19 thg 5, 2012

VINASIN & VINALINES VỚI NƯỚC VÀ DÂN VÙNG SÂU, XA



Xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vinashin


Cáo trạng số 19 TKS TC-V2 ngày 14/11/2011 của Viện Kiểm sát nhân dân tối, ký xác định tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của 9 bị cáo thuộcTập đoàn Vinashin gây ra là 910.471.130.854 đồng , 9 bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm lần này về tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.,
Bị cáo Phạm Thanh Bình (58 tuổi), nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin, cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng.
Hành vi sai phạm của các bị cáo được xác định gồm việc cố tình mua tàu Hoa Sen khi Thủ tướng không cho phép, bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang không xin ý kiến tập đoàn, đầu tư dự án tàu Bình Định Star gây thua lỗ, đầu tư hai nhà máy điện Sông Hồng (Nam Định) và diesel Cái Lân (Quảng Ninh).
            Theo Ngọc Năm và Nhóm PV VOV (có phải ông Năm bị tẩn ở Văn Giang không?)


Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) mua ụ nổi No83M

Mua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm, tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.
Ngày 15-3-2008, Vinalines ký hợp đồng mua ụ nổi No83M (sản xuất tại Nhật) với một công ty của Singapore. Tại thời điểm mua, ụ nổi No83M đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm. Vì vậy, Vinalines thuê Hyundai Vinashin Nha Trang sửa chữa theo các nội dung chỉ định của Đăng kiểm Liên bang Nga (ụ được kéo về từ Nga). Giá mua và chi phí sửa chữa phát sinh vượt tổng mức đầu tư nên Vinalines phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư lần một là 19,5 triệu USD.
Sửa chữa lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD
Khi ụ nổi đưa vào sử dụng phát sinh một số trục trặc khác nên lại được đưa về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) sửa chữa tiếp. Vinalines lại phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lần hai là 26,3 triệu USD. Không những thế, ụ nổi này còn phải gánh các chi phí thường xuyên như: thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê hai tàu lai dắt trực đề phòng sự cố với giá 700 USD/ngày và các chi phí thuê nhân công, bảo vệ, bảo dưỡng ụ nổi...
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, hội đồng quản trị Vinalines đã quyết định xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam ở khu vực chưa có trong quy hoạch là không đúng thẩm quyền. Đến nay cũng chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy VN. Bên cạnh đó, sai phạm trong vụ mua ụ nổi No83M là Vinalines thực hiện trình tự, thủ tục mua tàu biển không đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi mua ụ nổi No83M đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định về tuổi tàu.
Tại thời điểm mua, ụ nổi No83M sản xuất từ năm... 1965, đã 43 tuổi, không đảm bảo kỹ thuật để đăng kiểm. cộng với chi phí sửa chữa hai lần tại VN và chi phí khác tính đến ngày 30-9-2011 gây lãng phí vốn đầu tư là 489,6 tỉ đồng, Ụ nổi No83M hiện không có bất kỳ hoạt động nào
Giá mua ụ nổi No83M cộng với chi phí sửa chữa hai lần tại VN và chi phí khác tính đến ngày 30-9-2011 là 489,6 tỉ đồng, tương đương 70% giá đóng mới ụ nổi trên thị trường thế giới. Thanh tra Chính phủ kết luận việc mua ụ nổi có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật về đầu tư, gây lãng phí vốn đầu tư 489,6 tỉ đồng, các khoản chi phí, lãi vay từ ngày 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,2 tỉ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 1,6 tỉ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác.
       Lược theo - NGỌC ẨN - BẠCH HOÀN
      Lược hai bài báo của nhà nước, người nông dân vùng sâu, xa nghe, khi họ đang lận các túi mới đủ tiền mua được hơn một gói mì tôm cho con thèm ăn sáng, họ có rùng mình?
      Mua một gói mì tôm vài ngàn đồng cho đến một xe máy Tàu rẻ tiền... người dân phải đóng thuế, chúng ta phải chọn từng con tôm ngon, từng giọt dầu, đào vàng, đào Bauxite bán… gộp lại thành ngân sách Quốc gia và các ông lãnh đạo tập đoàn Vinashin & Vinalines … tiêu tiền ngân sách Quốc gia như trên.
        “…Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ: 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) đến dưới 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” - Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự.
        Như vậy người nào trộm cắp 
từ: 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng      
thì bị phạt cải tạo    
không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
         
          Còn bị cáo Phạm Thanh Bình- nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế  
tổng thiệt hại trên 910.471.130.854 đồng      
bị phạt án tù
        20 năm .
       Hai hành vi:
 Trộm cắp từ: 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng     so với     Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên là 910.471.130.854 đồng       là        cực lớn cho Tổ Quốc.
        Khác nhau về 4 yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng hậu quả về kinh tế xã hội hai hành vi trên   cực xa nhau    nhưng     hình phạt lại cực gần nhau,    nên:  


chúng ta phải nghiên cứu và đề xuất tới Quốc Hội xem xét hai hành vi vi phạm pháp luật trên có hình phạt sao 
cho những kẻ gây thiệt hại cực lớn cho Tổ Quốc đủ thích đáng , 


đồng thời răn đe 
những kẻ chuẩn bị gây thiệt hại cực lớn cho Tổ Quốcđủ sợ.
         Mấy bác nông dân  (vùng sâu, xa đang mua một gói mì tôm cho con thèm ăn sáng) họ có kiến nghị vậy?

1 nhận xét: