23 thg 1, 2013

XÂY LĂNG MỘ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM



Trên thế giới có nhiều cách đưa con người về cõi vĩnh hằng:
Địa táng:
Việt nam, Trung Quốc và một số nước khác dùng phương pháp đưa người quá cố về cõi vĩnh hằng là địa táng: Hung táng chôn thi hài trong đất khoảng thời gian từ 3 năm trở lên, rồi đào lên đưa xương vào tiểu sành chôn vào nơi mới gọi là cải táng. 

Kim cương táng:
Công ty Life Gem ở Mỹ đưa ra một dịch vụ an táng mới là dùng tro xương người quá cố chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại những kỉ niệm về người quá cố, tượng trưng cho tình cảm gắn bó sâu sắc của những người đang sống với người chết, giúp cho họ dường như vẫn ở bên nhau.

Không táng:
Tro cốt người quá cố được đựng vào hộp kín đặt trong khoang tên lửa phóng vào không gian. Trường hợp đầu tiên trên thế giới được an táng trong vũ trụ diễn ra vào ngày 21/4/1997 ở Mỹ, đến nay dịch vụ này đã khá phát triển ở các nước phương Tây.

Thạch táng
Tro cốt người quá cố và gang sử dụng làm nguyên liệu làm ra san hô nhân tạo, cho vào giỏ thả xuống biển để nuôi cấy san hô, tro cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành san hô đó, giúp người quá cố trở thành một phần của thiên nhiên.

Hóa táng
Công ty Promessa của Thụy Điển lại tung ra một phương thức an táng mới, trong đó đặc trưng lớn nhất, ưu việt nhất của phương pháp này là bảo vệ môi trường. Người ta đem thi thể người quá cố làm thành phân bón hữu cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã được phân tách nên không gây hại tới môi trường.

Yên hoa táng
Trộn lẫn tro cốt với thuốc pháo hoa, Công ty Heavens Above Fireworks đã “sáng tạo” ra một phương thức an táng mới. Con người ta khi chết đi ai cũng mong được lên thiên đường, trong khi pháo hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa tan vào vũ trụ bao la.
Những phát pháo được bắn lên bầu trời cũng là những lời chào ý nghĩa nhất của kẻ ra đi với những người ở lại.

Dịch táng
Thi thể người chết được đặt trong một loại dung dịch kiềm, xác sẽ phân hủy thành một loại dung dịch màu vàng đậm như mật mía và có mùi amoniac nhưng không gây ô nhiễm môi trường và có thể trực tiếp thải ra ngoài. Hiện tại chỉ có 2 trung tâm y tế thuộc đại học FloridaRochester của Mỹ áp dụng kĩ thuật này để xử lý các xác chết.

Bút táng
Lấy cacbon trong tro người chết chế tạo ruột bút chì. Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người quá cố và ngày tháng qua đời của họ. Một hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho một con người, một số phận và họ sẽ giúp đời tiếp tục vẽ lên những bức tranh muôn màu của cuộc sống.

Họa táng
Ashes to Portraits là công ty cung cấp dịch vụ họa táng. Một hợp chất đặc biệt sẽ hòa tan tro cốt người quá cố cùng với sơn dầu và dùng nó để vẽ một bức hình chân dung người quá cố. Phương pháp này có thể lưu giữ tro cốt trong thời gian dài, đồng thời để lại những kỷ niệm và hồi ức đẹp trong những người đang sống.
Còn nhiều phương pháp táng người không viết hết.
Tục địa táng của Ta xét về môi trường có thể bất lợi cho người còn sống, còn dẫn đến xây lăng, mộ giữ cốt được lâu, nhằm mục đích cốt ấy, hồn ấy còn lưu lại để phù hộ cho hậu duệ hưng vượng.
Quê tôi có nghĩa trang cổ, hình như con ngựa nằm diện tích hơn 10.000 m2 các gia đình và các họ xây nhiều lăng mộ nên nhìn như một thành phố của người đã khuất. Xét về mặt tâm linh chưa dám bàn, nhưng xét về việc sử dụng đất, xây dựng là rất tốn, tính sơ bộ việc xây dựng các lăng mộ có lẽ tốn nhiều tỷ đồng.

Đây là một số lăng mộ họ Nguyễn Công - Trà Phương:

Lăng chi II

Tháp "Baó ân họ Nguyễn Công"

Lăng chi II, nghành II





Họ Nguyễn Công chi 3 ở Đồng Tử, Kiến An có 9 lăng của 9 nghành:












Họ Nguyễn Công - Trà Phương nay có 13 lăng, chi phí thời điển nay khoảng hơn 3 tỷ VNĐ, đó là sự tốn, nếu quy tập xây thành 3 lăng chắc sự hoành tráng sẽ hơn, chi phí sẽ ít hơn, hai cái hơn này sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của dòng họ và xã hội?
Anh Thành - một người dân An Bằng đã 10 năm làm nghề xây lăng - kể: "Lăng mộ ở làng này được xây dựng từ lâu, nhưng trước kia chỉ làm đen trắng. Từ 1991, bắt đầu xây ồ ạt, có trang trí màu và lớn dần như bây giờ. Nhỏ thì 7-8 nghìn USD, lớn thì 20-30 nghìn USD". 
Thoạt đầu, chỉ thấy những ngôi mộ đơn sơ với giá "bình dân", nhưng càng ngày các mộ phần càng được sửa sang, nới rộng, trang trí, trở thành những ngôi "biệt thự" uy nghi. Gia đình này xây lăng 150 triệu đồng, sẽ có gia đình khác gắng xây lăng 170 triệu; nhà khác sẽ xây "hoành tráng" hơn nữa, "cho bằng người ta". Khu nghĩa địa của làng An Bằng, vì vậy, thành nơi để nhiều gia đình khoe mạnh khoe giàu. 
Đây những lăng ở Huế chắc tốn hơn nhiều không hiểu của mấy họ?






Cho nên việc quy hoặch xây lăng mộ ở nông thôn Việt Nam, các cơ quan chức năng Bộ đâu, sở, phòng ...đâu? phải nghiên cứu quy hoạch, mô hình... như thế nào để tiết kiệm được quỹ đất và của cải của xã hội đó là văn hóa, là tiết kiệm để dân giàu nước mạnh. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét