Đình Thôn Cao Bộ
sau hơn 50 năm bị triệt hạ, năm 2012 ông Đỗ Đức Bạn người làng Cao Bộ xây lại
bằng nguồn tiền tự có khoảng hơn 2tỷ đồng, một tấm gương về phục hồi di tích của Việt Nam, thật đáng kính trọng!
Về thôn Cao Bộ:
Thôn Cao Bộ thuộc xã Đại Hà, Kiến Thụy, trước năm 1813 là
xã Kiện Bộ, tổng Cổ Trai, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Đời Đồng Khánh đổi thành
Cao Bộ.
Đình Cao Bộ thờ 4
Thành Hoàng được dân tế lễ vào ngày:
10/1(lễ kỳ phúc) & 15/8 hàng năm,
gồm:
1/ Đông Hải tôn thần không rõ sự tích có 8
sắc phong tính từ thời Gia Long 1810.
2/ Liễu Hạnh công
chúa tôn thần có 2 sắc phong thời Duy Tân & Khải Định.
3/ Nam Hải tôn thần không rõ sự tích, có 7
sắc phong tính từ thời Gia Long thứ 9.
4/ Nam Hải tứ vị thánh nương tôn thần, có 2
sắc phong thời Duy Tân & Khải Định.
Căn cứ vào thần hiệu
có thể suy đoán:
- Nam Hải tôn thần là: Phạm
Tử Nghi danh tướng thời Mạc.
- Liễu Hạnh công chúa tôn thần là: nữ thần quê ở Vân Cát, Vụ Bản ,
Nam Hà.
- Nam Hải tứ vị thánh nương tôn thần: bốn thần nữ thời nhà Tống đã tự vẫn khi quân Mông Cổ truy đuổi.
- Đông Hải tôn thần: tức
Đoàn Thượng danh tướng đời Lý. Ông
sinh ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn (1184 đời Lý
Cao Tông. Theo ngọc phả ở Hải Dương, ông là con của Đoàn Trung và bà Hoàng Thị Mỹ.
Sử sách thống nhất ghi ông người làng Thung Độ, huyện Gia Lộc[1],
tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Đoàn Thượng trở
thành hào trưởng vùng Hồng. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, ông có cùng một vú
nuôi[2]
với vua Lý Cao Tông , Ông lớn lên lúc nhà Lý đã suy vi. Vua Lý Cao Tông
chơi bời vô độ, tăng cường bóc lột dân chúng, vì thế nhân dân oán thán, nhiều
nơi nổi dậy chống lại. Nhân lúc lòng dân chán nhà Lý, Đoàn Thượng cũng nổi dậy
tại quê nhà vùng Hồng.
Vùng Hồng, theo
sách Đại Nam Nhất Thống Chí [3]
nói về phủ Bình Giang và Ninh Giang: “Xưa gọi là Hồng châu, cuối đời Trần
chia làm châu Thượng Hồng và châu Hạ Hồng...”. Vùng Hồng gồm các huyện Cẩm
Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Ninh Giang và Tứ Kỳ ở phía nam tỉnh Hải
Dương ngày nay.
Sử sách chép
không thống nhất về thời gian Đoàn Thượng nổi lên. Đại
Việt sử lược khuyết danh tác giả viết vào thế kỷ 14 cho rằng ông nổi
dậy vào năm 1207[4],
trong khi Đại Việt Sử ký Toàn thư cho rằng ông nổi dậy vào năm 1212[2].
Nội dung dưới đây lấy theo Đại Việt sử lược.
Tháng 3 năm
1207, Đoàn Thượng và Đoàn Chủ nổi dậy chống lại triều đình. Ông xây đắp thành,
đắp lũy. Lý Cao Tông sai đem đại binh đi đánh. Đàm Dĩ Mông đem
quân đạo Đại Thông (miền Hà
Đông cũ dọc sông Đáy), Phạm Bỉnh Di đem quân đạo Khả Liễu, Trần Hinh
đem quân đạo Phù Đái (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Bảo Trinh hầu đem quân đạo Nam Sách
(Nam Sách,
Hải Dương), cùng họp nhau đánh Đoàn Thượng. Thấy thế lực
quân triều đình quá mạnh, Đoàn Thượng liền ngầm sai người đem của cải đút lót
cho Thượng phẩm phụng ngự Phạm Du, nguyện xin đem quân chúng theo Du. Cuộc liên
minh giữa Đoàn Thượng và Phạm Du bắt đầu từ đó. Phạm Du cố vì Thượng mà xin với
Cao Tông tha cho ông.
Tháng 10 năm
1208, Cao Tông sai Phạm Du coi việc quân ở châu Nghệ An.
Du làm trái lệnh chống triều đình. Cao Tông liền sai Phạm Bỉnh Di lấy quân ở
Đằng Châu (nay là thành phố Hưng Yên) để đánh Phạm Du. Du trở về Cổ Miệt
(Hồng Châu) cùng với Đoàn Thượng, Đoàn Chủ ở hợp binh làm phản triều đình, đánh
Đằng Châu. Bỉnh Di bị thua.
Tháng 2 năm
1209, Bỉnh Di lại đem binh ở Đằng Châu, Khoái Châu đi đánh Du. Phạm Du thua
trận bỏ trốn. Bỉnh Di tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết.
Tháng 3 năm
1209, Phạm Bỉnh Di đánh Đoàn Thượng và Đoàn Chủ tại Vệ Kiều. Quân Đoàn Thượng
thua trận, Đoàn Chủ bị hãm ở chỗ bùn lầy và bị tướng Hà Văn Lôi đâm chết.
Tháng 4 năm
1209, Phạm Bỉnh Di lại đánh tan quân Đoàn Thượng. Tuy nhiên, trong lúc Đoàn
Thượng suy yếu thì sự mê muội của vua Lý Cao Tông, tin theo gian thần Phạm Du
khiến nhà Lý càng suy vi.
Phạm Du ngầm sai
người về kinh đút lót cho các quan lại trong triều, nói rằng Bỉnh Di tàn ác,
giết hại người vô tội và kể lể tình oan, xin về kinh đợi tội. Cao Tông sai Trần
Hinh triệu Phạm Du về kinh, lại triệu cả Bỉnh Di về triều. Phạm Du về kinh
trước hầu Cao Tông, được vua tin theo; Bỉnh Di đến kinh sau, vào triều phụng
mệnh. Cao Tông sai bắt Bỉnh Di và con là Phụ giết chết.
Tướng của Bỉnh
Di là Quách Bốc nghe tin đó, đem binh lính phá cửa Đại Thanh kéo vào nội điện
để cứu chủ. Du cùng em là bọn Phạm Kinh giết Bỉnh Di và con là Bỉnh Di là Phụ
rồi cùng Cao Tông chạy trốn. Quách Bốc liền tôn hoàng tử nhỏ là Thầm lên làm
vua. Cao Tông chạy về Tam Nông (Phú
Thọ) nương nhờ nhà Hà Vạn, một thủ lĩnh miền thiểu số có thế lực.
Thái tử Sảm cùng
mẹ là nguyên phi Đàm Thị và hai em gái chạy về Hải Ấp, Thái
Bình, được thủ lĩnh địa phương là Trần Lý
và Tô Trung Từ lập làm vua, tôn xưng là Thắng Vương[5].
Thấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung có nhan sắc, Lý Sảm bèn lấy làm vợ,
nhân đó Trần Lý được phong làm Minh Tự, Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Biết tin thái tử
Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô
Trung Từ,... nên vua Lý Cao Tông ở Quy Hoá muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du
đi để liên lạc với Đoàn Thượng. Nhưng Du lại ham sắc, tư thông với công chúa
Thiên Cực, nên lỡ hẹn với ông. Khi thuyền của ông đến đón không gặp Du, bèn trở
về. Khi Du lên thuyền khác đi gặp họ Đoàn, tới Ma Lãng thì bị quân của hào
trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt và giết
chết.
Trần Lý và Tô
Trung Từ bèn mang quân đánh về kinh thành dẹp Quách Bốc. Trần Lý tử trận,
Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung.
Cao Tông chết,
thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Tô Trung Từ trở thành quyền thần trong
triều. Sau một loạt biến cố, năm 1211, nhiều đại thần nhà Lý và cả Trung Từ bị
giết. Cháu gọi Trung Từ bằng cậu là Trần Tự Khánh ở Hải Ấp lại mang quân về kinh, an táng
Trung Từ.
Đoàn Thượng và
Đoàn Văn Lôi nhân đó nói với vua Huệ Tông rằng:
Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn
mưu đồ việc phế lập.
Huệ Tông tin
theo, nổi giận, bèn hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh và giáng
Nguyên phi Trần Thị Dung xuống làm Ngự nữ. Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh
về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng.
Đoàn Thượng đem
quân đánh anh em họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai bộ tướng Lại Linh
cùng tướng Khoái Châu là Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn Đường bị bắt. Tự
Khánh bị thua, giận dữ phá đê cho nước sông chảy tràn vào các ấp rồi về. Miền
Khoái Châu mất tin tưởng ở họ Trần, theo về với họ Đoàn.
Tuy nhiên, Trần Tự Khánh là một tướng tài. Sau đó Tự Khánh hai
lần đánh bại quân họ Đoàn của Đoàn Ma Lôi, đóng ở Đội Sơn (Duy Tiên,
Hà Nam).
Họ Trần kiểm soát được cả miền Lý Nhân
(Hà Nam).
Trần Tự Khánh tìm cách liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự để đối địch với Đoàn
Thượng.
Năm 1213, Đoàn
Thượng phối hợp với quân triều đình đụng độ với Trần Tự Khánh. Tuy nhiên, lực
lượng họ Trần mạnh hơn, có nhiều tướng giỏi hơn; trong khi đó quân nhà Lý do
vua Huệ Tông và thái sư Đàm Dĩ Mông không có tài làm tướng chỉ huy nhanh chóng
bị thua trận. Cánh quân Đoàn Thượng cử đi do Đoàn Cấm và Vũ Hốt chỉ huy bị bộ
tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đánh bại. Lý Huệ Tông bỏ chạy lên Lạng châu, quân họ Đoàn rút
khỏi kinh đô trở về vùng Hồng.
Năm 1214, anh em
họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang do tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ.
Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh),
Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn. Tuy nhiên lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy
ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây)
là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự. Miền Cam Giá lại tách khỏi phạm vi thế lực của
anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới. Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang
sau khi đánh được họ Đoàn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn.
Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự
Khánh phóng hỏa đốt kinh đô rồi chạy về Lý Nhân (Hà Nam).
Song lực lượng
họ Trần vẫn rất mạnh. Sau hàng loạt biến cố khác, thế lực của Trần Tự Khánh
ngày càng mạnh hơn, buộc vua Huệ Tông phải dựa vào họ Trần. Nhiều thế lực cát
cứ lần lượt bị Trần Tự Khánh đánh dẹp. Tuy nhiên, bộ tướng của Khánh là Nguyễn
Nộn lại phản họ Trần mà cát cứ ở Bắc Giang.
Tháng 6 năm
1217, Đoàn Thượng thấy thế lực họ Trần mạnh, tạm quy hàng triều đình, được
phong tước vương và vẫn giữ vùng Hồng châu.
Sau khi Trần Tự
Khánh chết (1223), em họ là Trần Thủ Độ lên thay, tiếp tục thao túng nhà Lý.
Thủ Độ sắp đặt đưa cháu là Trần
Cảnh (con Trần Thừa) lên thay ngôi nhà Lý, lập ra nhà
Trần.
Trần Thủ Độ mang quân đánh Đoàn Thượng nhưng không
thắng, đành phải hứa hẹn phong tước cho ông. Thủ Độ định ngày hội họp, làm lễ
minh thệ, nhưng Đoàn Thượng không đến họp.
Năm 1228, Đoàn
Thượng bị sứ quân Nguyễn Nộn đánh bại và bị giết chết. Năm đó ông 45 tuổi.
Con ông là Đoàn Văn đem gia thuộc đến hàng Nguyễn Nộn[6].
Tuy nhiên tháng 3 năm sau, Nộn cũng ốm chết. Cả nước thống nhất về tay nhà
Trần.
Chú thích
Truyền thuyết về Đông
Hải Vương Đoàn Thượng
Ngày xưa, dưới triều vua Huệ Tông nhà Lý, có một tướng tên là Đoàn Thượng quê
làng Hồng Thị, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương, có sức khỏe phi thường, xương
cứng như đồng, da rắn tựa sắt, mỗi lần ra trận chỉ mang theo một thanh đao và
một mình một ngựa có thể chống lại với hàng vạn quân địch, chưa hề một lần nào
thua.
Đến khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi nhà Lý lại cho Trần Thái Tôn lên làm vua,
Đoàn Thượng bèn chiếm lấy vùng mình ở, không chịu thần phục triều mới.
Quân sư Trần Thủ Độ sai sứ đến dụ hàng, Đoàn Thượng đuổi về, rồi tụ tập binh mã
tự xưng là Đông Hải Vương, mưu đồ khôi phục cho nhà Lý. Trần Thủ Độ nhiều lần
đem quân đi đánh nhưng không thắng nổi, bèn lập kế một mặt phái người đến
thương thuyết giảng hòa, còn một mặt cho tướng Nguyễn Nộn bí mật mang quân đi
vòng để thừa cơ đánh úp.
Đoàn Thượng không dè quỷ kế của đối phương nên chẳng đề phòng cẩn thận. Nguyễn
Nộn kéo quân đánh bọc hậu, Trần Thủ Độ cầm đầu đại binh mã tấn công mặt tiền,
hai đạo quân của nhà Trần đánh cả hai mặt, bao vây quân Đoàn Thượng vào giữa.
Trong khi thấy quân mình bỏ chạy tứ tán, Đoàn Thượng quay ngựa xông vào tiền
quân đối phương, chẳng dè một võ tướng nhà Trần theo sau lưng bất ngờ chém gần
đứt lìa đầu. Mặc dầu bị tử thương, Đoàn Thượng quay lại chống cự, tướng Trần
hoảng sợ bỏ chạy. Đoàn Thượng tháo thắt lưng buộc vào cổ giữ cho đầu khỏi rơi
rồi thục ngựa phóng về phía đông. Binh sĩ nhà Trần thấy khí thế dữ dội của Đoàn
Thượng đều tránh dạt mở đường cho đi.
Chạy đến làng An Nhân, Đoàn Thượng thấy một ông cụ già khăn áo chỉnh tề đứng
một bên đường chắp tay vái mà rằng: "Chào tướng quân, Ngọc Hoàng thượng đế
đã chọn tướng quân làm thần xứ này, ở trên đồi làng kia là đất của tướng quân,
xin tướng quân nhận cho".
Đoàn Thượng gật đầu rồi đến nơi ông lão đã chỉ, xuống ngựa, nằm gối đầu lên
thanh đao, rồi tắt thở. Mối đùn đất lên thi thể Đoàn Thượng làm thành một ngôi
mộ.
Dân làng thấy thế bèn dựng đền vào nặn tượng để thờ. Về sau, đê bị vỡ, nước lụt
cuốn trôi pho tượng đến giữa làng, dân lập thêm một đền thờ khác gần bờ sông
Hồng.
Nguyễn Công Kha. Nuitraphuong. Blog - sưu
tầm và biên soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét