17 thg 9, 2012

TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO GIỐNG MÀ KHÁC VỀ CÁCH XỬ LÝ


Việt và Trung tranh chấp biển đảo:
Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoađưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đáLen Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Namphải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong hai mươi tư thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).


Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một phần trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các tàu tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phíaViệt Nam xem là hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam.[1][2] Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng chính Việt Nam mới là bên đã vi phạm chủ quyền và hoạt động bất hợp pháp trên lãnh hải Trung Quốc.[3][4]

Chủ nhật ngày 24 tháng 7 đã diễn ra đợt biểu tình lần thứ 8 liên tiếp.[60] Có đến hàng trăm người tham gia tại Hà Nội, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức và thanh niên.[60] Đoàn biểu tình ủng hộ báo Đại Đoàn Kết vì đã kêu gọi vinh danh các binh sĩ Việt Nam hy sinh khi chiến đấu chống Trung Quốc tại Hoàng Sa năm 1974và Trường Sa năm 1988.[60] Họ cũng hô khẩu hiệu phản đối trước trụ sở báo Hà Nội Mới vì tờ báo này đã đăng bài ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người đã có công với Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979.[60]
Sau 10 tuần biểu tình liên tục, vào ngày 18 tháng 8, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức yêu cầu người dân "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố."[61] Theo UBND, các cuộc biểu tình sau này là do "các thế lực chống đối nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô" và "những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại."[62][63]
Ngày 21 tháng 8, nhiều người vẫn tiếp tục biểu tình, bất chấp lệnh cấm của ủy ban nhân dân Hà Nội. Công an đã bắt giữ ít nhất 15 người.[64]

Một số ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam




Trung và Nhật tranh đảo:
Kể từ khi Chính phủ Nhật Bản tuyên bố mua lại 3/5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp, truyền thông, các học giả và cả chính giới Trung Quốc liên tục có các tuyên bố mang tính răn đe. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố Bắc Kinh sẽ "không lùi một tấc nào" còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi thì nói: "Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết và sẽ kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia". Giới học giả diều hâu, cứng rắn thì cảnh báo, “Nhật Bản đang đùa với lửa” và sẽ “nhận lại hậu quả thích đáng”.  Tựu chung, những tuyên bố đó đều khẳng định rằng Trung Quốc sẽ "không bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp hay cái gọi là 'quyền kiểm soát trên thực tế' của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư".
Ngoài tuyên bố, Trung Quốc còn thực hiện các hành động răn đe. Thông tin về các cuộc tập trận tràn ngập trên các phương tiện truyền thô kể từ khi Nhật tuyên bố mua lại 3 đảo.
Trong diễn biến mới nhất, là cuộc tập trận đổ bộ lên đảo của Quân khu Nam Kinh và cuộc tập trận bắn đạn thật của Hạm đội biển Hoa Đông thuộc Quân Giải phóng Nhân dân trung Quốc.Trước đó, hôm cuối tuần, Trung Quốc còn điều 6 tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh khẳng định rõ ràng, việc này là nhằm tuần tra và thực thi luật pháp, chứng tỏ quyền tài phán của Trung Quốc với các đảo này. Và rằng, “các tàu hải giám Trung Quốc sẽ có hành động cần thiết không để tình hình leo thang”.
Trong một động thái mới nhất nhằm khẳng định chủ quyền, Cục Hải Dương Trung Quốc đã công bố tọa độ đảo Senkaku/Điếu Ngư và một số đảo lân cận. Trước đó, đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Lý Bảo Đông đã gặp Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban ki-moon và chuyển giao bản tọa độ này
Người biểu tình đụng độ cảnh sát

Toyota Nhật Bản ở Trung Quốc bị đốt, phá
.
1000 tàu cá Trung Quốc hướng ra Senkaku/Điếu Ngư 

Chúng ta cùng suy ngẫm để ứng xử sao bảo vệ được biển đảo mà không tổn hại đến nguyên khí quốc gia và không để anh Trung đừng cậy thế làm càn, một chút suy tư khi xem những trang báo lề phải và Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét