14 thg 11, 2009



Thư gửi người làng Trà

Quá nửa đời hay nghĩ về xưa
bến nước, cây đa, mái đình làng
cái bống , cái bang, bà đi chợ.
Âm u, đánh chắt, đánh chuyền
Chọi gụ, chọi trâu với chọi gà
Còn bao nhiêu chuyện thật ranh ma.
Mùa thu những sáng mờ sương
Gọi nhau vang xóm nhanh đi học
thực ra chỉ thích trốn học thôi
cùng nhau tìm lối lên trời
Trời cao vời vợi chẳng đến nơi
Chỉ thấy roi lằn ở mông thôi.
Bỗng thấy thời gian hơn ngựa phi
Tóc đã điểm sương, răng cũng vẹt
Có bạn vội về với tiên tổ
Để lại đằng sau tiếng kêu Trời
Ai ? người nếu nhớ về quê cũ
hãy yêu quê hơn thể yêu mình.
Nhớ những chuyện cổ về làng Trà thì những câu chuyện về Thái Hoàng Thái Hậu triều Mạc và các di tích liên quan đến Người chỉ còn hai pho tượng đá xanh; Hoàng Đế Mạc Đăng Dung & Thái Hoàng Thái Hậu còn là truyền thuyết, và đã đi theo các bô lão quá nhiều, nên tôi mong muốn nhanh ghi lại những chuyện liên quan đến cổ xưa và câu ca: “Cổ Trai Đế Vương – Trà Phương Công Chúa” để hậu duệ ghi, khảo cứu và tìm thêm quá khứ đẹp đẽ của làng Trà một thời đã góp sức vào lịch sử của dân tộc.
Tháng 6 (T. Mùi, năm K. Sửu) tôi cùng cụ Hường đã nghĩ đến và viết đề án phục dựng một số di tích liên quan đến triều Mạc và Thái Hoàng Thái Hậu người làng Trà. Đề án được trình đến cán bộ của làng mà sao những người thay mặt dân làng có vẻ thờ ơ vậy, hơn hai tuần mà ông Lượng trưởng làng không đem đến đại diện các họ ký vào đề án xây dựng Vùng văn hóa Dương Kinh, đơn phục dựng miếu thờ Đại Vương Linh Quy ở chân núi Trà? tài liệu liên quan cũng không chuyển đến các vị chức sắc của xã? nên đề án vẫn dừng ở ông trưởng làng.
Đâu là lực cản?
Hai di tích cần phục dựng đều bị phá bỏ từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, nền đình Cả thì xây trường học, miếu Đại Vương Linh Quy thì quân đội cho là khu vực trường bắn. Đây là hai công trình mang tính tâm linh cao trong nhiều di tích của làng. Tôi cầu mong Càn Khôn & linh hồn của Hoàng Đế Mạc Đăng Dung, Thái Hoàng Thái Hậu & các bậc thiên cổ của làng hãy phù hộ cho hậu sinh cùng dân làng hướng tới & hoàn thành hơn những gì đề án đề ra.
Tôi xem gia phả của một số họ của làng thấy, họ cho là đến Trà Phương sớm, tính đến nay cũng không quá 10 đời nếu theo cách tính của sử học thì các họ này đến làng chưa quá 200 năm? vậy họ không phải là dân gốc của làng? nên họ thờ ơ với phục dựng các di tích trên? nhưng dù sao họ là những người được thụ hưởng những điều tốt đẹp của làng Trà, họ phải có trách nhiệm mới đúng đạo làm người? Dân gốc làng Trà nay ở đâu? nhà Mạc đã được thời gian công nhận là một triều đại, có nhiều cải cách cho dân được hưởng phúc so với nhiều triều đại khác. Lòng tôi mong muốn chúng ta cùng hướng tới việc phục dựng một số di tích của làng, những truyền thuyết về đất nước con người làng Trà cho xứng với tầ vóc của nó trong lịch sử.
Chuyện Thái Hoàng Thái Hậu đã xưa nhưng chuyện về bà ngô Thị Rĩnh như còn mới nguyên: Năm 1936- 1938 bà Ngô Thị Dĩnh cháu 4 đời cụ Ngô Duy Nhất lấy chồng ng ười Pháp làm Giám đốc Đài thiên văn Phù Liễn, Kiến An bỏ hàng vạn quan tiền để xây lại chàu Trà. Nội tôi kể: khi xây lại chùa Bà Dĩnh đã lập hai ph­ường thợ nề một bên, ph ường thợ mộc một bên để thi đua xây dựng cho đẹp và nhanh chóng, xong hội hát đúm dài đến mươi ngày. Năm 1945 nạn đói Bà phát chẩn cho dân.Cải cách ruộng đất đã làm bà Rĩnh khánh kiệt, bà phải sống nhờ ng ười cháu như ng vẫn giữ đ ược cốt cách cao sang của ng ười có thế lực và văn hoá ở đẳng cấp cao. Tôi liên hệ với Ngô Duy Quang cháu họ của bà, bàn về tìm nơi hung táng bà tại mả Đò từ những năm 1960 đến nay không nhớ rõ nơi cụ thể. Có những người hy sinh xa bản quán lâu lắm rồi mà vẫn tìm thấy hài cốt, mà bà Rĩnh táng tại quê mình sao lại không thấy mộ, không được cát táng? Mong Càn – Khôn, linh hồn của Hoàng Đế Mạc Đăng Dung, Thái Hoàng Thái Hậu & các bậc thiên cổ của làng soi tỏ để hậu sinh đạt được những mong muốn của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét