Các bài liên quan:
Hồi Ký Trần
Quang Cơ (Goole)
Tập đoàn bá quyền, bành trướng Trung Quốc
ngày càng can thiệp sâu , phân hóa nội bộ Việt Nam. - Trần Quang Thành giới thiệu.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao - Ảnh
hoangsa.org
Sau khi loạt bài Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa của TS Nguyễn Hồng Thao (ảnh) được đăng tải,
Thanh Niên đã nhận được nhiều thư của bạn đọc bày tỏ mong muốn tìm hiểu thêm.
Thanh Niên đã phỏng vấn TS Nguyễn Hồng Thao về sự ra đời của công trình trên
cũng như những vấn đề ở biển Đông hiện nay dưới góc nhìn của một nhà nghiên
cứu.
Ông đánh giá như thế nào về những diễn biến mới trên biển Đông trong hơn 10 năm
qua kể từ khi công trình này hoàn thành?
Sau nhiều năm, mặc dù đã có rất nhiều thay đổi, rất nhiều phức tạp, nhưng dòng
chảy chính chủ đạo trên biển Đông vẫn là kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình
hình, giữ gìn an ninh, ổn định trên biển vì lợi ích của mỗi nước, của cộng đồng
khu vực và quốc tế.
Trong 10 năm qua, đã có rất nhiều tranh chấp biển trong khu vực được giải
quyết, trong đó VN và Malaysia là hai quốc gia đi đầu trong khu vực về việc áp
dụng UNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp biển. VN đã giải quyết thành công
các tranh chấp biển với Thái Lan, Malaysia, Indonesia ở biển Đông và với Trung
Quốc (TQ) trong vịnh Bắc Bộ.
Tác phẩm của tôi được giải thưởng có lẽ cũng nhờ tính tổng hợp, phân tích sự
kiện và dự báo xu hướng phát triển của nó. Nhiều nghiên cứu, kiến nghị trong
tác phẩm như áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến điều chỉnh trong vịnh Bắc Bộ,
khả năng cần xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) đã được kiểm
nghiệm trên thực tế. Tất nhiên tác phẩm chỉ là một ý kiến nhỏ nhoi trong rất
nhiều ý kiến cùng chung ý tưởng về COC. Chúng đã được đưa ra vào thời điểm mà
nhiều người cho rằng rất ít khả năng thành hiện thực. Mọi người đều biết lúc
đầu có nước đã không đồng ý thảo luận bất cứ cái gì về COC.
Mặc dù được cho là không có nhiều bằng chứng xác đáng về chủ quyền ở biển Đông
nhưng TQ lại có nhiều luận án, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
được công bố ra quốc tế. Ông nhận định thế nào về thực tế này?
Đúng là nhìn về số lượng các tác phẩm, các bài viết trên các tạp chí nước
ngoài, các luận án tiến sĩ, người TQ có nhiều hơn, song chất lượng các nghiên
cứu công bố khoa học của các tác giả VN ngày càng cao, ngày càng được chú ý. Ví
dụ như vấn đề về đường lưỡi bò, tại các hội thảo quốc tế, các học giả TQ thường
không trả lời được chất vấn của các nhà khoa học quốc tế (không phải chỉ quốc
tịch VN đâu). Các nhà khoa học quốc tế đồng tình với lập luận của VN. Khoa học
cần có sự khách quan, trung thực chứ không cần vũ lực. Chẳng phải Galileo bị ép
buộc bằng vũ lực, đe dọa nhưng cuối cùng vẫn nói: "Dù sao thì trái đất vẫn
quay" đó sao.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng còn có rất nhiều việc phải làm, rất
nhiều khó khăn phải vượt qua để nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu
của VN công bố ra quốc tế. Chúng ta cần nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể,
bài bản, chứ không chỉ riêng khía cạnh lịch sử. Mọi giải pháp cuối cùng để giải
quyết tranh chấp đều là giải pháp tổng thể pháp lý chính trị chứ không phải
lịch sử hay quân sự, kinh tế đơn thuần. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục lịch sử,
giáo dục về lòng yêu nước thì việc trang bị kiến thức luật quốc tế trong các
trường ĐH, viện nghiên cứu là rất quan trọng.
Chúng ta cũng cần làm tốt công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, phân loại, tạo điều
kiện cho các nhà nghiên cứu được tiếp xúc tư liệu một cách dễ dàng, tạo môi
trường học thuật trao đổi khoa học. Cần khuyến khích những nhà nghiên cứu trẻ
mạnh dạn viết bài cho các tạp chí luật quốc tế và luật biển trên thế giới. Vừa
qua, anh Nguyễn Đăng Thắng, một nghiên cứu sinh trẻ đang theo học tại ĐH
Cambrigde (Vương quốc Anh) đã cùng tôi hoàn thành một bài viết về "đường
lưỡi bò" đăng trên một trong những tạp chí hàng đầu về luật biển là Ocean
Development & International Law trong quý 3/2011.
Còn về những động thái của TQ, đặc biệt trong chuỗi các hoạt động mà TQ đã thực
hiện từ nhiều năm qua trong việc biến các khu vực không có tranh chấp thành có
tranh chấp?
Các hoạt động của TQ ở biển Đông ngay từ những năm 1990 đã được các nhà nghiên
cứu quốc tế đặt tên là "chiến thuật gặm nhấm". Tôi thì thích dùng
hình tượng "chiến thuật sóng biển" để khái quát hóa các động thái gần
đây của TQ ở biển Đông hơn. Trước mỗi cơn bão, sóng biển xô bờ với bước sóng
ngày càng ngắn và cao độ ngày càng lớn hơn. Sóng xô vào rồi rút ra. Bạn nghĩ an
toàn rồi, chịu được thì cơn sóng khác lại ập đến to hơn, cao hơn. Bạn vượt qua
quen dần, không phòng bị cho đến khi cơn bão quật đến.
Năm 1992 khi VN có phản ứng vụ Crestone
, TQ đã tạm dừng. Tới 1995, TQ quay sang Philippines ở Đá Vành Khăn. 1996 là
vụ đường cơ sở ở Hoàng Sa. 1998, TQ đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá. Lo ngại dấy
lên, các nước lên tiếng, TQ tạm thời dịu đi và ký DOC. Sau đó là Hiệp định khảo
sát Trung - Phi (2004). Bị phản đối, họ lùi chấp nhận Thỏa thuận ba bên Trung -
Phi - Việt (2005). Khi thỏa thuận này kết thúc 2008 thì 2009 TQ đưa đường lưỡi
bò ra LHQ. Vừa qua là các vụ quấy nhiễu Philippines ở Bãi Cỏ Rong, cắt cáp tàu
Bình Minh II và Viking 2 trên thềm lục địa VN. Khi bị phản đối dữ dội, Bản
hướng dẫn thực thi DOC được ký nhưng sau đó lại là tàu sân bay và dàn khoan
trên biển.
Mỗi lần TQ phô trương sức mạnh đều cố đạt một cái gì đó, tạo sự đã rồi và xoa
dịu dư luận bằng một bước lùi nhẹ trước khi tiến một bước dài mới. Vì vậy, tình
hình sẽ còn phức tạp nếu các nước ASEAN không đoàn kết, dư luận thế giới không
đồng lòng ngăn chặn kịp thời các bước phiêu lưu đe dọa hòa bình ổn định ở biển
Đông.
TQ từng đưa ra và hiện vẫn bảo lưu quan điểm gác tranh chấp cùng khai thác? Tuy
nhiên quan điểm này dường như không được các bên liên quan đồng thuận. Xin ông
phân tích, lý giải một vài vấn đề liên quan đến quan điểm này.
"Gác tranh chấp, cùng khai thác" được cho là sáng kiến của ông Đặng
Tiểu Bình và lần đầu tiên được công khai năm 1991. Thực chất chủ trương đó là
"Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác" nghĩa là chủ quyền
trên biển Đông là thuộc TQ, hiện TQ chưa thu phục hết được thì tạm thời gác
tranh chấp lại cùng nhau khai thác. Mô hình này cũng từng được áp dụng trong
quan hệ Trung - Nhật ở biển Hoa Đông nhưng thất bại.
Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã gọi chủ trương này là kiểu khai thác
"vùng biển của TQ nằm trên thềm lục địa của nước khác", tức TQ chỉ
chủ trương khai thác chung trên các vùng biển và thềm lục địa ven bờ thuộc chủ
quyền của nước khác như Tư Chính, Bãi Cỏ Rong. Hoàng Sa cũng là khu vực tranh chấp
nhưng TQ không bao giờ bàn tới "gác tranh chấp cùng khai thác" ở đây.
Ngư dân VN vẫn bị bắt giữ xua đuổi ở ngay chính vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ
quyền của VN.
"Gác tranh chấp, cùng khai thác" nhằm vào các khu vực gần bờ nước
khác, lân cận với đường lưỡi bò là một cách để hiện thực hóa con đường này nếu
chủ trương trên được chấp nhận. Điều đó lý giải vì sao các nước không thể chấp
nhận. Hợp tác cùng phát triển là một giải pháp tạm thời có thể áp dụng ở những
khu vực thực sự có tranh chấp, có phạm vi và cơ chế hợp tác rõ ràng, không ảnh
hưởng tới vấn đề chủ quyền. Hợp tác cùng phát triển không phải là "gác
tranh chấp, cùng khai thác".
Trong công trình nghiên cứu của mình, ông cũng đã nêu ra một số giải pháp cho
vấn đề biển Đông. Đâu là yếu tố thuận lợi và thách thức cho việc biến các giải
pháp này thành hiện thực?
Theo luật quốc tế, các bên có nhiều giải pháp giải quyết tranh chấp như đàm
phán, trung gian, hòa giải, hợp tác cùng phát triển, tòa án quốc tế hay tòa án
luật biển quốc tế hoặc bất kỳ một biện pháp nào khác mà các bên thỏa thuận. Cái
chính là thiện chí của các bên tranh chấp. Muốn có thiện chí phải xây dựng được
lòng tin.
Lập trường của VN được nêu từ năm 1995 là giữ nguyên trạng, không làm gì phức
tạp thêm tình hình, đàm phán song phương với những vấn đề song phương, đàm phán
đa phương với những tranh chấp liên quan đến nhiều bên, xây dựng COC như biện
pháp xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm
phán. Lập trường này được rất nhiều nước và tổ chức quốc tế ủng hộ. Đó là những
yếu tố thuận lợi để biến các giải pháp này thành hiện thực.
Bên cạnh đó có những thách thức như sự cạnh tranh Mỹ - Trung, đường lưỡi bò,
chủ nghĩa dân tộc, cơ chế kiểm soát và kiềm chế xung đột còn lỏng lẻo, chưa có
một văn bản pháp lý mang tính ràng buộc cao, khả năng sử dụng và đe dọa sử dụng
vũ lực làm cho các giải pháp chưa thể có hiệu quả, đòi hỏi các bên phải nỗ lực
hơn nữa.
Xin cảm ơn tiến sĩ!
Tác phẩm Việt Nam và các tranh chấp biển trong biển
Đông mà Thanh Niên lược đăng thời gian qua được khởi đầu từ luận án tiến sĩ
luật quốc tế "VN đối mặt với việc mở rộng biển trong biển Đông" được
nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Thao bảo vệ năm 1996 tại trường ĐH Paris I
Panthéon-Sorbonne.
TS Nguyễn Hồng Thao nguyên là chiến sĩ hải quân, phục vụ trong Lữ đoàn 125 mà
tiền thân là đoàn tàu không số trên biển Đông.
"Những chuyến đi biển gắn bó với Trường Sa trong những năm tháng khó khăn,
sự hy sinh của đồng đội, những tấm gương quả cảm của những anh em cùng đơn vị
như thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, người đã lái tàu 501 thuộc Lữ đoàn 125 lao lên đá
ngầm Gaven hy sinh tàu để bảo vệ đảo, bảo vệ đồng đội, những tình cảm mà Đô đốc
Giáp Văn Cương không ngại tuổi già cùng chúng tôi ra đảo, sâu sát từng chiến sĩ
và đồng bào, đồng chí đã dành cho chúng tôi, những người lính bảo vệ và vận tải
tiếp tế cho Trường Sa... là nguồn động lực lớn để tôi hoàn thành luận văn này
với hơn 1.000 trang", TS Nguyễn Hồng Thao tâm sự.
BBC: Trung
Quốc kêu gọi niềm tin ở Biển Đông giữa lúc Việt Nam giải tán biểu tình:
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh hy vọng các bên có tranh chấp ở Biển Ðông coi hòa bình và ổn định khu vực là một ưu tiên hàng đầu
Bắc Kinh kêu gọi các bên liên quan ở Biển Ðông nỗ lực thêm nữa để tăng cường lòng tin và sự hợp tác.
Tại một buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh hy vọng các bên có tranh chấp ở Biển Ðông coi hòa bình và ổn định khu vực là một ưu tiên hàng đầu.
Ông Hồng cũng kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Ðông nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường lòng tin và hợp tác song phương.
Phát biểu của ông Hồng được đưa ra sau khi một cuộc họp giữa 4 quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền ở Biển Ðông, được Philippines đề xuất tổ chức ở Manila trong tháng này, đã bị hoãn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cũng biết về thông tin trên, và cho biết quan điểm rõ ràng và kiên định của Bắc Kinh là các vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Ðông nên được giải quyết thông qua tham vấn và đối thoại song phương.
Ông Hồng kêu gọi lòng tin giữa các nước tranh chấp lãnh hải ở Biển Ðông sau khi Việt Nam giải tán người biểu tình chống Trung Quốc và bắt giữ hơn 20 người hôm 9/12.
Dù báo chí Việt Nam không đưa tin về cuộc biểu tình này, truyền thông xã hội ở trong nước tràn ngập các thông tin về những cuộc xuống đường ở Hà Nội và TPHCM.
Mục đích là đi biểu tình chống các hành vi gây hấn và các chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Ðông
Một đoạn thu âm dài 30 phút được cho là giữa một nhân viên công quyền và phóng viên Đoan Trang, người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình vừa qua, đã được phổ biến trên mạng Internet.
Trong cuộc đối đáp này, người công an nói rằng ông không muốn ‘làm những việc này đâu, nhưng mà lãnh đạo phân công thì phải đi làm’.
Phóng viên Đoan Trang nói cô biểu tình ‘chống bá quyền Trung Quốc, chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì không ai chống làm gì’.
Cô Đoan Trang nói: ‘Mục đích là đi biểu tình chống các hành vi gây hấn và các chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Ðông’.
Trong cuộc tuần hành vừa qua, những người biểu tình đã mang biểu ngữ và hô to nhiều khẩu hiệu như: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” hay “Trung Quốc hãy ngưng sát hại các ngư dân vô tội.”
Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội
tối 9/12 đăng tin tựa đề "Giải tán vụ việc tập trung đông người,
tuần hành trái pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại Hà
Nội".
Bàn tin không hề nhắc tới hai chữ biểu
tình, nhưng cho biết: "Khoảng 9h00 ngày 9/12, một số công dân đã
tập trung tại khu vực vỉa hè đường Tràng Tiền, trước Nhà Hát lớn TP
(quận Hoàn Kiếm), căng băng rôn, hô khẩu hiệu, gây mất an ninh trật tự".
Hà Nội
Mới nói đây là hành vi vi phạm Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông báo
của UBND TP về việc về việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
"Mặc
dù các lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng số
công dân trên không chấp hành mà tiếp tục tuần hành trên một số tuyến
phố Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, cố tình gây mất an ninh trật tự."
Tờ báo
cũng nói đã có việc cưỡng chế, đưa một số công dân về Trung tâm lưu
trú Lộc Hà "để phân loại, xử lý theo quy định của pháp
luật".
Tối cùng
ngày, trong chương trình thời sự 18:30, Truyền hình Hà Nội có tin
không hình về "một nhóm người tụ tập trái phép trước Nhà Hát
lớn gây mất trật tự công cộng".
Báo An
ninh Thủ đô, của Công an TP Hà Nội, thì chạy bản tin giống hoàn toàn
tin của báo Hà Nội Mới.
Phê
phán biểu tình
Trong khi
đó, báo chí phát hành toàn quốc không đả động gì tới hoạt động thu
hút sự tham gia của hàng trăm người ở cả Hà Nội và TP HCM.
Các cơ
quan truyền thông của Thủ đô dường như luôn đi đầu trong việc công kích
những người biểu tình.
Trong đợt
tuần hành chống Trung Quốc mùa hè năm ngoái, Hà Nội Mới và Đài
Phát thanh-Truyền hình Hà Nội đã có nhiều tin bài chỉ trích điều
mà họ gọi là "quấy rối an ninh trật tự" trên địa bàn thành
phố.
Những
người biểu tình bị phân loại thành "một số người nhẹ dạ, cả tin,
không biết mình đang bị lợi dụng", còn một số khác thì "có mưu
đồ "phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng và Nhà nước ta,
làm suy yếu để đi đến lật đổ chế độ".
'Trắng trợn, ngang tàng'
Ông Huỳnh
Tấn Mẫm cũng giải thích ông tham gia kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc do rất
bức xúc trước âm mưu "thâm độc và lâu dài" muốn chiếm biển Đông, và
việc nhà nước Trung Quốc làm người dân "hiểu lầm" rằng, Hoàng Sa
Trường Sa là của người Trung Quốc.
Ông nói:
"Trung Quốc trước đây từng là bạn của Việt Nam,
từng cứu trợ Việt Nam,
thế mà bây giờ quay lưng lại, muốn đi chiếm Biển Đông.
"Nếu như mà Đảng và Nhà nước tuyên bố
chống thì đó cũng chỉ là Đảng và Nhà nước thôi, còn nhân dân phải được quyền
nói lên tiếng nói của người ta chứ."
Ông
Huỳnh Tấn Mẫm, một trong những người tham gia biểu tình ở tp Hồ Chí Minh hôm
9/12
"Chúng
tôi cho đây là hành động trắng trợn, ngang tàng, bất chấp dư luận trong nước và
thế giới.
"Vậy
thì tại sao nhà cầm quyền Việt Nam
không cho biểu tình mà lại coi chuyện đó là của Đảng và Nhà nước, mà không phải
là chuyện của dân?
"Theo
ý kiến một số người nói biểu tình là vô bổ, không có ích lợi gì cả, nhưng nói
thế là không đúng, vì nếu như mà Đảng và Nhà nước tuyên bố chống thì đó cũng
chỉ là Đảng và Nhà nước thôi, còn nhân dân phải được quyền nói lên tiếng nói
của người ta chứ.
"Và
tiếng nói đó là góp phần ủng hộ cho đấu tranh của dân tộc, thì không có lý do
gì ngăn cản cả."
Xưa
và nay
Ông Huỳnh
Tấn Mẫm cho biết, phong trào đấu tranh ở Sài Gòn trước đây thì ngoài sự ủng hộ
của khoảng 200.000 sinh viên còn được đông đảo các thành phần khác tham gia,
nhất là thành phần lao động buôn bán.
Ông nói
cuộc đấu tranh đã trở thành "mặt trận rất rộng lớn".
Bình luận
về biểu tình ngày 9/12 mà ông tham gia, cựu lãnh đạo sinh viên nói:
"Cuộc
biểu tình lần này một phần là do các chốt chặn, barrier của cảnh sát nên nhân
dân người ta đến cũng giới hạn, không đông, nghe chừng khoảng 500 người.
"Còn
những cuộc biểu tình lần trước thì đông lắm. Nhưng gần đây chính quyền cũng có
những biện pháp khá mạnh hơn nên quần chúng cũng e dè trong chuyện tham gia đấu
tranh.
"Tôi
đi được là vì tôi thức sớm lắm, tôi đi từ sớm lắm, chứ còn những người khác thì
từ 6, 7 giờ sáng đã có hàng chục công an đứng trước nhà thì làm sao người ta đi
biểu tình được."
'Chưa
được biểu tình'
Khi được
hỏi về việc có thể người dân tham gia biểu tình ít hơn vì lo cho bản thân mình
hơn, ông Mẫm trả lời:
"Cũng
có cái đó, cũng đúng.
"Bởi
vì bản thân người ta cũng có nhiều cái bức xúc nhưng người ta cũng chưa thấy là
cái bức xúc trước mắt.
"Bởi
vì chẳng hạn như Biển Đông, nó ngoài biển, người ta chưa thấy được cuộc chiến
nó vào trong đất liền."
Ông Mẫm nói
trong lần tiếp xúc với chính quyền mới đây, ông được nghe giải thích rằng
"cuộc biểu tình nào cũng có xô xát, mà xô xát thì dễ có sự lợi dụng để mà
chuyển hướng sang tình hình khác, đó là điều tệ hại [nên chính quyền] không
đồng ý.
Ông Mẫm đã tới được nơi biểu tình hôm
9/12 vì đi rất sớm
"Thứ
hai [chính quyền nói] là biểu tình trong Hiến pháp thì có, nhưng luật biểu tình
thì chưa có.
"Tất
nhiên là chúng tôi hỏi lại là tại sao mấy chục năm rồi mà chưa có luật biểu
tình? Và nếu sợ bị lợi dụng thì chúng tôi chịu trách nhiệm cho các cuộc biểu
tình đó, các ông nghĩ sao?"
"Thì
cuối cùng cũng chỉ được nghe một câu là bây giờ chưa được phép biểu tình.
"Cái
đó vẫn chưa có thuyết phục được, nên cuộc biểu tình sáng nay do chúng tôi tổ
chức là ngoài phép của Ủy ban Nhân dân thành phố.
"Thì
cuộc biểu tình đó cũng bị ngăn chặn, nhưng ngăn chặn sáng nay cũng không căng
thẳng như những lần trước," ông Mẫm nói.
Mặc dù vậy
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam và thành viên
ban tư vấn cho hai Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã có Bấmtuyên bố mạnh mẽ phản đối điều mà ông gọi là
"hành động trấn áp thô bạo của Công An và Chính quyền phường Tân Phong,
Quận 7, TPHCM".
Công an đã
buộc ông phải về trụ sở chính quyền và nhốt ông lại trong phòng trước khi áp
giải ông về nhà.
Một số
người biểu tình có vẻ cho rằng chính quyền đuối lý và lấy vũ lực để cân bằng
lại khi ngăn cản người dân biểu tình.
Trung Quốc vừa đưa ra
yêu cầu phía Việt Nam đảm bảo an toàn cho người dân Trung Quốc và tôn trọng
luật trên biển Đông trong cuộc họp báo ngày 10/12 tại Bắc Kinh.
Phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi nói, "Trung Quốc có chủ quyền
không tranh cãi đối với vùng đảo và vùng lãnh hải trên biển Đông. Không nên cổ
động, khuyến khích bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng và phức tạp hóa
tranh chấp."
Hai cuộc
biểu tình ngày 9/12 ở Hà Nội và TP. HCM có sự tham gia của hàng trăm
người, cho dù bị giải tán một cách nhanh chóng.
Tướng Lê Văn
Cương: Việt Nam
đã 5 lần bị 'bán đứng'
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ
Công an vạch rõ Việt Nam đã 5 lần bị 'bán đứng'. Do bản tính bành
trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung
Quốc không có đồng minh.
Tháng 6 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua
Luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào
không có Luật Biển không? Trung Quốc không có Luật Biển thì họ có bảy đạo luật
khác để chi phối, bảo vệ chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, Luật Đường cơ sở,
Luật Hải dương... Giờ Việt Nam
làm Luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải rào chứ” - Thiếu tướng
Lê Văn Cương nói.
Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh
.Phóng viên:Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo chí Trung Quốc đã
đưa những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường như họ đang cố dùng bộ
máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động dân chúng của họ?
+ Thiếu tướngLê Văn Cương: Một số nhà báo, học
giả Trung Quốc viết trên tờ Hoàn Cầu - một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân - kêu
gọi phát động chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được vấn đề biển
Đông, rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi xâm lược, là hung
hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như một tội
đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội họ và lừa dối cả thế giới.
Trong gần 3 triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính
Trung Quốc, tôi tin tưởng tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn giao
hảo. Ngay cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân hậu lắm, họ
muốn bang giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ là những con bài
bị thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên Bộ Chính trị, mấy trăm ủy viên Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai cũng muốn gây chiến, chỉ là số nhỏ
thôi.
Trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy,
truyền thông Trung Quốc có hàng ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người
Trung Quốc rằng đó là chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản
công quân Việt Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu thực chất bản chất
cuộc chiến chỉ có 1%.
Hôm 17-8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ các quốc gia châu
Phi tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có nói rằng: Chúng ta kiên
quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo, kiên quyết phản đối nước lớn đàn
áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm thì ngược lại.
. Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung
Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”...
+ Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông Chu
liệt quốc đến giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh
lệnh của cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói
dối lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu. Về khoản
này, Mỹ thua Trung Quốc.
Hồi năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt chứ có phải buổi tối
đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung Quốc tung ra trung bình
khoảng 700-800 bài báo kéo tít gần như nhau: Chiến công oanh liệt của quân giải
phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược; cuộc phản công chiến
lược thắng lợi...
Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo
. Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Ông
đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa bành trướng trên thế giới?
+ Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn, đều có nhân tố bành
trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ấn Độ đều như vậy.
Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là người giàu, lớn, khỏe thì hay xem
thường kẻ nghèo hèn. Một con người cũng thế, một cộng đồng cũng thế mà một dân
tộc cũng thế.
Cho nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất nhiên gốc tích của
diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những thủ đoạn tác động vào các
nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó theo ý mình thì Trung Quốc là cha
đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây 2.600 năm, chính ông Quản Trọng, người
nước Tề thời Xuân Thu, là người đẻ ra diễn biến hòa bình với các thủ đoạn chia
rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh tế, khoét sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để
vua bạc đãi người trung thực, xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần,
ngu dốt thôi. Từ đó đất nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh
chỉ trong vài năm. Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này.
.Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến
việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập?
+ Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội,
quyết liệt hơn các nước khác.
Hai là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất.
Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân Việt
Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp ảnh cho cả
thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ quế, mua đỉa, tuồn
hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho nên cả thế giới chăm chăm
cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc không có đồng minh.
Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực?
.Nghiên cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung Quốc từ năm 1949 đến
nay, ông đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến
việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng vũ lực?
+ Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành trướng và dòng phục
vụ cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969 với Liên Xô chính là vật tế
thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không liên kết với Liên Xô. Đến tháng
2-1979, họ biến Việt Nam thành vật tế thần, một lần nữa chứng minh cho Mỹ thấy
họ không đồng minh gì với Việt Nam cả. Trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội mũ cao bồi, nói với Tổng
thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông”. Việt Nam thành vật
tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ.
Suốt từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với Mỹ và phản động
quốc tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam. Lịch sử Việt Nam lùi mất 30
năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, khi tất cả mọi lối ra thế giới
đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt hết.
Bành trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng
khi cần sử dụng vũ lực để giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến
lược đó, họ sẵn sàng.
5 lần 'bán đứng' Việt Nam
.Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên
lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam,
Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông?
+ Tôi cho là Việt Nam
từng năm lần bị bán đứng.
Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả
với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là
13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân
nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy.
Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký
tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris.
Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung
Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo
họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa
để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng
thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải
Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên
giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại
về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến
khi ký Hiệp định Paris
bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa.
Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.
Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ
thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.
Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2
triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ
khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978
là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng
Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu
lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người
cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.
Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên
lưng mình.
Tất cả những
chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc
tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ
chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có lý nào cả.
Quan hệ với
Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý
nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ
đến đảo Hải Nam
thôi.
Theo Pháp luật TPHCM
|
Theo
tôi:
Chiều
1-8, hãng thông tấn của Trung Quốc là Tân
Hoa Xã chính thức dẫn lời
giới chức hàng hải tỉnh Hải Nam thông báo rằng, gần 9.000 tàu cá đã "sẵn
sàng" xuôi xuống Biển Đông vì lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đã chấm dứt
cùng ngày - Ngày 01/08/2012 | 17:04:00 - Vietnam+
Bạn tôi vốn là
dân chài rồi thành lính hải quân của ta đưa ra cách mà Tàu sẽ chiến quần đảo
Trường Sa là: CHIẾN THUẬT BIỂN TÀU:
...? và Chiến thuật biển người
Giả dụ Ta giữ 30
đảo của quần đảo Trường Sa.
Tàu: dùng gần 9.000 tàu cá đã "sẵn sàng" xuôi
xuống Biển Đông vì lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đã chấm dứt cùng ngày - Ngày 01/08/2012 | 17:04:00- Vietnam+, giả đánh cá ở quần
đảo Trường Sa áp sát neo đậu xung quanh 30 đảo của Ta thì 9000 tàu: 30 đảo =
300 tàu neo sát vây 1 đảo của Ta - BIỂN TÀU, không có bất cứ hành động vũ lực nào.
Ta:
xử lý việc trên.
Xua
đuổi.
Tàu: công bố đây là vùng
biển Nam Sa của Tàu, nên có chủ quyền, với biển
thuyền 300 tàu x 30 người/
1tàu = 9000 người/ 1 đảo - là
biển người. (Chiến thuật biển người: một chiến thuật quân sự mà bên dùng số lượng áp đảo về người
tấn công ào ạt đánh giáp lá cà, chấp nhận thương vong ban đầu, nhưng khiến đối
phương sợ hãi mà bại, vì súng bắn đỏ nòng nhưng không thể giết hết được quân
của đối phương.)
Ta: không thể xua được.
Tàu: dùng dân ngư tay không
tiến lên đảo.
Ta: dùng bộ đội ngăn không
cho họ lên đảo.
Tàu: dùng
900 người/ 1 đảo - là biển người
Ta: bộ đội ta không thể ngăn
họ lên đảo.
Tàu: dân ngư tay không tràn
đầy đảo.
Ta: dùng hỏa lực họ tay
không vẫn tràn đầy đảo (nếu đảo nhỏ mỗi người chỉ đứng một chân).
Tàu loa: Ta bắn người Tàu
trên đảo của Tàu và “cực lực
lên án Ta dùng vũ lực giết hại ngư dân Tàu trên vùng biển Nam Sa của Tàu”.
Họ
có thể chết… người không sao, họ đã chiếm quần đảo Trường Sa của ta không
cần súng...
Lại như quần đảo Hoàng Sa,
như ngư dân ta bị bắt, bị đánh… ta lại: cực
lực lên án hành động của Tàu trên biển Đông của Ta.
Nếu như kịch của bạn tôi thì quần đảo Trường Sa của Ta
lại như quần đảo Hoàng Sa của Ta năm nào, nhưng Tàu không cần tàu to súng lớn
như năm 1974.
Ông bạn tôi phán như
đùa, ôi cái nỗi lo của bác nông dân về quần đảo Trường Sa.
Liệu có ai nghĩ
vậy?
Không
hiểu các Viện, các tinh hoa của Ta có nghĩ: Tàu chiếm Trường Sa, hay họ nghĩ
như Tự Đức và tinh hoa cuối thế kỷ XIX về quân Pháp.
Chuyện đùa hay họ đang: 9000 tàu cá Trung Quốc trưa 1/8 đổ ra
biển Đông đánh bắt trái phép. - Thứ tư
01/08/2012 09:18 - (GDVN).
Lượm vài ý của mấy bác nhà nông, mấy ông giãy chết BBC… thì:
CỨ NHƯ VẦY TẦU KHÔNG
CẦN CHIẾN TA CÓ THỂ MẤT BIỂN ĐÔNG