14 thg 10, 2012

CHIẾN TRANH NỖI ĐAU CỦA NHÂN LOẠI MỌI SỰ TRANH CHẤP PHẢI GIẢI QUYẾT BẰNG ĐỐI THOẠI - HÒA BÌNH



Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. 
Chiến tranh thế giới thứ hai  bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượngĐồng Minh  Trục theo chủ nghĩa phát xít Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng củaĐức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộcchiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Vũ khí nguyên tử được sử dụng.
Trước hai cuộc chiến trên, nhân loại đã có bao nhiêu cuộc chiến, gây bao đau thương cho con người, vì sao mà xảy ra các cuộc chiến dã man tàn sát người và thiên nhiên, chiến tranh nhắm mục đích gì? 
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc 1979

Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. 
Hai đồ tể chiến tranh biên giới Việt Trung
Thương vong và thiệt hại
Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[72] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. [73][74] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[75] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. [28][76] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. [72]Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[77] Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Timethì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). [51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. 
Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[79][78]
Theo tuyên bố của Việt Nam:
§                    Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
§                    Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
§                    Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
§                    Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.


Tù binh Trung Quốc



Một góc nghĩa trang liệt sĩ tại Hà Giang trong cuộc chiến tranh biên giới.


Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[73] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.  Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Nay các bên đang chuẩn bị cuộc chiến trên biển:

Lực lượng Phòng vệ biển (MSDF - hải quân) Nhật Bản kỷ niệm 60 năm thành lập ngày 14-10 bằng màn diễu binh khoe đội tàu chiến hùng hậu. Nhật phô diễn sức mạnh đúng vào lúc đang có căng thẳng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

45 tàu chiến của MSDF đã tham gia diễu binh ở vùng biển vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, bao gồm tàu khu trục, tàu đệm không khí dùng để tấn công các khu vực bờ biển hiểm trở và tàu ngầm mới. Ngoài ra còn có mặt khoảng 30 chiến đấu cơ, hầu hết là trực thăng và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C, của MSDF.

Xuất hiện cùng tàu Nhật là các tàu chiến đến từ Mỹ, Singapore và Úc. Đại diện của 20 quốc gia, kể cả Trung Quốc, đã tham dự buổi lễ được tổ chức ba năm một lần này.

Tàu sân bay Liêu Ninh “ra trận”
Hình ảnh do Tân Hoa xã công bố cho thấy bảng điện tử gắn trước tàu hải giám 50 có mang dòng chữ đầy đe dọa: “Mọi biện pháp mà các người (Nhật Bản) đang đơn phương áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư đều vô hiệu và phi pháp. Hành vi của tàu Nhật đã xâm phạm quyền lợi và chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu tàu Nhật ngừng ngay mọi hoạt động xâm phạm, nếu không các người sẽ gánh chịu hậu quả”.
Biển Hoa Đông rõ ràng chưa hề lặng sóng trong những ngày qua. Ngay lúc này, Trung Quốc lại đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra để “phục vụ bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc”. Khác với những lần xuất bến trước, lần này tàu Liêu Ninh đã rời cảng Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) và chở theo máy bay chiến đấu tàng hình J-15. Tân Hoa xã không cho biết cụ thể tàu sân bay này sẽ đi đâu và làm gì trên biển. Có lẽ, như mạng tin tức Trung Quốc nhận xét, Bắc Kinh đang sử dụng cùng lúc cả chiến lược quân sự lẫn ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 Tàu Liêu Ninh rời cảng Đại Liên tối qua. Ảnh: CNS
Mỹ có bao nhiêu loại vũ khí giết người và hủy diệt thiên nhiên

Căn cứ vào ý tưởng của Hải quân Mỹ, cùng với việc sử dụng máy bay chiến đấu F-35C và tàu sân bay lớp Ford, trong tác chiến cường độ cao, liên đội máy bay trang bị cho tàu sân bay sẽ có thể điều động 220 lượt/ngày trong vòng 5-7 ngày đêm; trong tác chiến cường độ trung bình, có thể điều động 180 lượt/ngày trong vòng 30 ngày đêm, gây thiệt hại cho 1.500 mục tiêu.

Các loại vũ khí và các cái đầu nóng sử dụng vũ khí trên tiêu tốn bao nhiêu tài sản của dân, chiến tranh chỉ làm cho dân chết và gánh chịu hậu quả hàng trăm năm, kẻ thống trị không ra chiến trường họ ở trong hầm hiện đại nhất, kết thúc cuộc chiến họ giàu nhất, giàu trên xương máu của đồng loại, liệu họ và con cái của họ có yên.
Mọi sự tranh chấp phải giải quyết bằng đối thoại Hòa Bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét