30 thg 12, 2012

ĐỪNG BIẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ




“Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người.[1]
Địa lý tự nhiên
Mùa nước nổi ở Tứ giác Long Xuyên
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 10626´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Việt Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậubán đảo Cà Mau.
Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm (Ngộ, 1988). Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder và những người khác, 1979), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm (Ngộ, 1988).

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.). Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985), và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm (Pons L. J. và những người khác, 1982). Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm (Ngộ, 1988).
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.,Cyperus sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn (Pons L. J. và những người khác, 1989).
Ghe chở chôm chôm trên sông cửu long
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa (Morgan F. R., 1961), những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ (Morisawa, 1985). Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không gian vùng (Pons L. J. và csv., 1982). Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển (Moormann, 1961). Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng (Moormann và Pons, 1974).
Các tỉnh và thành phố
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam.[2][3]
Tỉnh
Tỉnh lỵ
Thành phố
Quận
Thị xã
Huyện
Dân số
Diện tích
Mật độ dân số
BS xe
Mã ĐT
Thành phố Long Xuyên
1

2
8
2.149.200
3.536,8 km²
608 người/km²
67
76
Thành phố Bạc Liêu
1


6
858.400
2.501,5 km²
343 người/km²
94
781
Thành phố Bến Tre
1


8
1.255.800
2.360,2 km²
532 người/km²
71
75
Thành phố Cà Mau
1


8
1.207.000
5.331,6 km²
226 người/km²
69
780
Thành phố Cần Thơ

5

4
1.189.600
1.401,6 km²
849 người/km²
65
710
Thành phố Cao Lãnh
1

2
9
1.667.700
3.375,4 km²
494 người/km²
66
67
Thành phố Vị Thanh
1

1
5
758.000
1.601,1 km²
473 người/km²
95
711
Thành phố Rạch Giá
1

1
13
1.687.900
6.346,3 km²
266 người/km²
68
77
Thành phố Tân An
1


13
1.438.500
4.493,8 km²
320 người/km²
62
72
Thành phố Sóc Trăng
1

1
9
1.293.200
3.311,8 km²
390 người/km²
83
79
Thành phố Mỹ Tho
1

1
8
1.673.900
2.484,2 km²
674 người/km²
63
73
Thành phố Trà Vinh
1


7
1.004.400
2.295,1 km²
438 người/km²
84
74
Thành phố Vĩnh Long
1


7
1.029.800
1.479,1 km²
696 người/km²
64
70
Tài nguyên
Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi,[cần dẫn nguồn] Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.... Các khoáng sản khác không giàu.
Khí hậu
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp ( mưa nhiều , nắng nóng ) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực .
Nông nghiệp
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[4] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng
Công nghiệp
Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt mayvật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước
Vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL
-Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. -Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009. -Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu , vận tải thủy , du lịch . Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước , đồ đông lạnh và hoa quả . Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất
Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước , vườn , khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre,Vĩnh Long. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.” - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
“Nhưng theo Viện qui hoạch Thủy lợi miền Nam, thủy lợi tại vùng giữa sông Tiền và sông Hậu hiện còn nhiều bất cập như tiến độ thực hiện xây dựng c ác kênh trục nối sông Tiền và sông Hậu quá chậm , h ệ thống cống – đập Ba Lai chưa đồng bộ nên phát huy hiệu quả thấp , h ệ thống thủy lợi nội đồng trong vùng vẫn chưa phát triển . Theo qui hoạch trước đây, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu chỉ sản xuất 2 vụ lúa (đông xuân, hè thu) nên hệ thống bờ bao, đê bao chỉ nhằm bảo vệ lúa hè thu khi gặp lũ sớm (tháng Tám). Trong những năm qua, diện tích đất được đắp đê bao kiểm soát lũ cả năm để sản xuất 3 vụ lúa (thêm vụ thu đông) tăng nhanh, nhiều nhất ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã gây tác động không tích cực của dòng chảy lũ, nước ngầm và môi trường. Riêng tại tiểu vùng Bắc Vĩnh An (An Giang) hiện qui hoạch chưa rõ, nhất là tại khu vực huyện An Phú . Khu vực Chợ Mới tuy đã được kiểm soát lũ cả năm song hệ thống công trình chưa đồng bộ, khép kín nên chưa chủ động trong việc kiểm soát lũ. Việc cấp nước cho phần lớn diện tích tại tiểu vùng chưa chủ động, người dân phải tự thực hiện bằng các loại máy bơm dầu nhỏ. Hàng năm, phía Tây kênh Bảy Xã thường xuyên bị lũ tràn, gây sạt lở bờ và bồi lắng nghiêm trọng hệ thống lòng sông và kênh các cấp, người dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng để nạo vét, duy tu kênh, bờ kênh. Mật độ kênh cấp II trong tiểu vùng nhìn chung còn thấp, chưa đủ năng lực cấp, tiêu nước. Đường bộ nông thôn chưa bảo đảm yêu cầu đi lại trong mùa mưa lũ.” – Báo mới .com

Liệu các tinh hoa của Ta có định biến nơi đây như tiền nhân đã khai thác ép đồng bằng Bắc bộ, để nghìn năm đến hôm nay “ có hệ thống đê điều hoành tráng “ tiêu tốn bao nhiêu công lực để chống lại tự nhiên, mà hậu quả như lịch sử đã ghi những trận lụt kinh hoàng.
Các tinh hoa của Ta chớ duy ý trí mà hướng Dân lại khai thác ép châu thổ sông Cửu Long sẽ để lại hậu quả khôn lường cho dân Ta.
Hãy về châu thổ sông Cửu Long để thấy sự phá vỡ cơ cấu tự nhiên so với nó cách đây 30 năm, chớ vì thành tích tăng trưởng, lợi trước mắt mà để hậu quả khôn lường, đừng nóng với thiên nhiên, hỡi các tinh hoa, đã mua bằng để hóa Tinh hoa với cái đầu nóng chống lại thiên nhiên?
Thoại Sơn - qua ngày tận thế, tháng 12/2012.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét