4 thg 8, 2012

TÀU LIỆU CÓ ĐÁNH CHIẾM TA


 “Trung Quốc đến thì sao?” mẹ vợ tôi nay 95 tuổi hỏi tôi, ý là Tàu xâm lược thì sao. Tôi: Bà yên tâm Tàu không thể đến được Hải Phòng. Mẹ vợ: Anh nói lạ, xưa tôi thấy Tàu đầy phố, đầy quê.

Thế đấy người già lo vận mệnh quốc gia, trẻ như tôi chỉ lo nhậu nhắm!
Đêm khó ngủ nghĩ về Tàu:
Xưa:
Từ thượng cổ, người Trung Hoa đã tự tạo cho mình niềm tin rằng vua của họ là “Thiên tử” (con Trời), được ban cho “thiên mệnh” trị vì thiên hạ. Tần Thủy Hoàng thống nhất các nước nằm trong lưu vực sông Hoàng, gọi là Trung Quốc – hàm ý quốc gia ở trung tâm trái đất.
Những dân tộc không cùng dòng giống với người Hoa, sống quanh Tàu họ gọi là: Di, Mọi,… Ta họ đặt tên: nam Man. Sau nhà Tần, nhà Hán vẫn lấy danh nghĩa làm theo “mệnh trời”, tiếp tục chính sách bành trướng của Tần Thủy Hoàng chiếm đất đai của các dân tộc này sáp nhập vào Trung Quốc, tinh vi hơn: diệt giai, ép gái lấy người Hán, con họ trở thành người Hán vì mang huyết thống cha theo chế độ phụ hệ, sau vài trăm năm các dân tộc này đều bị tuyệt giống. Đó là cách duy nhất để cung cấp nhân công cho nền kinh tế nông nghiệp, khi người Hán chỉ là thiểu số so với toàn thể số dân Trung Hoa thời đó. 
Trong khoảng một ngàn năm gần như các tộc Bách Việt đã bị Hán hoá và tuyệt chủng. Duy nhất dân tộc Ta thoát được nạn này không những không bị đồng hoá mà kỳ diệu hơn Ta còn giữ được độc lập, một phần đất phía Bắc và bành trướng phía Nam tạo thành một quốc gia độc lập với Trung Quốc làm cho cuộc nam tiến của người Hán xuống Đông Nam Á bị khựng lại từ hơn một ngàn năm nay.
 Sử Tàu ghi họ phạt Ta, dạy Ta một bài học... Sử ta ghi mươi trận thắng Tàu..., Tàu ghi ta thắng vẫn phải sang xin lỗi, cống người vàng, của quý khi thường niên, khi cách niên thế mới bậy, cái sử Đại Hán cứ cậy thiên tử viết càn?.
Nay: 
Tình răng môi, rồi 4 tốt, mười mấy chữ vàng…
Tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng CS Việt Nam chắc Tàu    (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) không thể nuốt được Ta vì mấy trăm năm Tàu nuốt Ta một thời gian lại nhả ra.
Nay chắc Tàu nuốt Ta khác xưa, vì:
Còn sự can thiệp của quốc tế.
Dân Ta đa số chống Tàu hơn chống Mỹ...
Nhưng Tàu sẽ nuốt ta nhiều mặt:
Ngoại Giao:
Các hội nghị quốc tế, báo của họ bôi nhọ hình ảnh Ta, cho ta là vô ơn, hiếu chiến… Dùng Campuchia tấn công bằng quân sự, bao vây xâm lấn lãnh thổ: mua chuộc Lào nhằm vây chặt chúng ta trên bộ.
Quân sự:
Đất:....
Biển đảo: 
Chiếm Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức"-tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lí, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores)[1].
Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Namchống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.
Ngày 22 tháng 9 năm 1958báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc[2].


Thế mà Tàu và lề trái cứ bám lấy đổ cho Phạm Văn Đồng bán biển đảo, bậy đến thế là cùng
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong[3]. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1970Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shoshohay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốcElmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.[4].
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
Trước năm 1974 Tàu không có đảo nào ở biển Đông đùng một cái từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 họ dùng quân sự chiếm trọn đảo Hoàng Sa của Ta.
Chiến tranh biên giới 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm.

Hải chiến Trường Sa 1988  Năm 1975 ta giải phóng quần đảo Trường Sa, Tàu bất ngờ nên không chiếm được Trường Sa, đến năm 1988 khi Tàu đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền. Wikipedia

Thế là họ lấy ba bãi đá Colin, Len Đao  đá Gạc Ma của Ta làm tâm, dùng luật biển làm cơ sở để quay compa chiếm cả biển Đông của Ta


Tháng 6/2012:
-  Ngày 20  Tổng Cty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu khai thác dầu khí tại vùng biển của Việt Nam. Báo Tàu đồng loạt viết bịa đặt, vu cáo 100% về Việt Nam: “ xâm phạm chủ quyền Trung Quốc”, “ hiếu chiến”…
-  Ngày 21 Ta thông qua Luật Biển Việt Nam. 


Tháng 7/2012:
-  Ngày 12/ đội 30 tàu cá của Trung Quốc rời Hải Nam để bắt đầu hoạt động đánh cá thường niên với quy mô lớn chưa từng có. Các tàu này được hộ tống bởi Ngư Chính 310, tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc.
-  Ngày 16 Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố  Luật Biển Việt Nam...
-  Ngày 19 Tàu chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
- Ngày 21 phía Tàu đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”Tàu quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” phi lý vì nó phạm vi quản lý hành chính  bao trùm trên diện tích lên tới 2 triệu km2, chiếm gần 2/3 trên tổng số diện tích 3,5 triệu km2 ở Biển Đông, trùm nên biển đảo của Ta. Trước khi có hành động này, hàng trăm tờ báo Trung Quốc đã có những bài viết xuyên tạc, vu cáo Việt Nam.

Hết tháng 7/2012:
Ngày 31, 8.994 tàu cá của Hải Nam đã tập trung về cảng Đàm Môn thuộc thành phố Quỳnh Hải, để chuẩn bị xuất phát. Đàm Môn có dân số 30.000 người, trong đó một phần tư là ngư dân và phần lớn các tàu Trung Quốc đánh cá trên Biển Đông.
Tờ Hải Nam Nhật báo dẫn nguồn Sở Ngư nghiệp và Hải dương tỉnh Hải Nam cho biết tỉnh này sẽ mở rộng phạm vi khai thác nghề cá trong khu vực của cái gọi là "ngư trường Tam Sa", hướng dẫn ngư dân đóng tàu lớn hơn, ra vùng nước sâu hơn ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là “quần đảo Trung Sa”.



Thống kê theo ngày tháng Ta thấy Tàu hình như biết trước động thái của Ta về biển Đông, nên họ đều đi trước Ta một, vài ngày thế mới kỳ.


Theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) thì Ta có quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng biển Đông. Hành động của Trung Quốc là vi phạm, đi ngược lại UNCLOS 1982.
Kinh tế...: không hiểu hết phải hỏi bộ Công, bộ Nông, bộ Văn...
So sánh về sức quân sự: hỏi bộ quốc phòng, bộ tài chính.
Mai:
 Tàu sẽ đi con gì trong cuộc cờ với Ta? Các nước lớn hay dùng nước nhỏ làm quân cờ để vui chơi lắm, như "sách trắng quan hệ Ta Tàu" ta công bố xưa nay họ có thể hơn xưa?

Về báo của Ta 
Báo lề Phải đại diện là: 
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối hành vi này của các tàu Trung Quốc.
Người phát ngôn Lương Thanh Nghị tuyên bố: Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động nói trên của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

  Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam  cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là thành phố "Tam Sa", xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ ngoại của Ta thường xuyên: kiên quyết, cực lực với Tàu. 
Tin Tàu cho tàu cá, Ngư Chính xâm biển Ta, tại sao Ta không cho cảnh sát biển kiên quyết, chặn tàu của Tàu hỏi: sao ANH xâm biển EM, xem ANH trả lời thế nào? thế thôi, sao Ta cứ: thường xuyên tuyên: kiên quyết, cực lực với Tàu, nghe mãi là chán,nản. 
Ta đừng sợ vì chỉ hỏi ANH thôi.
Chớ nóng chơi đồ nóng, vì Ta có thể kém họ về độ nóng, độ đông?


Lâu rồi được xem tin này sướng cái tai:
"Ông Thắng bộ Nông cảnh báo: Nếu Trung Quốc có thể gây sức ép với VN và Philippines bằng số lượng tàu cá đông đảo trong hai ba năm tới đây, dần dần Bắc Kinh sẽ kiểm soát hoàn toàn nguồn cá trên biển Đông. Kế tiếp Trung Quốc sẽ đưa các giàn khoan dầu đến các vùng nước có tranh chấp để kiểm soát nguồn năng lượng dưới đáy biển. Điều VN cần làm là tăng cường tối đa hoạt động giám sát trong EEZ của mình và thông tin đầy đủ mọi trường hợp xâm phạm của tàu cá Trung Quốc và chủ động có phương án đối phó không những bằng những công hàm phản đối qua đường ngoại giao như từ trước đến nay mà cần có thái độ quyết liệt hơn, tố cáo với công luận thế giới, hội đồng bảo an LHQ và các tổ chức quốc tế hành động xâm phạm chủ quyền, biển đảo, phá hoại hòa bình và an ninh trên biển Đông cũng như khu vực Châu Á-TBD. Chúng ta tránh quan hệ đối đầu với TQ nhưng cũng không thể lùi bước trước sự bạo hành của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Hòa bình không thể bảo toàn khi an ninh trên biển Đông bị uy hiếp !"
 Các cụ bảo hay như đài, làm thật như vầy thì hay biết chừng nào ông Thắng nhỉ. Có lẽ chuyển ông sang bộ quốc phòng thì chắc tàu lạ sợ không xâm biển Ta.

 Báo lề trái: đúng ít, sai nhiều, mổ xẻ lung tung về quan hệ giữa Ta và Tàu, bôi đen nhiều thứ ở Ta, dọa lãnh đạo, dọa dân…: dẫn ra sợ các kiểm soát viên “lôgc liếc…” cho là tạo phản, nếu bạn nào trót xem bài này thông cảm tự tìm về quan hệ Ta và Tàu (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).


 Đây là tập hợp tài liệu từ lề phải, trái, Wikipedia và chút hiểu biết tầm đáy giếng để ngẫm cái thời sự của tôi, ghi cái hiểu của tôi về nhiều thứ, viết để lưu cái nhận thức của tôi về thế giới con người chứ không nhằm mục đích chống phá gì, để mai già, rỗi, xem lại thấy xưa mình ngô nghê đến đâu thôi.
Viết xong bài này, thấy bà mẹ vợ 95 tuổi đang bàn với các cháu: chỉ sợ Tàu nó sang. Thế mới lạ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét