14 thg 11, 2009



Thư gửi người làng Trà

Quá nửa đời hay nghĩ về xưa
bến nước, cây đa, mái đình làng
cái bống , cái bang, bà đi chợ.
Âm u, đánh chắt, đánh chuyền
Chọi gụ, chọi trâu với chọi gà
Còn bao nhiêu chuyện thật ranh ma.
Mùa thu những sáng mờ sương
Gọi nhau vang xóm nhanh đi học
thực ra chỉ thích trốn học thôi
cùng nhau tìm lối lên trời
Trời cao vời vợi chẳng đến nơi
Chỉ thấy roi lằn ở mông thôi.
Bỗng thấy thời gian hơn ngựa phi
Tóc đã điểm sương, răng cũng vẹt
Có bạn vội về với tiên tổ
Để lại đằng sau tiếng kêu Trời
Ai ? người nếu nhớ về quê cũ
hãy yêu quê hơn thể yêu mình.
Nhớ những chuyện cổ về làng Trà thì những câu chuyện về Thái Hoàng Thái Hậu triều Mạc và các di tích liên quan đến Người chỉ còn hai pho tượng đá xanh; Hoàng Đế Mạc Đăng Dung & Thái Hoàng Thái Hậu còn là truyền thuyết, và đã đi theo các bô lão quá nhiều, nên tôi mong muốn nhanh ghi lại những chuyện liên quan đến cổ xưa và câu ca: “Cổ Trai Đế Vương – Trà Phương Công Chúa” để hậu duệ ghi, khảo cứu và tìm thêm quá khứ đẹp đẽ của làng Trà một thời đã góp sức vào lịch sử của dân tộc.
Tháng 6 (T. Mùi, năm K. Sửu) tôi cùng cụ Hường đã nghĩ đến và viết đề án phục dựng một số di tích liên quan đến triều Mạc và Thái Hoàng Thái Hậu người làng Trà. Đề án được trình đến cán bộ của làng mà sao những người thay mặt dân làng có vẻ thờ ơ vậy, hơn hai tuần mà ông Lượng trưởng làng không đem đến đại diện các họ ký vào đề án xây dựng Vùng văn hóa Dương Kinh, đơn phục dựng miếu thờ Đại Vương Linh Quy ở chân núi Trà? tài liệu liên quan cũng không chuyển đến các vị chức sắc của xã? nên đề án vẫn dừng ở ông trưởng làng.
Đâu là lực cản?
Hai di tích cần phục dựng đều bị phá bỏ từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, nền đình Cả thì xây trường học, miếu Đại Vương Linh Quy thì quân đội cho là khu vực trường bắn. Đây là hai công trình mang tính tâm linh cao trong nhiều di tích của làng. Tôi cầu mong Càn Khôn & linh hồn của Hoàng Đế Mạc Đăng Dung, Thái Hoàng Thái Hậu & các bậc thiên cổ của làng hãy phù hộ cho hậu sinh cùng dân làng hướng tới & hoàn thành hơn những gì đề án đề ra.
Tôi xem gia phả của một số họ của làng thấy, họ cho là đến Trà Phương sớm, tính đến nay cũng không quá 10 đời nếu theo cách tính của sử học thì các họ này đến làng chưa quá 200 năm? vậy họ không phải là dân gốc của làng? nên họ thờ ơ với phục dựng các di tích trên? nhưng dù sao họ là những người được thụ hưởng những điều tốt đẹp của làng Trà, họ phải có trách nhiệm mới đúng đạo làm người? Dân gốc làng Trà nay ở đâu? nhà Mạc đã được thời gian công nhận là một triều đại, có nhiều cải cách cho dân được hưởng phúc so với nhiều triều đại khác. Lòng tôi mong muốn chúng ta cùng hướng tới việc phục dựng một số di tích của làng, những truyền thuyết về đất nước con người làng Trà cho xứng với tầ vóc của nó trong lịch sử.
Chuyện Thái Hoàng Thái Hậu đã xưa nhưng chuyện về bà ngô Thị Rĩnh như còn mới nguyên: Năm 1936- 1938 bà Ngô Thị Dĩnh cháu 4 đời cụ Ngô Duy Nhất lấy chồng ng ười Pháp làm Giám đốc Đài thiên văn Phù Liễn, Kiến An bỏ hàng vạn quan tiền để xây lại chàu Trà. Nội tôi kể: khi xây lại chùa Bà Dĩnh đã lập hai ph­ường thợ nề một bên, ph ường thợ mộc một bên để thi đua xây dựng cho đẹp và nhanh chóng, xong hội hát đúm dài đến mươi ngày. Năm 1945 nạn đói Bà phát chẩn cho dân.Cải cách ruộng đất đã làm bà Rĩnh khánh kiệt, bà phải sống nhờ ng ười cháu như ng vẫn giữ đ ược cốt cách cao sang của ng ười có thế lực và văn hoá ở đẳng cấp cao. Tôi liên hệ với Ngô Duy Quang cháu họ của bà, bàn về tìm nơi hung táng bà tại mả Đò từ những năm 1960 đến nay không nhớ rõ nơi cụ thể. Có những người hy sinh xa bản quán lâu lắm rồi mà vẫn tìm thấy hài cốt, mà bà Rĩnh táng tại quê mình sao lại không thấy mộ, không được cát táng? Mong Càn – Khôn, linh hồn của Hoàng Đế Mạc Đăng Dung, Thái Hoàng Thái Hậu & các bậc thiên cổ của làng soi tỏ để hậu sinh đạt được những mong muốn của mình.

13 thg 11, 2009

Ông Nội tôi


ÔNG NỘI TÔI

Ông nội tôi Nguyễn Công Cán sinh 1897 tôi kém Nội đúng một Hoa Giáp 1957.
Nội sinh đúng vào thời Pháp đã chiếm xong Bắc Kỳ, gia đình vừa trải qua một vụ án oan của chú ruột( NC Miêng ) lấy cô ông Ngô Xuân Kèo người cùng làng. Do bố vợ ( )và con rể thường xuyên sử dụng thuốc phiện và nấu rượu, bà ốm nghĩ đến cảnh bố và chồng như vậy đã tự vẫn tại nhà (nền ở gần nhà ông Thẫn). Bố vợ khi nghe tin con gái chết nói: chết thì chôn, nhưng mấy con gái của ông họp lại nói: phải xem lại. Thế là họ kiện lên quan tỉnh Hải Dương, quan xúi hai bên kiện, ăn của lót của hai bên, bên họ NC dù nhiều ruộng hơn bán làm của lót nhiều hơn, nhưng cụ vẫn bị kết tội giết vợ, rồi gia đình bị thu hết ruộng chỉ chừa lại 1 sào 10 tại khu cổ ngựa để làm lại hương hỏa( họ còn định thu hơn sào ruộng của gia đình cụ Vãn là họ đồng tông, ngay đầu nhà fía Nam nhà Nội tôi nhưng ông lý Nghiêm là bố vợ phải đứng ra nhận là ruộng của bố vợ cho con gái mới không bị tịch thu.
Thế nhà tan, ruộng hết, ông NC Miêng chết trong tù, ông NC Loạt ngán cảnh gia thế, đi đảo Cái Bầu, Quảng Ninh. Thấy em đi mãi không về, nghe tin em ở đảo Cái Bầu lặn lội (đường xưa khó khăn) tìm được E, AE mừng rỡ vô cùng, hai A E nhất trí về quê, xưa Cái Bầu nay là Vân Đồn còn là đảo, đến bến đò A xuống trước E xuống sau, khi đò vừa đẩy ra cụ Loạt nhảy lên bờ nói với A: Đến cúng mẹ E về! Rồi ra sao nữa Nội tôi kể rằng từ đó không tim được E nữa. Trăm năm có lẻ nghe Nội kể lòng tôi buồn khôn tả, nay đã hơn 50 năm nhớ lại lòng đầy thương cảm, thương cácc cụ, thương cảnh gia đình vào cuối thế kỷ XIX diễn ra những cảnh bi ai?
Còn cụ NC Soạn ở lại sinh ra NC Kín, NT , NC CÁN, NC PHẢI. Đang từ chỗ thừa hưởng gần trăm mẫu ruộng từ đình Cả đến giáp làng Đối, đến thời đó chỉ còn 1 sào 10, cho sáu người. Chắc là cảnh làm thuê kiếm sống đầy gian khổ với những người từng có ruộng nay gần như tay trắng.
Nội khoảng 1,78 m, da ngăm đen, mắt dài, miệng rộng, sức khỏe rất tốt, tôi đã 17 tuổi tát nước gầu dai với Nội mà tôi phải xin nghỉ giữa chừng, trong khi đó Nội đã gần 70 mươi tuổi, tính hay làm, phóng khoáng, thương người nhưng với mình lại rất tiếc kiệm, món ngon hay dùng là gạo di hương trong những ngày kỵ các bề trên, thích ăn cá quả kho với quả chuối nhưng hơi mặn. Nên A Hải có tài câu quăng cá quả, được con to bao giờ cũng bán cho Nội vì dược trả tiền ngay và sòng phẳng. Cháu NC Minh gọi Nội bằng cụ nó có nhiều cá tính và nét giống Nội, nhưng da nó trắng hơn.
Trước cải cách ruộng đất Nội đã mua được 3 mẫu 2 sào ruộng và 3 con trâu, nhà chính 3 gian quay hướng Tây, có cột cái cột quân, đặ biệt có hai câu đầu bằng gỗ duối, hoa văn tự nhiên đẹp, khách đến chơi hay ngắm cho là kỳ công, ngôi nhà do cụ ngoại tôi là cụ Bùi Văn Ngưỡng (người làng Phương Đôi) làm thợ mộc tạo, haicaau đầu của nhà còn ghi bằng chữ nho: BẢO ĐẠI ẤT SỬU ĐÔNG ,t ạm dịch: nhà được tạo vào mùa Đông năm Ất Sửu ( 1925) thời vua Bảo Đại; câu đầu thứ 2 ghi: KHƯƠNG THÁI CÔNG TẠI THỬ; tạm dịch: Khương Thái công ( một thánh nhân )trị được quái Kim Lâu ngồi tại đây ( người dịch nhà Nho Phạm Văn Doanh quê xã Đại Đồng, h Kiến Thụy) 4 gian nhà dưới, có 1 gian buồng lúc nào cũng có hai cót thóc đường kính hơn 2m, cao hơn 2m; 3 chum chứa đỗ đen, đỗ xanh, đỗ trứng quốc; 2 cóng khoai khô; đặc biệt có 2 thúng bát triết yêu, một hòm bằng tre cao 0,70 x 0,70 x 0, 60 m chứa đầy bát, đĩa cổ. Không biết được tại sao? từ khi Nội mất nay chỉ còn một chiếc đĩa lá lật thế mới kỳ lạ.
Theo chú Tuất sinh 1932 kể: gian giữa nhà ông mày treo 3 ảnh, tao nhớ có ảnh Tôn Dật Tiên ở giữa, Tưởng Giới Thạch và người nữa, Nên CCRĐ quy Nội là địa chủ o được, lại quy là VNQD Đảng, nhưng ông mày nói với Đội là: tôi thích thì tôi treo ảnh tôi chẳng theo ai cả, không đủ căn cứ cuối cùng Đội không có chỗ ăn, ở lại nhờ Nội tôi cho ở cho ăn. Kết thúc CCR Đ đội về xác nhận cụ Cán là người chính trực không vu oan cho ai, tặng Nội nhiều thứ Nội không lấy, nài mãi Nội nhận một đĩa sứ đường kính khoảng 55 cm, có hình núi Phu sĩ Nhật Bản. Đĩa này có nhiều người thích đồ cổ muốn mua, nên tôi để trên ban thờ cho đỡ người nhìn thấy, 13 giờ một ngày, tháng 5 năm, năm Giáp Thân, viên gạch chú Quân để trên trần bằng xốp để đỡ gió làm tung lên bị mèo làm rơi trúng giữa đĩa, làm đĩa vỡ tan tạo ra đường vỡ như cắt bánh trưng vậy, thế mới lạ?
Khi nhỏ tôi hay đun nước cho Nội tiếp các bạn như: Bà Tươm, ông Cù, ô Thấn, ô Ben, cụ Vãn,… cùng làng, ô Hiểu ở Đông Tác, ô Tuất ở Quế là cháu cô cháu, cháu cậu. Ôi những tiền nhân đã đi xa nay nhớ các cụ lòng thấy bùi ngùi khôn tả, bao quá khứ của làng quê cũng theo các cụ ra đi, Các cụ ngày xưa sống đạm bạc nhưng tình người mặn mà lắm, chứ không nhạt như người bây giờ.
Nội có sức khỏe và thông minh, khi còn nhỏ đã có mưu tính phục hồi lại vị thế của gia đình, đó là: mua lại tất cả ruộng đã bị mất trong vụ kiện, cho con học chữ để tranh chức chánh tổng. Trong việc thực hiện ý đồ ấy Nội được bà Cói là con ông chánh Linh ủng hộ, nên khi làm canh điền cho bà Cói, Nội có dịp tiếp xúc với Phán Cơ, quan Tri phủ Kiến Thụy dù chỉ là nông dân nhưng được các vị có thế lực nể vì tư tưởng phóng khoáng, muốn đi theo thuyết Tam Dân của Tôn Dật Tiên ( thời này VNQD Đ đang phát triển từ trung tâm là tổng Đại Trà do Vũ Hồng Khanh lấy tên là giáo Giảng vừa là thầy dạy chữ nho vừa phát triển đảng viên ở vùng Kiến Thụy. Khi tôi làm công an huyện nghiên cứu hồ sơ về VNQD đảng danh sách chi bộ Trà phương có tên ô Ngô Duy Điện, Nội tôi và cả bố vợ tôi là Nguyễn văn Ly … Nên khi vận động vào HTX nông nghiệp Nội không tin là HTX sẽ thành, đến 1963 mới vào do áp lực của trường cấp 3 Kiến An với chú Thơ, nếu gia đình o vào HTX thì o được vào Đoàn, Nội mới vào HTX.
Ngày cúng bà Nội tôi(8/2 Â.lịch) bao giờ Nội cũng giết lợn để làm cỗ cúng vợ, tôi nhớ có năm Xã vào đòi thu thuế sát sinh, Nội nói: Mời các quan xã lên nhà uống nước, vào cuộc Nội nói: Tôi góp vào HTX hơn 3 mẫu ruộng, 3 con trâu, hỏi các quan ngồi đây góp được bao nhiêu? lợn tôi nuôi để làm cỗ cúng vợ tôi, chứ bán buôn gì, các ông về nói với cấp trên của các ông là tôi không đóng thuế gì xất. Các quan xã đành về từ đó năm nào Nội cũng giết lợn để giỗ bà Nội tôi, xã cũng không đến thu thuế nữa, cúng chẳng lấy tiền của ai. Đấy là một sự ứng xử của Nội với cường quyền, thực là lúc đó việc cá nhân giết lợn để tự dùng là vi phạm lớn, có giết phải đút lót hoặc làm cho lợn o phát ra tiếng kêu nếu không bị phạt nặng.