3 thg 8, 2015

CHÓ NÓ CŨNG LÀM ĐƯỢC!


Báo ngày nay chỉ đưa ảnh và vài dòng:
"Đây là khu vực trũng nhất của Tuần Giáo, mực nước ngập cao hơn 3 m, nhấn chìm hơn 10 ngôi nhà sàn. Hơn 35 nhân khẩu sống tại đây là người dân tộc Mông làm nghề trồng ngô, đỗ tương tại các quả đồi quanh bản."
 Mà không mổ xẻ vì sao lụt?để kẻ cầm quyền và dân mở mắt ra phòng chống thế nào? 
Vì quan giờ nó học, chỉ mua bằng nên nó có biết thế nào là khoa học đâu, nghe đồn bọn dưới vụ lợi trình DA kèm tiền hối là chúng ký nên lũ khắp thị cùng quê, đường hỏng đằng đường, trường, trạm cũng rứa càng nơi sâu xa càng hỏng,các ngài nghĩ gì về một số quan mua thời nay?
Còn làm báo như vầy các cụ phán: Chó nó cũng làm được?

Dư này mới là nhà báo :
TP - Thống kê của tỉnh Quảng Ninh cho thấy, thiệt hại ước tính đã lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng, nhiều vấn đề bất cập đã được thể hiện khá rõ sau trận mưa lũ.
Nhà dân chìm trong lũ bùn.Nhà dân chìm trong lũ bùn.
Nguyên Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư Bùi Minh Tăng cho rằng, trận mưa lớn gây sạt lở, sụt lún thậm chí vỡ đập chắn gây thiệt hại ước tính nhiều nghìn tỷ đồng với ngành than và tỉnh Quảng Ninh là điều dễ hiểu. Điều này xuất phát từ việc địa hình ở vùng Quảng Ninh rất phức tạp. Do khai thác tài nguyên quy mô lớn kéo dài nhiều năm qua nên đã hình thành các moong mỏ sâu, bãi thải than cao như những quả núi, dễ bị sụt lún, sạt lở mỗi khi mưa lớn xảy ra.
“Ngoài yếu tố mưa lớn, các khu vực xung quanh Quảng Ninh là vùng khai thác than quy mô lớn với những bãi xỉ than lớn như những quả núi dẫn bùn, cát từ bãi thải chảy xuống các khu dân cư phía dưới gây cản trở dòng thoát nước, khiến lũ thoát chậm hơn”, ông Bùi Minh Tăng nêu vấn đề.
Trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh những thiệt hại mất nhà cửa, tài sản ở tổ 4 phường Mông Dương, bà Ngô Thị Dinh (59 tuổi, người dân tổ 2, khu 4) cho biết, trận lũ bùn do bãi đổ thải đổ xuống quá nhanh. Sẽ còn những trận mưa lớn nữa và nếu bãi đổ thải không được xử lý, thảm họa sẽ tiếp tục xảy ra. Thiệt hại sẽ còn trầm trọng hơn nữa. “Chúng tôi mong được chuyển đến khu vực khác an toàn hơn”, bà Dinh nói.
Bãi đổ xỉ thải ở Mông Dương đã từng bị UBND tỉnh Quảng Ninh đình chỉ do vi phạm an toàn môi trường. Tuy nhiên, sau một thời gian bị đình chỉ, các doanh nghiệp ngành than vẫn tiếp tục đến đổ thải trở lại.
Theo thông tin của Tiền Phong, sự cố vỡ đập bãi thải 970 xuất phát một phần do mức chiều cao của khu bãi đổ xỉ thải vượt quy định (80m đến hơn 200m so với mực nước biển). Đến nay, bãi đổ xỉ thải đã cao hơn 300m so với mực nước biển. “Núi bom” xỉ thải này đợi thiên nhiên góp thêm sức là “tuyên án tử” cho bao nhiêu người dân ở khu vực phía dưới. Vừa qua, dân dưới khu bãi thải đã được cảnh báo nhưng không chạy kịp.
Quy hoạch lại dân cư
Tại cuộc họp về mưa lũ ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau đợt mưa lũ lịch sử đã đặt ra cho tỉnh một số vấn đề cần xem xét lại, như hệ thống thoát nước thành phố Cẩm Phả, Hạ Long; quy hoạch khu dân cư ven đồi, hạ lưu các bãi thải than. Các bãi thải than cũng cần phải nghiên cứu lại, đưa ra phương án tối ưu. “Nếu một bãi thải than bị vỡ sẽ gây ra hậu quả rất lớn. Hạ lưu các bãi thải than đều là các khu dân cư, nếu bị vỡ, nước, bùn thải than sẽ tràn ngập. Khi đã bị bùn thải than tràn ngập thì ngôi nhà đó xem như hỏng luôn, không còn cách khắc phục”, ông Nguyễn Đức Long nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét