tích cực” và cống hiến hơn nữa cho hòa bình và phồn vinh của thế giới.

Hướng đến 80, 90, 100 năm sau chiến tranh, chúng tôi quyết tâm sẽ cùng với quốc dân dựng xây nước Nhật như thế.

Ngày 14 tháng 8 năm 2015 năm Heisei 27 (2015)

Thủ tướng Abe Shinzo

Nguyễn Quốc Vương dịch từ tiếng Nhật

BÁO VN CÓ ĐƯA HẾT NỘI DUNG NÀY?

14 thg 8, 2015

ĐẢNG Ở ĐÂU? TRONG 20 NĂM SẢN XUẤT OTO TẠI VIỆT NAM:


"Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi cho rằng VN thua Lào và Campuchia đã trở thành hiện thực rồi chứ không còn là dự báo nữa. Công nghiệp ô tô chúng ta đi trước Campuchia cả mấy chục năm, nhưng trong 20 năm phát triển ngành công nghiệp này VN vẫn là lắp ráp, gia công trong khi Campuchia đã đón nhận chiếc ô tô tự sản xuất đầu tiên. VN chỉ có niềm tự hào lớn nhất, hơn Lào và Campuchia được công nghệ đào tạo và số lượng tiến sĩ, giáo sư.
Tức là họ làm có chủ đích, có ý đồ để vươn tới làm chủ công nghệ, khẳng định vị thế trong khi VN chỉ quan tâm tới GDP và tiền bạc. Với tình trạng sức khỏe như hiện nay, VN lại đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì vấn đề đặt ra là VN thua tới mức nào và Lào - Campuchia sẽ tiến nhanh tới đâu chứ không phải câu chuyện dự báo trong tương lai nữa." 

Liệu Th.S Bùi Ngọc Sơn viết có đúng? nếu không đúng ông này là " thế lực phản động", nếu đúng Đảng nên nhìn lại mình tham khảo những bài viết tìm thấy khuyết của mình, để đổi mới thì Đảng mới phát triển cùng thời đại nếu không?!

Oto Campuchia đây:

5 thg 8, 2015

ĐƯỢC TIÊU CHUẨN NI LIỆU CÓ ĐỊNH THAM NHŨNG?:



-Ở: Theo quy định tiêu chuẩn nhà công vụ, biệt thự loại A có diện tích sử dụng từ 300 – 350 m2.
- Ăn: chưa tường?
- Ngủ: chưa tường?
- Chơi: chưa tường?
- Đi: Xe biển xanh, không phải mua xe, xăng,các phụ phí khác, có người lái không phải trả tiền.
- Dịch vụ khác: chưa tường?
LIỆU CÓ ĐỊNH THAM NHŨNG?
Các ông bà tài luận xem sao?,
Theo tôi tiêu chuẩn này ai được cũng sẽ cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho Dân, cho Nước!

3 thg 8, 2015

CHÓ NÓ CŨNG LÀM ĐƯỢC!


Báo ngày nay chỉ đưa ảnh và vài dòng:
"Đây là khu vực trũng nhất của Tuần Giáo, mực nước ngập cao hơn 3 m, nhấn chìm hơn 10 ngôi nhà sàn. Hơn 35 nhân khẩu sống tại đây là người dân tộc Mông làm nghề trồng ngô, đỗ tương tại các quả đồi quanh bản."
 Mà không mổ xẻ vì sao lụt?để kẻ cầm quyền và dân mở mắt ra phòng chống thế nào? 
Vì quan giờ nó học, chỉ mua bằng nên nó có biết thế nào là khoa học đâu, nghe đồn bọn dưới vụ lợi trình DA kèm tiền hối là chúng ký nên lũ khắp thị cùng quê, đường hỏng đằng đường, trường, trạm cũng rứa càng nơi sâu xa càng hỏng,các ngài nghĩ gì về một số quan mua thời nay?
Còn làm báo như vầy các cụ phán: Chó nó cũng làm được?

Dư này mới là nhà báo :
TP - Thống kê của tỉnh Quảng Ninh cho thấy, thiệt hại ước tính đã lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng, nhiều vấn đề bất cập đã được thể hiện khá rõ sau trận mưa lũ.
Nhà dân chìm trong lũ bùn.Nhà dân chìm trong lũ bùn.
Nguyên Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư Bùi Minh Tăng cho rằng, trận mưa lớn gây sạt lở, sụt lún thậm chí vỡ đập chắn gây thiệt hại ước tính nhiều nghìn tỷ đồng với ngành than và tỉnh Quảng Ninh là điều dễ hiểu. Điều này xuất phát từ việc địa hình ở vùng Quảng Ninh rất phức tạp. Do khai thác tài nguyên quy mô lớn kéo dài nhiều năm qua nên đã hình thành các moong mỏ sâu, bãi thải than cao như những quả núi, dễ bị sụt lún, sạt lở mỗi khi mưa lớn xảy ra.
“Ngoài yếu tố mưa lớn, các khu vực xung quanh Quảng Ninh là vùng khai thác than quy mô lớn với những bãi xỉ than lớn như những quả núi dẫn bùn, cát từ bãi thải chảy xuống các khu dân cư phía dưới gây cản trở dòng thoát nước, khiến lũ thoát chậm hơn”, ông Bùi Minh Tăng nêu vấn đề.
Trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh những thiệt hại mất nhà cửa, tài sản ở tổ 4 phường Mông Dương, bà Ngô Thị Dinh (59 tuổi, người dân tổ 2, khu 4) cho biết, trận lũ bùn do bãi đổ thải đổ xuống quá nhanh. Sẽ còn những trận mưa lớn nữa và nếu bãi đổ thải không được xử lý, thảm họa sẽ tiếp tục xảy ra. Thiệt hại sẽ còn trầm trọng hơn nữa. “Chúng tôi mong được chuyển đến khu vực khác an toàn hơn”, bà Dinh nói.
Bãi đổ xỉ thải ở Mông Dương đã từng bị UBND tỉnh Quảng Ninh đình chỉ do vi phạm an toàn môi trường. Tuy nhiên, sau một thời gian bị đình chỉ, các doanh nghiệp ngành than vẫn tiếp tục đến đổ thải trở lại.
Theo thông tin của Tiền Phong, sự cố vỡ đập bãi thải 970 xuất phát một phần do mức chiều cao của khu bãi đổ xỉ thải vượt quy định (80m đến hơn 200m so với mực nước biển). Đến nay, bãi đổ xỉ thải đã cao hơn 300m so với mực nước biển. “Núi bom” xỉ thải này đợi thiên nhiên góp thêm sức là “tuyên án tử” cho bao nhiêu người dân ở khu vực phía dưới. Vừa qua, dân dưới khu bãi thải đã được cảnh báo nhưng không chạy kịp.
Quy hoạch lại dân cư
Tại cuộc họp về mưa lũ ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau đợt mưa lũ lịch sử đã đặt ra cho tỉnh một số vấn đề cần xem xét lại, như hệ thống thoát nước thành phố Cẩm Phả, Hạ Long; quy hoạch khu dân cư ven đồi, hạ lưu các bãi thải than. Các bãi thải than cũng cần phải nghiên cứu lại, đưa ra phương án tối ưu. “Nếu một bãi thải than bị vỡ sẽ gây ra hậu quả rất lớn. Hạ lưu các bãi thải than đều là các khu dân cư, nếu bị vỡ, nước, bùn thải than sẽ tràn ngập. Khi đã bị bùn thải than tràn ngập thì ngôi nhà đó xem như hỏng luôn, không còn cách khắc phục”, ông Nguyễn Đức Long nói.

1 thg 8, 2015

LŨ LỤT VÌ: NGU VẪN DUYỆT QUY HOẠCH


Nhân việc lụt ở Hòn Gai, người già kể: trước kia người Pháp xây dựng các khu dân cư bám theo sườn núi. Các khu dân cư được phân cách bằng một con đường lớn được quy hoạch chặt chẽ. Đó không chỉ là đường giao thông mà còn là đường thoát nước, thoát lũ từ trên đồi xuống.
Nay, dân số tăng nhanh, các đ/c quy hoạch lại nên khoảng cách giữa các khu dân cư ngày càng thu hẹp, nhà xây ven biển như những con đê betong chắn nước mưa thoát tự nhiên xuống biển, mưa nhỏ thì thoát, nhưng mưa lớn như vừa qua nước từ trên núi cao không còn rừng che dồn xuống vùng thấp tạo nên những túi nước khổng lồ và như ta đã thấy hậu quả của sự quy hoạch và duyệt quy hoạch của các ông đầu có đất. Tôi nghĩ người Pháp trong kiến trúc, xây dựng đô thị rất văn minh, Ta nên học học dù là họ "tư bẩn" vì đó là tinh hoa của nhân loại. Thương ôi cái gì cũng ta cũng sáng suốt, sáng tạo ... nay có nhiều quan ngu nhưng vẫn quy hoạch và duyệt quy hoạch, nên đô thị cả nước ta cứ mưa to là lũ lụt, vùng quê cũng lũ, có lẽ vì ngu nhưng vẫn quy hoạch và duyệt quy hoạch là nguyên nhân, nhưng khi lũ là quan, BÁO LỀ PHẢI đổ cho thiên tai bất cứ là đô thị hay núi rừng.