14 thg 7, 2016

NHỮNG HÀNH ĐỘNG NHƠ NHUỐC CỦA TQ TRƯỚC PHÁN QUYẾT CỦA PCA


Phán quyết PCA bác bỏ hoàn toàn yêu sách Biển Đông của Trung Quốc dựa trên "đường chín đoạn", là thắng lợi to lớn của nhân loại quật vào mặt tập đoàn bành trướng Bắc Kinh.
Với việc tuyên bố rằng các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng biển rộng tới 200 hải lý, Toà đã bác bỏ hoàn toàn mọi cơ sở mà Trung Quốc có thể dựa vào để yêu sách đường chín đoạn.
Phán quyết vì thế tạo ra chuẩn mực pháp lý khách quan đối với điều 121 mà các quốc gia khác có thể áp dụng trong các tranh chấp khác, ví dụ như đối với các thực thể trong quần đảo Hoàng Sa, hay các thực thể trong tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên một phán quyết của Toà quốc tế phân tích và làm rõ các điều khoản quan trọng của UNCLOS như Điều 121, lần đầu tiên một toà quốc tế tuyên bố một quốc gia vi phạm nghĩa vụ thiện chí theo Điều 300 UNCLOS.
Vì thế, tác động của phán quyết chắc chắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi của tranh chấp Biển Đông và sẽ là nguồn luật quan trọng để các quốc gia khác trên thế giới tham khảo trong quá trình áp dụng UNCLOS và luật biển nói chung.
Thằng Tàu với tư cách là thành viên của (Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982 có nghĩa vụ thực thi pháp quyết này. Nhưng tòa chưa tuyên chúng đã ngông cuồng tuyên bố chống lại phán quyết của PCA vì nó biết chắc là vi phạm UNCLOS thế mới hay? và lộ rõ bản chất bành trướng, coi thường luật QT của TQ mặc dù nó là một trong 5 cường quốc phê & tham gia công ước biển 1982.
Chắc sau vụ này các nước còn mơ hồ về bản chất tham, bành trướng, hiếu chiến... nay được chứng minh & các nước sẽ tẩy chay TQ trên các quan hệ chính trị, kinh tế... đến lúc các nước G7 nên từng bước cấm vận TQ để chúng thấy được sức manh toàn cầu trước những quyết định ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế mà chính TQ đã công nhận. Họ đang mở rộng chiến dịch mua chuộc một số nước, tuyên truyền về quyền của họ ở biển Đông và biết đâu họ sẽ hung hăng hơn gây hấn với các nước có quyền lợi ở biển này?
(Tham khảo thêm luật UNCLOS 1982)
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét