31 thg 5, 2012

NĂM TÂN MÃO TA BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT



Năm Tân Mão người xưa tổng kết: năm của sự đổi mới nhanh như bước nhẩy của Mèo, vậy ta thử điểm qua một số sự kiện đã qua:


       Chính trị: Biến động ở Bắc Phi đã hạ bệ Mubarak, tiêu diệt Gaddafi. Bin Laden trùm khủng bố bị tiêu diệt tận sào huyệt dù có thể y được một số thế lực chính trị che dấu, nhà độc tài Kim Chính Nhật đã ra đi sớm mặc “sự chăm sóc hết lòng của các y bác sĩ”. Một số kẻ độc tài, tham nhũng bị cầm tù, hạ bệ… Qua đây ta thấy sự tích tụ của cải, quyền lực… nhằm vinh thân phì gia của một số kẻ đang bị loài người phỉ nhổ và tiêu diệt để đem lại quyền làm người cho mỗi người.
       Kinh tế: Nợ công khu vực liên minh châu Âu, kinh tế toàn cầu suy thoái. Ở ta những cuộc vỡ tín dụng đen,  chứng khoán tuột dốc không phanh. Hàng chục ngàn doanh nghiệp thật, giả, buôn bán hoá đơn, trốn thuế, lừa đảo…lợi dụng cơ chế lấy đất nông nghiệp mà dân tộc đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu tạo dựng để làm dự án, nay bao nhiêu ha đất nay bị bỏ hoang, làm nông dân nơi ấy hết ruộng bị tha hoá. Đẩy thị trường bất động sản thành bong bóng lớn, ghê hơn bao giờ hết, đã đóng băng liệu có nổ?.
Công nghiệp của chúng ta làm được gì? Mà khắp thị cùng quê hàng hoá Trung Quốc chiếm đại đa số.
Với cách tái cơ cấu kinh tế theo kiểu tung tiền ra mua hoặc cứu doanh nghiệp như đang làm có phải đây là biện pháp quay về thời kỳ kinh tế bao cấp.
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 chính xác là bao nhiêu %, liệu có phải bằng mọi giá để tăng trưởng sánh bằng các quốc gia khác không? Đằng sau sự tăng trưởng cao ngoài thành tích như ta thường ngày biết, hệ lụy của nó là gì?
      Ngoại giao So với tổ tiên nay ta có gì mới?
      Quân sự: Có phải chúng ta đang bị các nước lớn buộc chúng ta phải mua vũ khí?
Ta cần hệ thống tên lửa đủ tầm xa và sức công phá để bảo vệ trời, biển, đảo... có hơn sắm tầu ngầm, tàu nổi,  máy bay ? liệu ta có số lượng và chất lượng các loại này so với nước lạ,... dải đất hình S của ta là một CHIẾN HẠM KHÔNG BAO GIỜ CHÌM, tên lửa đủ tầm xa, đủ sức công phá, đủ thông minh... dễ bảo quản, ngụy trang...đặt trên CHIẾN HẠM NÀY chắc hơn cái bay, cái lặn, cái nổi dễ làm mồi cho địch có nhiều ưu thế về kỹ thuật. Vậy chắc kẻ nào động đến dải đất hình S tất bại.
      Sao ta chỉ mua được tên lửa bắn tới 300 km liệu có bảo vệ được quần đảo Trường Sa?
          Hơn nửa thế kỷ trước, Tổng thống Eisenhower đã lưu ý rằng: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được hạ thủy, mỗi tên lửa được phóng ra, đều có nghĩa là… một hành vi trộm cắp từ những người đói khổ mà không có ăn, từ những người bị lạnh mà không mặc… cuộc sống hoàn toàn không phải là như thế… đó chính là đem nhân loại lên treo trên cây thánh giá”.
        "Hợp đồng đầu tiên cung cấp cho Việt Nam 8 máy bay Su-30MK2 có tổng trị giá khoảng 400 triệu USD, hợp đồng thứ hai, cung cấp thêm 12 máy bay Su-30MK2. Theo thông tin không chính thức, giá trị hợp đồng này trị giá tới 1 tỷ USD. Cả hai hợp đồng cũng bao gồm cả việc cung cấp thiết bị, vũ khí và phụ tùng cho các máy bay.

       Trước đó đã có thông tin rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ Su-30MK2 nữa để tiếp tục củng cố tiềm lực không quân của mình.
       
       Theo các thông cáo báo chí, tính tới hiện tại, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sở hữu 23 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MK2.
Các máy bay mới sẽ nhanh chóng được đưa vào trang bị và trực chiến trong Lực lượng Không quân Việt Nam, góp phần gia tăng sức mạnh, bảo vệ vùng trời, biển đảo của Tổ quốc.
Theo Đất Việt
         Kinh tế suy thoái mà chạy đua vũ trang là một điều nguy hiểm, nhiều chính thể sụp đổ bắt đầu từ đó. Liệu chúng ta có thể sánh với các nước ở bên?
         Môi trường: xây dựng khu công nghiệp tỉnh nào cũng có?, xây cảng biển, xây thuỷ điện nếu không khoa học là dịp để kẻ xấu chiếm đất, lâm tặc phá rừng. Rừng nguyên sinh ngày càng cạn kiệt, tàn phá thiên nhiên sẽ gặt hậu quả nghiêm trọng về môi trường, thiên tai, … cùng việc sử dụng công nghệ cũ, bẩn đang tự huỷ diệt nước mình.
         Văn hoá giáo dục: tư duy lỗi thời của những người hoặch định chính sách dẫn đến tha hoá người thầy, những tệ nạn trong giáo dục đang phát triển là mối nguy hiểm cho xã hội khi con người bị giáo dục bởi “máy cái” lỗi. Chương trình không khoa học nay cải cách mai cải cách, học sinh, sinh viên phải học thêm nhưng trí thức đâu có thêm? nhiều văn bằng chứng chỉ thật mà giả về chất lượng, vì người có bằng không thực hành công việc mà bằng đã ghi, thì xã hội được gì khi người đó có địa vị, hưởng lương từ thuế lại không biết làm gì cho dân? Bao nhiêu Viện nghiên cứu…, tiến sĩ, trên dưới tiến sĩ … của chúng ta làm được gì? Cho nền kinh tế, văn hoá, giáo dục của ta.
       Y tế và an sinh xã hội: Ngành y tế với y bác sĩ ra lò bởi “máy cái” lỗi, giá thuốc cao hơn nhiều lần so với quốc tế cùng việc bệnh viện quá tải sẽ làm cho: Người nghèo sẽ hết nghiệp khi lâm bệnh trọng, một số quan nghề y giàu trên đau khổ của người bệnh, một thứ làm giàu vô đạo đức, tởm nhất trong các cách làm giàu.
         Nông, lâm, ngư nghiệp: sản lượng lúa ngày càng tăng, để tăng sản lượng lúa, “ nhà khoa học cộng với quan = chương trình: “làm đê bao”, nó sẽ biến đồng bằng sông Cửu Long dần trở thành như đồng bằng sông Hồng, vì "sáng kiến" này và các sân gon & DA… treo đang thu dần diện tích nông nghiệp. Rừng nguyên sinh cơ bản đã thanh toán, các vườn quốc gia đang bị đe doạ, thú rừng nơi sinh tồn bị thu hẹp cùng với việc săn, ăn động vật hoang nhiều loài đã tuyệt chủng. Ngư nghiệp mấy năm nay tàu lạ đâm tàu ngư dân , , ra khơi thế nào?
          Quy hoạch đô thị và giao thông: không khoa học sẽ tốn đất mà hậu quả trăm năm khó giải quyết đó là: Dân phải sống trong ngõ, ngách nhỏ, vòng vo, về phong thuỷ là nguy hiểm, nguy cơ cháy nổ khó thể dập tắt... là nguyên nhân của tình trạng ách tắc, tai nạn giao thông mỗi ngày cướp đi trung bình 30 người và hàng chục người thương tật là gánh nặng cho gia đình và xã hội, cùng với việc di dân từ nông thôn đến thành thị, không có giải pháp thì đô thị của ta chứa đầy nguy hiểm cho con người.
        Nếu năm 2011 là năm chứng kiến bao nhiêu điều tốt thì các báo, đài đã nói, viết nhiều tôi không liệt kê nữa, vui đến mức nào chúng ta đều hiểu.
        Nay tôi thiển cận có vài suy nghĩ viết để trao đổi với các bạn, mong cùng nhau chân thành góp ý kiến với Đảng và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn đưa đất nước phát triển theo đúng quy luật của xã hội và tạo hoá để mỗi chúng ta được hưởng cái quyền làm ngưòi. Đừng lợi dụng tự do mà đưa ra những ý bôi đen sự thật hay tô hồng đều có tội với dân với nước, nhất là hoàn cảnh hiện nay.
        Năm 2012 năm Rồng có phải nước dội xuống Rồng đang ngắm Xuân để Rồng bay vào sấm, chớp mùa Hè, nước nhiều mà bờ hồ mỏng liệu có chứa được nước không? hay nước mạnh làm vỡ bờ? là năm Âm Dương không hài hoà, cầu mong tòan cầu có nhân hoà cho dân bớt khổ hơn năm Mèo.
        Chúc bạn đọc cùng gia đình năm Nhâm Thìn này hạnh phúc, góp phần vào việc vận hành các quy luật xã hội & thiên nhiên, những quy luật của muôn đời sẽ tất thắng những kẻ điên khùng muốn vận hành xã hội theo chủ quan để vinh thân phì gia, còn mặc dân sống trong đau khổ?

30 thg 5, 2012

HỌ VŨ VIỆT NAM, HỌ VŨ TRÀ PHƯƠNG VÀ VIỆC XÂY NHÀ THỜ HỌ HIỆN NAY






Núi Trà Phương nhìn từ phía Tây Nam.

         Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853) con trai một quan phủ nhà Đường (618-907) tên là Vũ Huy, người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan Vũ Huy du ngoạn phương Nam đến đất Giao Châu. Ngài lấy Nguyễn Thị Đức ở làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu ( nay là tỉnh Hải Dương) sinh Vũ Hồn ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thân (804), húy nhựt ngày mùng 3 tháng chạp âm lịch năm 853. Hiện đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (1) Nay họ Vũ ở Việt nam còn gồm họ Võ là một dòng họ lớn có nhiều danh nhân đất Việt và số nhân khẩu khá đông.
         Theo lịch sử họ Vũ đến Trà Phương trước thế kỷ XV, Thái Hoàng Thái Hậu đầu triều Mạc là người họ Vũ - Trà Phương sinh Hoàng đế Mạc Đăng Doanh vị vua anh minh đã chấn hưng và đem lại thái bình cho đất nước. Thái Hoàng Thái Hậu được người đương thời tôn là vị Bồ tát đã chấn hưng đạo Phật đầu thế kỷ XVI, Ngưòi đã cúng hơn 30 mẫu ruộng, vàng 6000 lá cùng nhiều tiền, gỗ… xây sửa nhiều chùa ở Bắc bộ, xây Bà Đanh tự nay là chùa Thiên Phúc, cúng chùa 1,9 mẫu ruộng, cúng làng 101 mẫu 2 sào, 10 thước 3 tấc 8 phân và tạo nên làng Trà vang bóng một thời.

Cánh đồng Hương nhìn từ trên núi Chè còn vết hình cái lược Trong lòng lược là gương hình tròn người nay đã phá dể tiện làm đồng. Thật đáng tiếc!- Ảnh Nguyễn Công Khanh PV Báo Tiền Phong

         Thế mà có ông ở Lan Liễu làng bên nhận Thái Hoàng Thái Hậu là người của làng ấy. Thật là đói rách chẳng ai nhìn, làm một tí quan tám vạn họ nhận liền của tôi?
         Nay tại Trà Phương có 3 họ Vũ không cúng một tổ là: Vũ Duy, Vũ Phú, Vũ Văn, chưa phát hiện 3 họ Vũ này có liên quan với họ Vũ đến Trà Phương từ thế kỷ XV đã di cư khoảng 1592. Họ Vũ Phú cư trú ở phía Tây Nam làng, nơi đã đào thấy 16 chum tiền cổ, bạc nén, chân đá tảng đường kính > 40 cm, nhiều phù điêu bằng đất nung, gạch ngói cổ… có dấu hiệu liên quan đến họ Vũ đến Trà Phương từ thế kỷ XV.



Miếu Bà Chúa gia đình ông Vũ Phú Khanh, Vũ Phú Lô xây lại năm 2010, cây Quyếch  tên lạ cả vùng chỉ có hai cây như rồng chầu vào Miếu vậy!

Đá tảng ở đồng Bến dấu hiệu cung điện thời Mạc liên quan đến họ Vũ


            Tổ họ Vũ Duy đến Trà Phương cách nay khoảng hơn 100 năm, nay chưa xác định di cư từ đâu tới, đã sinh 4 con trai, theo các cụ truyền lại con cả không cùng cha, nên con thứ 2 nắm quyền trưởng như một tồn nghi của họ Vũ Duy. Nay trên đất Trà Phương từ năm 2008 – 2011 họ này xây 3 nhà thờ: nhà thờ Trưởng (cụ thứ 2), thờ cụ Cả, thờ cụ thứ 3, cụ cả không làm trưởng mà là cụ thứ 2, truyện liên quan sự này nhiều người biết nhưng tôi không dám viết vì sợ phạm....
         Xây từ đường và lăng mộ là phong trào đang phát triển ở Hải Phòng, đó là tấm lòng của hậu duệ với tiền nhân. Hiện tượng một họ có nhiều nhà thờ, lăng mộ là vấn đề mà nhà nước, các họ nên nghiên cứu và có định hướng. Vì xây nhiều từ đường và lăng mộ trong một họ là tốn kém và manh mún. Nếu có quy hoặch tốt mỗi họ trong làng tập chung xây một nhà thờ hoặc một lăng mộ chắc công trình sẽ to đẹp hơn, linh thiêng hơn để quy tụ lòng người cùng một họ, tiết kiệm kinh phí và quỹ đất. Nếu các họ không làm tốt việc trên dẫn đến con cháu phải đóng góp nhiều, có người tuyên bố ra họ vì không đủ tiền để góp cho họ, đó là nguồn mất đoàn kết ngay từ trong họ.
         Nhà thờ họ nên xây dựng theo phong thuỷ: trên khu đất cao, quay hướng Nam, Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, nhà nên có từ 3 đến 5 gian, gian giữa là nơi đặt bàn thờ, đồ thờ tuỳ theo hoàn cảnh mà bày cho hài hoà với kiến trúc, tả hữu nên có nhà chứa đồ, tạo cỗ; nhà ở để người họ xa quê không còn anh em ở tại quê, về có nơi nghỉ.
Hậu nhà thờ nên trồng cây có tán xum xuê cây giữa cao hơn tạo thế cho nhà, chim đến làm tổ, ca hát cho hồn người đã khuất và tránh gió Bắc.
        Sân là tiền đường nên lát gạch đất nung, có hồ nước giáp tam quan, cổng không đối diện với gian chính để tránh sát khí đến bài vị của thượng tổ. Xung quanh nhà trồng cau, cây cảnh, cây thuốc… tạo nên phong cảnh hữu tình, thành khu văn hoá tâm linh, cho các bô lão tới vãn cảnh, tập dưỡng sinh…con cháu về giỗ Tổ thêm lòng yêu họ, yêu làng. Vậy chắc nhà thờ có nhiều công năng hơn, sẽ linh thiêng đẹp hơn hẳn khi một họ cùng làng mà xây nhiều nhà thờ.

Nhà thờ họ Vũ Duy ngành trưởng xây năm Tân Mão
     
          Ngày 10 tháng 11 năm Tân Mão họ Vũ Duy khánh thành nhà thờ tổ chính, nắng mùa Đông mà sao vàng rực rỡ, còn địa lợi, nhân hoà đến đâu chỉ người họ Vũ Duy mới thấu hiểu. Hoành tráng nhưng chưa có khuôn viên nên ....
Mỗi họ đều mong muốn có nhà thờ to đẹp để phụng thờ tổ tiên nhưng nên hợp tình, hợp lý, hợp phong thủy ... sẽ hơn.

26 thg 5, 2012

NI CÔ CŨNG DÁM...

NI CÔ CŨNG DÁM VI PHẠM PHẬT PHÁP VÀ LUẬT PHÁP

Theo đạo Phật rồi phải bỏ:
          1. Tham: ưa muốn, ham mê, đắm say, thích thú, cố giữ, keo kiết, ưng được thỏa mãn, mong được khoái lạc, danh vọng,...
2. Sân: chán ghét, giận dữ, thù hận, nóng nảy, chống trả,...
3. Si: ngu dốt, đần độn, lầm lạc, thành kiến, giáo điều, cuồng tín, mê tín,...
là những nguyên nhân gây ra bất hạnh, phiền não và ưu tư cho con người.
Theo đạo Phật, ba thứ độc nầy không phải do thần linh tạo ra, do định mệnh an bài, hay có ra một cách may rủi. Vì tất cả mọi phản ứng tâm lý (tâm sở) đều do nhân duyên, ở đây có nghĩa là do tâm lý và cảnh vật xúc tác với nhau mà phát sinh ra. Có thể nói tham sân si là sản phẩm của tâm lý chủ quan xấu xa và đối tượng khách quan ô nhiễm. Ba pháp nầy được duy trì và phát triển liên tục theo giòng sống của chúng sanh trong hiện tại cũng như trong quá khứ và nếu không được diệt trừ thì chúng vẫn tồn tại và phát triển trong tương lai: phút sau cùng như các đời sau của mỗi chúng sanh. Chúng hiện hữu và phát triển nơi những con người không giác ngộ giải thoát qua hành động xấu ác của thân (như giết hại, trộm cướp, tà hạnh) trong lời nói xấu ác của miệng (như nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói thô ác) trong tư tưởng xấu ác của ý (tham muốn, tàn bạo, hiểu sai).- Theo HT. Thích Thiện Châu.

        Ấy thế mà: Thu thập tài liệu từ các cơ quan chức năng của phường Quán Trữ, xã Thụy Hương thấy: ni cô Trang nguyên quán Hà Nam? ĐKHK TT phường Quán Trữ có những hành xử sự với tín đồ tại chùa Trữ và chùa Thiên Phúc mang tính miệt thị... sẽ được xác minh, cùng những lời gọi những người đại diện chính quyền địa phương bằng " thằng", về chùa Trà Phương, Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng ( Thiên Phúc Tự) quyên tiền để khởi công xây chùa mới, sẽ phá chùa cũ là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia , chưa được đồng ý của Hội Phật giáo và cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Đằng sau sự này có phải ni cô này ban cho mốt số kẻ có... được phần mộ trong đất chùa? tất cả sẽ được xác minh chứ không thể vu oan cho ni cô thông minh này?

Ni cô này có thể đã vi phạm: Phật pháp và pháp luật:


Luật di sản văn hóa (trích) :

Điều 10: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Điều 34: Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Điều 35: Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng. Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
Điều 36
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Điều 37
1. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
2. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ nguyên trạng di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
3. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí thăm dò, khai quật do Chính phủ quy định.


Những hình ảnh chùa Trà Phương tháng 5/2012:



 Bia ghi tạo chùa thời nhà Mạc & thời nhà Nguyễn


 Chân tảng chùa thời Nhà Mạc đường 56 cm


Điều 10: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chùa  Trà Phương xây thời nhà Mạc năm 1565, xây sửa thời Nguyễn 1936 - 1938, sửa đầu thế kỷ XXI,  ni cô định phá liệu họ có quyền?



Điều 34: Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.

Thế mà ni cô Trang lừa được một số quan địa phương cầm xẻng khởi công cái sự ấy? ( Sẽ công bố những ảnh và video về việc này), tuyên bố với phật tử: Xây chùa mới vị trí ở phía Đông nơi nhà khách mới xây đầu thế kỷ XXI chưa đủ cửa sổ, có thể bị phá? tiền của ni cô hay của xã hội cũng không thể theo ý tưởng... mà bỏ đi,  Ôi xây chùa cũng phải có chuyên môn chứ không: 1. Tham: ưa muốn, ham mê, đắm say, thích thú, cố giữ, keo kiết,      ưng được thỏa mãn,      mong được khoái lạc,        danh vọng,...




chỉ dán những chữ dưới đây đã tốn tiền của những phật tử nghèo, hay tiền riêng của ni cô này làm ra mà phung phí và hoành tráng gớm: cho lễ động thổ ngày 26/ Giáp Thìn/ Nhâm Thìn (16/04/2012)




Phía sau nhà Tổ họ đã phá tường bao và đào móng





Điều 36
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.

Cổng tường bao phía Tây xây bằng đá cao gần 3m như tường nhà giam








Có phải là cái tâm vì Đạo hay vì mục đích gây “sốc” để ghi vào kỷ lục nào đây"

Cây sưa trăm tuổi và hòn đá quý trong khu nhà vườn (Ảnh: GDVN)

Chúng ta cùng nhau thu thập tài liệu từ các cơ quan chức năng và tín đồ tại phường Quán Trữ, xã Thụy Hương về những hành vi của ni cô Trang ĐKHK TT phường Quán Trữ xử sự với các tín đồ cùng những hành vi coi thường luật pháp tại chùa Thiên Phúc gửi Hội Phật giáo Hải Phòng và Hội Phật giáo Việt Nam để giáo dục ni cô này.
 Không thể để con sâu bỏ …nồi canh, hỡi các phật tử vì Đạo chúng ta hãy minh bạch vụ này, để răn mọi người theo chính đạo.
Bạn có thể xem thêm về nội dung về việc này tại nhãn: Di sản văn hóa.
Những thông tin về việc trên bạn có thể gửi về địa chỉ: nhà báo Thuận Phong Báo Tiền Phong số 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội để tập hợp và xác minh theo Luật báo chí.
   Hải Phòng mùa Hè, năm Nhâm Thìn.

20 thg 5, 2012

HÃY XÓA BỎ HẬN THÙ DO QUÁ KHỨ, HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI VĂN MINH HƠN!


        "Đọc “Đỉnh cao chói lọi” tôi buồn cho tư duy của người mình bao nhiêu lại buồn cho tư duy của D.T Hương bấy nhiêu.
Nội dung của tác phẩm như ám chỉ một con người cụ thể, một chính thể cụ thể? Tôi thấy cái hằn học, bôi nhọ, nhào nặn thêm … để thoả mãn tột cùng cái cá nhân D.T Hương. Đời tư của người này có vấn đề khác thường không, tâm thần có bình thường không nếu có thì ta nên cảm thông.
        Bất cứ một cá nhân, sự vật… đều có hai mặt.
        Là nhà văn, nhà báo… phải nhìn nhận cá nhân, sự vật… cả hai mặt và phản ảnh khách quan thì nhân gian trọng nể họ, còn không thì ngược lại. Tư tưởng D. T Hương qua phản ảnh của bác Nhàn, nếu bác Nhàn khách quan thì thực là đáng buồn cho trí thức nước ta, nói gì đến các bác chữ không biết, cứ ở góc phố, luỹ tre làng phán chuyện nước, chuyện thế gian, nghe hay hơn các bài phát trên sóng".
Hiện tượng Dương Thu Hương
         Năm nay chúng ta tổ chức các hoạt động kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2012), nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa của Việt Nam.- Báo Nhân dân
        Những kẻ bồi bút cho các thế lực chính trị hoặc bôi đỏ hay bôi đen thời đại hay nhân vật lịch sử đều có tội với lịch sử. Việc bôi đỏ hay bôi đen cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh họ cũng gánh chịu hậu quả của nó. Họ có thể cùng sống hoặc nghe, xem các tác phẩm cùng chiều hoặc ngược chiều với Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết những bài tương tự như của Trương Nhân Tuấn gần đây hoặc những bài ca tụng, tôi cho rằng những người này cũng là bồi bút cho thế lực chính trị nào đây? Tại sao có kẻ  chỉ thích bôi đen, có kẻ chỉ thích bôi đỏ?
       Sự vật và con người nào cũng có hai mặt của nó, đừng vì cá nhân hay vì gì? Mà đánh mất mình khi phán xét một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử?

      Dưới đây cũng là một nhân vật lịch sử cùng thời, cũng bằng những chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng lê máy chém, chém những cộng sản như thời trung cổ. Chúng ta cũng phải xét đến các mặt của nhân vật lịch sử này khách quan, đừng bôi đen hay bôi đỏ: 
        Trong khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng trên học thuyết xã hội chủ nghĩa thì hai anh em xây dựng chủ nghĩa nhân vị như là một học thuyết làm nền tảng ý thức hệ cho nhà nước ở miền Nam Việt Nam với chính đảng Cần lao Nhân vị. Hai anh em muốn loại trừ triệt để những người cộng sản còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng. Không chỉ loại trừ cộng sản, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn bỏ tù một số chính trị gia đối lập. Có tài liệu cho rằng Hoa Kỳ không phản đối việc này với lý do trong một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Tổng thống Ngô Đình Diệm phải có chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình và Hoa Kỳ đã ủng hộ Ngô Đình Diệm thiết lập một chế độ cực quyền.
       Chính sách ủng hộ này của Hoa Kỳ tạo mầm mống cho hậu quả nghiêm trọng trong nền chính trị miền Nam. Tướng Edward Lansdale - phụ trách chiến tranh tâm lý ở miền Nam lúc này đã nhìn thấy nguy cơ trong chính sách của Ngô Đình Diệm, ông tìm cách thuyết phục đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting can ngăn anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của họ sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ giữa những người có tinh thần dân tộc và cùng chung mục tiêu chống Cộng. Có tài liệu cho rằng với việc loại trừ các đối thủ chính trị đã tạo nên một khoảng trống chính trị ở Nam Việt Nam khiến Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác là ủng hộ chính quyền hiện hữu Wikimedia
       Chúng ta là người Việt Nam nên nhìn nhân sự kiện và nhân vật lịch sử của chúng ta bằng tư duy khoa học, đừng là bồi bút cho thế lực chính trị nào đây? Để làm hề cho thế giới và hậu duệ cười.
       Hãy đoàn kết tất cả những người Việt Nam yêu nước không kể phe phái nào, xây dựng đất nước ta văn minh như các dân tộc văn minh trên thế gian này.

Thuốc trường xuân: Chè vừng đen



Nguyên liệu: mè đen, đậu đỏ, đậu vàng, đậu xanh, hạt dẻ, đậu đen,đại táo mỗi loại 15-30g. Gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ.
· Cách nấu: Vo sạch 7 loại đậu và gạo (8 thứ ), cho lượng nước vừa đủ, nấu trong nồi đất( nấu cháo loãng). Cháo chín, đậu mềm cho đường vào là được.
Ăn vừa đủ, nếu quá sẽ không tốt nhất là người từ 53 tuổi trở nên.

19 thg 5, 2012

VINASIN & VINALINES VỚI NƯỚC VÀ DÂN VÙNG SÂU, XA



Xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vinashin


Cáo trạng số 19 TKS TC-V2 ngày 14/11/2011 của Viện Kiểm sát nhân dân tối, ký xác định tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của 9 bị cáo thuộcTập đoàn Vinashin gây ra là 910.471.130.854 đồng , 9 bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm lần này về tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.,
Bị cáo Phạm Thanh Bình (58 tuổi), nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin, cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng.
Hành vi sai phạm của các bị cáo được xác định gồm việc cố tình mua tàu Hoa Sen khi Thủ tướng không cho phép, bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang không xin ý kiến tập đoàn, đầu tư dự án tàu Bình Định Star gây thua lỗ, đầu tư hai nhà máy điện Sông Hồng (Nam Định) và diesel Cái Lân (Quảng Ninh).
            Theo Ngọc Năm và Nhóm PV VOV (có phải ông Năm bị tẩn ở Văn Giang không?)


Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) mua ụ nổi No83M

Mua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm, tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.
Ngày 15-3-2008, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi No83M (sản xuất tại Nhật) với một công ty của Singapore. Tại thời điểm mua, ụ nổi No83M đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm. Vì vậy, Vinalines thuê Hyundai Vinashin Nha Trang sửa chữa theo các nội dung chỉ định của Đăng kiểm Liên bang Nga (ụ được kéo về từ Nga). Giá mua và chi phí sửa chữa phát sinh vượt tổng mức đầu tư nên Vinalines phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.
Sửa chữa lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD
Khi ụ nổi đưa vào sử dụng phát sinh một số trục trặc khác nên lại được đưa về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) sửa chữa tiếp. Vinalines lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD. Không những thế, ụ nổi này còn phải gánh các chi phí thường xuyên như: thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê hai tàu lai dắt trực đề phòng sự cố với giá 700 USD/ngày và các chi phí thuê nhân công, bảo vệ, bảo dưỡng ụ nổi...
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hội đồng quản trị Vinalines đã quyết định xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam ở khu vực chưa có trong quy hoạch là không đúng thẩm quyền. Đến nay cũng chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy VN. Bên cạnh đó, sai phạm trong vụ mua ụ nổi No83M là Vinalines thực hiện trình tự, thủ tục mua tàu biển không đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi mua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định về tuổi tàu.
Tại thời điểm mua, ụ nổi No83M sản xuất từ năm... 1965, đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm. cộng với chi phí sửa chữa hai lần tại VN và chi phí khác tính đến ngày 30-9-2011 gây lãng phí vốn đầu tư là 489,6 tỉ đồng, Ụ nổi No83M hiện không có bất kỳ hoạt động nào
Giá mua ụ nổi No83M cộng với chi phí sửa chữa hai lần tại VN và chi phí khác tính đến ngày 30-9-2011 là 489,6 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng mới ụ nổi trên thị trường thế giới. Thanh tra Chính phủ kết luận việc mua ụ nổi có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư 489,6 tỉ đồng, các khoản chi phí, lãi vay từ ngày 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,2 tỉ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 1,6 tỉ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác.
       Lược theo - NGỌC ẨN - BẠCH HOÀN
      Lược hai bài báo của nhà nước, người nông dân vùng sâu, xa nghe, khi họ đang lận các túi mới đủ tiền mua được hơn một gói mì tôm cho con thèm ăn sáng, họ có rùng mình?
      Mua một gói mì tôm vài ngàn đồng cho đến một xe máy Tàu rẻ tiền... người dân phải đóng thuế, chúng ta phải chọn từng con tôm ngon, từng giọt dầu, đào vàng, đào Bauxite bán… gộp lại thành ngân sách Quốc gia và các ông lãnh đạo tập đoàn Vinashin & Vinalines … tiêu tiền ngân sách Quốc gia như trên.
        “…Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ: 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) đến dưới 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” - Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự.
        Như vậy người nào trộm cắp 
từ: 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng      
thì bị phạt cải tạo    
không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
         
          Còn bị cáo Phạm Thanh Bình- nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế  
tổng thiệt hại trên 910.471.130.854 đồng      
bị phạt án tù
        20 năm .
       Hai hành vi:
 Trộm cắp từ: 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng     so với     Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên là 910.471.130.854 đồng       là        cực lớn cho Tổ Quốc.
        Khác nhau về 4 yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng hậu quả về kinh tế xã hội hai hành vi trên   cực xa nhau    nhưng     hình phạt lại cực gần nhau,    nên:  


chúng ta phải nghiên cứu và đề xuất tới Quốc Hội xem xét hai hành vi vi phạm pháp luật trên có hình phạt sao 
cho những kẻ gây thiệt hại cực lớn cho Tổ Quốc đủ thích đáng , 


đồng thời răn đe 
những kẻ chuẩn bị gây thiệt hại cực lớn cho Tổ Quốcđủ sợ.
         Mấy bác nông dân  (vùng sâu, xa đang mua một gói mì tôm cho con thèm ăn sáng) họ có kiến nghị vậy?

12 thg 5, 2012

SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THỜI NHÀ MẠC SO VỚI THỜI NAY



Chùa Trà Phương do Thái Hoàng Thái Hậu và các thân vương nhà Mạc xây dựng  năm Thuần phúc sơ niên 1565, Người cúng chùa 1 mẫu 9 sào ruộng. Được bà Ngô Thị Dĩnh sửa 1936- 1938.

      Cánh đồng Hương dưới chân núi Chè xưa có ruộng hình gương, lược, mùa Đông trồng khoai lang giống Chuột lột ngon như bánh Phong. Ảnh Nguyễn Công Khanh - tháng 5/2012.

Ruộng của Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc cho làng Trà Phương, Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng qua truyền ngôn:

          Trước năm 1592 dân làng Trà được ân hưởng của Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn về đất đai, Người mua ruộng của nhà nước cho dân quê sử dụng không phải nộp thuế gồm: 2 mẫu 5 sào trước cửa chùa Hoà Liễu là bến đỗ thuyền của Người, theo thuyền Người về thăm Trà Phương quê nội. Xuôi về Cổ Trai quê chồng, trên dòng ấy dài khoảng 10 km rộng khoảng 20 m và 3 mẫu ở bến thuyền cửa chùa Ngọc, diện tích ấy được cấy lúa để làm quỹ phúc lợi cho làng. Dân gọi là ruộng dải Yếm Bà Chúa kéo từ “Thượng chí Tiên Cầm hạ chí Kỳ Sơn”. Dòng ấy sâu hơn hai bên vài chục cm, lúa cấy trên dòng ấy bao giờ cũng xanh tốt, đặc biệt gạo ăn thơm ngon hơn gạo ruộng cấy bên.
          Sau năm 1592 nhà Lê – Trịnh thắng nhà Mạc, Trịnh Tùng tính tiểu nhân  đã đưa hơn 1000 quân về Dương Kinh trong 100 ngày tàn phá hết công trình của triều Mạc, đồng thời thu ruộng dải Yếm Bà Chúa kéo từ “Thượng chí Tiên Cầm hạ chí Kỳ Sơn” của làng Trà cho các làng lân cận và bao nhiêu ruộng của Người cho làng Trà bị nhà Lê – Trịnh thu nay chưa biết được. 
        Khi nhà Nguyễn nắm quyền, Ngô Duy Nhất người làng Trà, được bố vợ chánh tổng Nguyễn Công Hậu giúp cho học đã thi đỗ, được làm quan trong triều nhà Nguyễn đã kiện lên vua Nguyễn về sự nhà Lê -Trịnh thu ruộng “dải Yếm Bà Chúa” của làng Trà. Sau nhiều năm tranh tụng nhà Nguyễn đã xử cho dân làng Trà được sử dụng ruộng dải Yếm Bà Chúa như thời nhà Mạc.
        Dân làng Trà trả ơn Cụ bằng cho gia đình Cụ được sử dụng vĩnh viễn 3 mẫu ruộng ở bến thuyền chùa Ngọc, còn diện tích 2 mẫu 5 sào cửa chùa Hoà Liễu và dòng dải Yếm Bà Chúa dân làng sử dụng như lệ thời nhà Mạc.
         Bây giờ dòng ấy đã bồi, chính thể mới cắt đất cho các làng bên sử dụng. Vào cuối thế kỷ XX dân làng Trà đều xác nhận đó là sự thật.
         Ruộng của Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc cho làng Trà Phương ghi trong văn bản: “Trà Phương xã khoán ước” lưu tại Viện Hán Nôm:
   “Các bậc Tiên chỉ, Thứ chỉ, Ií hương dịch cùng mọi người trong xã Trà Phương, tổng Trà Phương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn lập văn giao ước. Vốn ngày trước đội ơn Hậu Thánh mẫu hậu để lại cho các thửa ruộng ở xứ Tiểu Khê là 40 mẫu 2 sào 10 thước 3 tấc 8 phân, trên từ Tiên Cầm[2](nay thuộc huyện An Lão), dưới đến Kì Sơn, Cống Khẩu cùng thửa  ruộng ở giữa xứ Tăng là 61 mẫu, xã Lỗi Bản nhận ruộng các xứ ấy, hứa cho là ngoại trừ  các phần cung ứng tô thuế ra, còn lại để cúng hết vào ngày giỗ chạp Thánh Mẫu. Nay bản xã hội họp lập văn từ cam đoan để lưu truyền vĩnh viễn, giao ước hàng năm cho thuê mỗi mẫu 13 quan 6 mạch làm định mức, nhưng giao Lí trưởng chiếu đông hè hai vụ thu khấu lấy tiền thuế, còn lại bao nhiêu thì giao cho Tiên chỉ nhận thu lấy để lo giỗ chạp (giỗ ngày 15 tháng 6, giỗ chạp ngày 15 tháng 12). Bản cam đoan này ghi rõ ràng đầy đủ các họ theo từng mục, kí kết mà chuyển giao cho Tiên chỉ nắm giữ để truyền lại mãi mãi lâu dài, chớ có phụ lòng.
Công đức của ta là Hậu Thánh Mẫu vô cùng vậy. Nay lập bản cam đoan.
Ngày mồng bảy tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) lập đoan từ.
Trùm tổng Hậu thần Nguyễn Công Trình kí.
Trùm tổng Hậu thần Ngô Vũ Thự kí
Tri tổng Hậu thần Ngô Đình Trạc kí.
Tri tổng Hậu thần Vũ Đức Chiêu kí”.
        
        Như trên ta thấy Hậu Thánh mẫu hậu (Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn) cho làng Trà các thửa ruộng ở xứ Tiểu Khê là 40 mẫu 2 sào 10 thước 3 tấc 8 phân, trên từ Tiên Cầm (nay thuộc huyện An Lão), dưới đến Kì Sơn, Cống Khẩu cùng thửa  ruộng ở giữa xứ Tăng là 61 mẫu.

“Trùm lão, Lí dịch cùng mọi người trên dưới trong xã Trà Hương tổng Trà Hương huyện Nghi Dương phủ Kiến Thụy, duyên do là đình vũ bị hư hỏng mục nát, sức dân cùng cực khó có thể thu bổ được, vì thế bản xã cùng Cai tổng tiến hành đo đạc các xứ ruộng, dư lẻ thế nào ghi thì vào trong sổ rồi chiếu theo để thu thuế, còn thiếu như thế nào thì bản xã cậy nhờ Cai tổng Ngô Duy  Nhất ứng xuất tiền của sức lực, thăm dò mua gỗ lạt để sửa sang lại đình vũ. Sau khi mua gỗ ngói làm xong, bản xã sẽ đề ba chữ “đại hưng công” và ghi tên sau.  Còn như trong xã có xứ Tiểu Khê, trên từ xã Tiên Cầm huyện An Lão, dưới đến Kì Sơn, Cống Khẩu; Phía đông tiếp giáp địa phận các xã  Kì Sơn, Cao Bộ, Ngọc Liễn, Thạch Liễn, Quế Lâm, Phương Đường; Phía tây giáp địa phận các xã Tú Đôi, Du Lễ, Nghi Dương, Xuân Dương; Phía nam giáp địa phận các xã Đề Lộ, Cống Khẩu; Phía bắc tiếp giáp địa phận các xã Hòa Niểu, Tiên Cầm của huyện An Lão, từ trước vốn là một vùng đất sâu để hoang hóa. Đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) khai khẩn được hơn 13 mẫu. Từ đó đến nay hai bên xâm chiếm, ruộng dân xã không được canh tác, thuế lệ thu lệch lạc. Vì thế bản xã hội họp có lời cậy nhờ Cai tổng Ngô Duy Nhất  xuất tiền của công sức giúp dân xã chỉ rõ địa giới canh tác. Nếu xã nào người nào nhiễu sự tranh chấp, gây tổn phí như thế nào bản xã cùng nhận. Đợi sau thành ruộng canh tác, dân xã chia ba mẫu ruộng ở xứ ấy đến trăm năm sau đề danh ở bảng, đặt ở bên trái trong đình phụng thờ. Đến kì cầu phúc được dự tế văn. Về sau trong xã người nào ngoan ngạnh được ruộng mà quên ơn, chôn dấu bảng kí, bản xã quy định tróc tiền văn 6 quan và coi là người ngoài. Hễ trong đình có việc tế tự yến ẩm, trong xã người nào ngồi cùng với người ấy thì cũng coi là người ngoài, để thành phong tục. Nay lập cam đoan, nếu người làm trái với lời đoan xin trời đất âm dương, tam vị Thánh vương ngưỡng trông chiếu giám chu diệt tam tộc, để chỉ rõ cho kẻ làm trái phong tục. Nay lập bản cam đoan.
Lập đoan từ ngày mồng 6 tháng 2 năm Tự Đức thứ 2 (1849)
Nguyễn Công Hậu kí
Nguyễn Đức Trang kí
Nguyễn Đức Khuê kí
Vũ Công Liêu kí
Nguyễn Đức Cự kí
Ngô Xuân Hoằng kí
Vũ Phú Giang kí
Nguyễn Đức Lãnh kí
Ngô Đình Ổn kí
Đặng Văn Vui kí
Viết văn ước Nguyễn Đức Dòng kí.

         Đoạn trên đánh giá vai trò, công của Cai tổng Ngô Duy Nhất, con thứ hai của tổ họ Ngô (Bá Lâm) được hậu thuẫn bố vợ là Cai tổng Nguyễn Công Hậu (ở đầu danh Lập đoan từ ngày mồng 6 tháng 2 năm Tự Đức thứ 2 (1849) lấy lại ruộng của Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn cho làng Trà và sửa đình Trà Phương.
        “Như thế gồm địa giới ruộng các xã, phía tây giáp tiểu khê xã Trà Hương. Nay dựa theo các tiêu chí thực, sắc riêng cho các xã lân cận xem xét lại tiêu chí và căn cứ vào các nơi bị tố cáo cáo dẫn đến để đo đạc khám xét thì thấy xứ Tiểu khê ấy uốn lượn quanh co, rộng hẹp không đều, phải trái khe nước bốn đoạn thấy có ruộng mạ mọc linh tinh, còn một dải trong khe sâu cũng không thể trồng cấy được, bèn sắc cho chia đoạn đo đạc:
Đoạn thứ nhất, trên giáp địa giới ruộng xã Tiên Cầm huyện An Lão, ven bên trái đến Hòa Niểu của huyện ấy, bên phải giáp ruộng xã Du Lễ  huyện Nghi Dương dài 364 trượng, trên dưới dài 3 trượng, tổng cộng thành 4 mẫu 8 sào 8 thước.
Đoạn thứ 2, giáp hai xã Trà Hương, bên phải giáp xã Du Lễ dài 710 trượng, trên dài 3 trượng, dưới dài 7 thước5 tấc, tổng cộng 5 mẫu 9 sào hai thước 5 phân.
Đoạn thứ 3, phía bên trái giáp xã Trà Hương , bên phải giáp địa hai xã Tú Đôi, Du Lễ, dài 676 trượng 5 thước, trên dài 7 thước 5 tấc, dưới dài 3 trượng tổng cộng 5 mẫu 6 sào 5 thước 6 tấc 2 phân.
Đoạn thứ 4, bên trái giáp địa phận xã Quế Dương, bên phải giáp địa phận hai xã Tú Đôi, Du Lễ, dài 495 trượng 8 thước, trên dưới 3 trượng, tổng cộng 6 mẫu 6 sào 1 thước 6 tấc.
Đoạn thứ 5, bên trái giáp địa phận xã Ngọc Liễn, bên phải giáp địa phận xã Tú Đôi dài 58 trượng, trên dài 3 trượng, dưới dài 5 trượng tổng cộng 1 mẫu 14 thước 3 tấc 3 phân.
Đoạn thứ 6, bên trái giáp địa phận xã Thạch Liễn, bên phải giáp 2 xã Tú Đôi, Xuân Dương, dài xấp xỉ 410 trượng, ngang dài 5 trượng 5 thước, tổng cộng thành 10 mẫu 3 thước 3 tấc tam phân.
Đoạn thứ 7, bên trái giáp địa phận xã Kì Sơn, bên phải giáp địa phận xã Xuân Dương dài 172 trượng 5 thước, trên dài 5 trượng 5 thước, dưới dài 10 trượng 5 thước, tổng cộng thành 5 mẫu 1 sào 5 thước hợp cộng thông tất cả là 2886 trượng 8 thước ( 2886 trượng 8 thước x 3,33 m  = 9.613,0464 m xấp xỉ như tôi dự đoán : trên dòng ấy dài khoảng 10 km)
Trở lên trên chiểu theo bên nguyên bên bị, tổng tiếp lí dịch khai dẫn xem xét biên chép, miêu tả và vẽ sơ đồ cụ thể thu lấy ghi chép ký nhận các xã tại án, tống giải và phân tích cùng hai xã Trà Hương, Quế Lâm lên tỉnh bẩm biên. Nay khám biên.
Sau vụ kiện của làng Quế Lâm ta càng rõ thêm ruộng Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn cho lang ta: Tổng cộng: 101 mẫu 2 sào, 10 thước 3 tấc 8 phân gồm: các thửa ruộng ở xứ Tiểu Khê là 40 mẫu 2 sào 10 thước 3 tấc 8 phân, uốn lượn 7 đoạn, trên từ Tiên Cầm (nay thuộc huyện An Lão), dưới đến Kì Sơn, Cống Khẩu ( Kiến Thụy) và thửa  ruộng ở giữa xứ Tăng là 61 mẫu.
Lâu rồi, nay tìm được tài liệu về điền địa của Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn cho làng ta mong rằng: Người làng Trà đoàn kết xây dựng làng ta ngày càng văn minh có nhiều người thăng tiến góp phần xây dựng Tổ Quốc văn minh theo nền văn minh của nhân loại, dù đất đai nay đã theo luật mới nhưng ơn với Người không thể nhạt phai.

 Ruộng của Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc cho làng Hòa Liễu ghi trong văn bia làng 


           Tại thôn Hòa Liễu có chùa Thiên Phúc và miếu thờ Thái Hoàng Thái Hậu người con của làng Trà. Đây là di chỉ nhà Mạc với những tượng Phật bằng đá, đặc biệt tượng Thái Hoàng Thái Hậu ở miếu lại được tạc vào phần nổi của một phiến đá cao khoảng 7 m, còn một phần chôn xuống đất, xung quanh là giếng nước. 
          Đây có thể là nơi Người tu theo đạo Phật. Bia còn tại đền thờ Người khắc ngày 18 tháng 4, năm Tân Dậu (1561) đời Mạc Phúc Nguyên năm thứ 9 ghi: Người và các quan, tướng, thân vương nhà Mạc mua 25 mẫu, 8 sào, 2 thước cúng vào tam bảo, cho dân Hòa Liễu thụ hưởng, trên bia đá còn ghi việc sử dụng: 12 người làng Liễu cao tuổi nhất mỗi người được cấy 2 sào để lo việc hương đăng 24 tiết tại chùa và đền, 3 mẫu dành cho người phải đi lính khi nào giải ngũ thì trả lại ruộng làng, 1 mẫu 4 sào thủ đình cấy, còn lại phát canh thu hoa lợi làm quỹ của làng. 
          Còn 2 mẫu 5 sào dân làng Trà hưởng, đây là điểm khởi đầu dòng dải Yếm Bà Chúa. 
          Sau nhiều thời gian số vật chất được tích lũy lớn, dân làng Liễu nhớ công ơn đã lập miếu bên cạnh chùa, tạc tượng Người để thờ cùng với nhiều đồ thờ được sơn son thếp vàng. 
         Việc tậu ruộng, sử dụng hoa lợi cho công ích của Thái Hoàng Thái Hậu là vấn đề cần được nghiên cứu của các nhà sử học chân chính.

Qua đây ta thấy:

Người xưa sử dụng tiền của cá nhân mua ruộng cho quê hương dù là Thái Hoàng Thái Hậu.

Người nay một số có tí quyền đã đè dân dưới cái tên mỹ miều: “đền bù” gần như cướp đất của dân.

Dưới nghị quyết Trung ương 4 sẽ quét sạch loại người làm quan không biết:“ …, cốt ở chỗ phải biết thế nào kẻ làm dân” đền bù như "bùa" để cướp ruộng của dân gây bất ổn cho xã hội, đang diễn biến để dân và nhà nước bất thuận về quản lý và sử dụng đất đai.

Ta lại thấy người xưa soi sáng cho người nay, liệu kẻ xấu thời nay có nhận ra ánh sáng không?

Phần chữ in nghiêng là bản trích từ bản dịch:  của Mai Hương, Hiệu đính: TS. Mai Ngọc Hồng - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2012.
Trà Phương - Hào Khê, Ấ.Tỵ nguyệt, N.Thìn niên - Nguyễn Công Kha








11 thg 5, 2012

ĐẠO LÀM QUAN



Liệu có người nào dưới đây biết: “Làm quan, cốt ở chỗ phải biết thế nào kẻ làm dân”

  
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo Thủ tướng vụ 
cưỡng chế, thu hồi đất ở huyện Văn Giang. Ảnh: Chung Hoàng


Trong bài: Hiện tượng Dương Thu Hương tôi viết:
        Nếu bà Hương làm bộ trưởng của chế độ này liệu bà có điều kiện, thời gian và trí tuệ để viết: “Đỉnh cao chói lọi không”?
       Có thể bà Hương nói: tao đ… cần làm quan. Chữ quan trong chữ tượng hình nó gồm: một ô che cho một mồn ăn, một mồn nói, như vậy người xưa thâm ý là: muốn làm quan phải có ô, ý là phải có sự che của Vua hoặc quan trên, một mồn phải biết ăn, ăn gì? một mồn nữa phải biết nói, nói gì, vậy là như kiềng ba chân, nếu chỉ thiếu một chân, tất mất quan. Vậy nếu không đủ ba chân chớ làm quan, vì nguy luôn áp vào đấy các quan nhé! Nếu hiểu thô như tôi bà này chắc sẽ : tao đ… cần làm quan
          Người xưa nói: “Làm quan, cốt ở chỗ phải biết thế nào kẻ làm dân”
          Việc quản lý, sử dụng đất đai hình như đang nóng ở phía Bắc.
           Đồng bằng sông Hồng được hình thành bao nhiêu năm? dân tộc Việt đã đắp đê, cải tạo, bảo vệ nó bằng máu, mồ hôi, nước mắt và tất cả để canh tác nuôi sống mình cùng xã hội.
          Địa chủ đã làm gì để có ruộng? cũng ghê lắm nhất là mua lúa non, mua đất khi giáp hạt. Sau 1945 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một lòng lấy ruộng từ địa chủ, tư sản … bằng văn, bằng tòa, bằng máu và mồ hôi để người cày có ruộng. Hôm nay người nông dân được miễn thuế nông nghiệp, miễn thủy lợi phí thật là sướng nhất quả đất.
          Xưa ông nội tôi có hơn 3 mẫu ruộng, 3 con trâu, con đông lại hay làm nên không thuê người làm nếu mà thuê người chắc tôi làm gì có trên đời mà Lốc mới Leo. Ông tôi quý đất, quý gạo lắm, ông nói: gạo là ngọc thực quý hơn vàng, vì năm 45 có vàng vẫn chết, khi đó ông không có vàng, nhưng có gạo nên sống cả nhà. Lúc tôi còn nhỏ dẫm lên hạt cơm ông tôi đánh luôn và nói: mày cố tình dẫm lên cơm sẽ có ngày chết đói. Như vậy cơm quý biết nhường nào. Ông tôi nói: muốn có cơm phải có đất.
       Nay già khi đến phía Bắc thấy dân nhói từng hố đất nhỏ giữa những tảng đá để trồng ngô… ôi! giữa kẽ đá ở Lạng Sơn tôi thấy cây hồng trĩu quả chín hồng, chắc dân ở đây quý đất hơn nội tôi!
        Đi dọc đường số 5 xưa hai lề lúa tốt nơi bờ xôi ruộng mật, nay nhà máy thay lúa, chẳng biết bao nhà máy này có cạnh tranh được hàng nước lạ không, nhưng ở các cửa hàng đất Phòng thấy nhiều hàng nước lạ hơn hàng nước ta, hay hàng nước ta xuất khẩu hết?
        Sao nhà máy ven đường 5…ta không làm ở vùng: dân nhói từng hố nhỏ giữa những tảng đá để trồng ngô… nhỉ?
       Ai có thể tạo nên cảnh này? Cán bộ ta nhiều bằng, đất ta nhiều Viện nghiên cứu thế mà lại có cảnh trên, tại dân hay tại quan?
       Dân quý đất, từ xưa đến nay đều liều mình vì đất.
       Quan quý gì? Quan có liều gì không?
      Có bạn than: có quan nay quản lý, sử dụng đất như làm xiếc: bồi thường cho dân 1, đổ cát, chia ô, làm đường xong bán ối lần 1, dân được đền bù vài 360 m2 nhưng không mua nổi vài m2 trên đất vừa được đền bù. Hết đất “ giai thì trộm cướp gái buôn chồng người” tôi bảo bạn tôi mày nói bậy, thằng này chắc vẫn làm dân?
       Tôi bảo nó lần này nghị quyết Trung ương 4 sẽ quét sạch loại người làm quan không biết:“ …, cốt ở chỗ phải biết thế nào kẻ làm dân”
 LÀM QUAN CÓ KHÓ KHÔNG? Nó hỏi tôi. Tôi dẫn lời người xưa: Làm quan không đúng đạo làm quan bại hoại đến mấy đời!
          Tôi lại mơ đến những lời mà Cụ Hồ đã dùng trong Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
 Văn Giang 11/ 05/2012.