31 thg 1, 2013

ĐÈN LỒNG – CÁCH ĂN & CÁCH CHƠI



Tết Nguyên Đán đến gần người Bắc trọng Tết hơn người Nam, nên sắm Tết đến nỗi Dân lớn tuổi, quan bé sợ Tết, không hiểu sao?
Đèn lồng xưa treo ít  - quý.
Đèn lồng nay treo nhiều đến nỗi - kinh. Không tin cứ xuống Hải Phòng quê tôi đầy!
Có người có báo bảo nơi treo quá nhiều đèn lồng là thân Hoa.
Có nơi bảo trên đèn lồng có in chữ nho: Tam SA, Nam SA, mình có biết chữ nho đâu mà hiểu, nên cứ treo cho nó ra cảnh ngày Tết, nếu thật thì thâm như Tàu thật. Tết sang năm ta cũng sản ra đèn lồng in chữ Hoàng Sa, Trường Sa bán sang Tàu xem họ có treo không? Nay cứ um nên không hiểu ra sao? Nào có biết chữ đâu mà nói thế sao?
Bạn tôi bảo dân Ta có nhiều người có tư tưởng bài Hoa nên ghen nói thác ra vậy? nhất là xóm nghèo không người tài trợ nên không có đèn lồng treo trong, lấy đâu treo đường.
Xuôi chơi vậy, Ngược đây:
Cái ăn, cái mặc của Dân vùng ngược như ông Mai Thanh Hải chụp đứa trẻ lớn rét thế mà vẫn chuồng không hiểu ông MTH cố tình, hay đời có thật?




Ảnh: Những đứa trẻ cởi truồng ngày rét 5 độ C

Ảnh: Những đứa trẻ cởi truồng ngày rét 5 độ C


 Các cơ quan chức năng phải xem ông này có vấn dề chính… không mà toàn đưa cảnh đói nghèo trong khi thông tin chính thống Ta đã triệt đói nghèo rồi.
ĂN:
Bạn tôi bảo: Dân ta cây, con trên rừng dưới bể đều ăn hết, gần đây cỏ, cây, con ngâm hết kể cả nguyên gấu to đùng, đặc biệt chơi cả “canh máu” súc vật kể cả tiết canh chó, mèo. Dân Quảng Châu phàm ăn mọi thứ nhưng không dám ăn “canh máu” như Ta.



CHƠI:
Giàu lắm nhưng người Tây, Mỹ chưa chắc dám chơi xe triệu Đô, 

Chiếc Mayback 62S (bên phải) được cho là phương tiên đi lại của bầu Thụy (Ảnh: Ninh Bình FC)
Chiếc Mayback 62S (bên phải) được cho là phương tiên đi lại của bầu Th (Ảnh: Ninh Bình FC)


nghe đâu Ta có nhiều người chơi. Khi kinh tế xuống nhiều nước như Thái khi tham gia Đông Nam Á hội chỉ có mươi người, Ta kêu suy thoái bởi mấy cái Sin đã lộ rồi mà: Ta tham gia Đông Nam Á hội chỉ có hơn người, đường ở Sài Gòn kết hoa đón Tết Dương, Âm lịch có lẽ bạc tỷ

sai-gon-ruc-ro-den-hoa (2)

sai-gon-ruc-ro-den-hoa (3)

Xóm tôi đèn lồng và hoa chắc nhiều triệu, nếu xét bề ngoài có thể nước ngoài cho ta kêu suy thoái là giả để nhằm mục đích kêu viện trợ như xưa chăng?
Làm Vua phải chịu trách nhiệm trước muôn Dân trước cái ăn, cái mặc của Dân, cái ngông của Quan?
Ngày nay ta không có Vua ai chịu?

28 thg 1, 2013

NÓI XẤU AI ĐẾN TAI NGƯỜI ẤY!




Xưa nay người Ta hay nói xấu người khác, theo tôi: NÓI XẤU AI SẼ ĐẾN TAI NGƯỜI ẤY.
Thế mà ngồi hóng ở các nơi xứ Ta cứ thấy bàn, nói xấu đ/c X, N, Y, C…Z.
Nếu các đ/ c … xấu mà nói thì không bàn. Nhưng các đ/c …. không xấu mà nói các đ/c ấy xấu là coi chừng và như thế là không quân tử. Nếu các đ/c ấy xấu, nói (góp ý kiến) đúng nơi đúng chỗ các đ/c ấy sẽ vỡ ra và từ chức thì có lợi lắm cho Nước, cho Dân. Còn nói không đúng các phương tiện ghi được hãy coi chừng các con Dân, dám nói xấu kẻ có Quyền, đông xiền lại có súng…
- Lời khuyên những kẻ ngông ngồi hóng vỉ hè bàn chuyện cung đình.

26 thg 1, 2013

NHÌN NHỮNG BỨC ẢNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA,THẤY HỌ THỂ HIỆN CÁI TÔI KỆCH CỠM VỚI DÂN LÀNH, DÂN LÀNH NÊN HỌ CÀNG VÊNH



“ Đất nước tôi thon thả giọt đần bầu…” nhớ lời một bài hát và thấy một số bức ảnh về những nguyên thủ quốc gia (dù sao vẫn phải định người đó đại diện cho một nhà nước vì nó có đủ dấu hiệu của một nhà nước) mà buồn.
Họ vênh để thể hiện cái TÔI, cái tinh hoa của họ và họ lại khúm núm trước kẻ trên. Hóa ra quy luật: Cá lớn nuốt cá lớn vẫn thịnh ở Ta.

Những hình minh họa một thời đã qua, xin lỗi linh hồn những người đã quá cố.

Băng, cờ, khẩu hiệu, sắp hàng chờ, hô... hân hoan:











Ngóng chờ













Mỵ dân chăng?




Oai phong





Cầm tay binh sĩ chắc sắp đi bắn nhau? Ông này có thể không vừa lòng kẻ cho tiền




Lệnh bà

Cái chết cần được làm rõ nguyên nhân vì người chết đã sắp đủ 50 năm, gần hết một hoa Giáp, công tội nên minh để cả dân tộc nhìn lại mình - hòa hợp đã chín rồi?

Còn nay thì sao? chớ lặp lại mà nguy?

Những ảnh trên nhặt ở Internet.









23 thg 1, 2013

XÂY LĂNG MỘ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM



Trên thế giới có nhiều cách đưa con người về cõi vĩnh hằng:
Địa táng:
Việt nam, Trung Quốc và một số nước khác dùng phương pháp đưa người quá cố về cõi vĩnh hằng là địa táng: Hung táng chôn thi hài trong đất khoảng thời gian từ 3 năm trở lên, rồi đào lên đưa xương vào tiểu sành chôn vào nơi mới gọi là cải táng. 

Kim cương táng:
Công ty Life Gem ở Mỹ đưa ra một dịch vụ an táng mới là dùng tro xương người quá cố chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại những kỉ niệm về người quá cố, tượng trưng cho tình cảm gắn bó sâu sắc của những người đang sống với người chết, giúp cho họ dường như vẫn ở bên nhau.

Không táng:
Tro cốt người quá cố được đựng vào hộp kín đặt trong khoang tên lửa phóng vào không gian. Trường hợp đầu tiên trên thế giới được an táng trong vũ trụ diễn ra vào ngày 21/4/1997 ở Mỹ, đến nay dịch vụ này đã khá phát triển ở các nước phương Tây.

Thạch táng
Tro cốt người quá cố và gang sử dụng làm nguyên liệu làm ra san hô nhân tạo, cho vào giỏ thả xuống biển để nuôi cấy san hô, tro cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành san hô đó, giúp người quá cố trở thành một phần của thiên nhiên.

Hóa táng
Công ty Promessa của Thụy Điển lại tung ra một phương thức an táng mới, trong đó đặc trưng lớn nhất, ưu việt nhất của phương pháp này là bảo vệ môi trường. Người ta đem thi thể người quá cố làm thành phân bón hữu cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã được phân tách nên không gây hại tới môi trường.

Yên hoa táng
Trộn lẫn tro cốt với thuốc pháo hoa, Công ty Heavens Above Fireworks đã “sáng tạo” ra một phương thức an táng mới. Con người ta khi chết đi ai cũng mong được lên thiên đường, trong khi pháo hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa tan vào vũ trụ bao la.
Những phát pháo được bắn lên bầu trời cũng là những lời chào ý nghĩa nhất của kẻ ra đi với những người ở lại.

Dịch táng
Thi thể người chết được đặt trong một loại dung dịch kiềm, xác sẽ phân hủy thành một loại dung dịch màu vàng đậm như mật mía và có mùi amoniac nhưng không gây ô nhiễm môi trường và có thể trực tiếp thải ra ngoài. Hiện tại chỉ có 2 trung tâm y tế thuộc đại học FloridaRochester của Mỹ áp dụng kĩ thuật này để xử lý các xác chết.

Bút táng
Lấy cacbon trong tro người chết chế tạo ruột bút chì. Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người quá cố và ngày tháng qua đời của họ. Một hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho một con người, một số phận và họ sẽ giúp đời tiếp tục vẽ lên những bức tranh muôn màu của cuộc sống.

Họa táng
Ashes to Portraits là công ty cung cấp dịch vụ họa táng. Một hợp chất đặc biệt sẽ hòa tan tro cốt người quá cố cùng với sơn dầu và dùng nó để vẽ một bức hình chân dung người quá cố. Phương pháp này có thể lưu giữ tro cốt trong thời gian dài, đồng thời để lại những kỷ niệm và hồi ức đẹp trong những người đang sống.
Còn nhiều phương pháp táng người không viết hết.
Tục địa táng của Ta xét về môi trường có thể bất lợi cho người còn sống, còn dẫn đến xây lăng, mộ giữ cốt được lâu, nhằm mục đích cốt ấy, hồn ấy còn lưu lại để phù hộ cho hậu duệ hưng vượng.
Quê tôi có nghĩa trang cổ, hình như con ngựa nằm diện tích hơn 10.000 m2 các gia đình và các họ xây nhiều lăng mộ nên nhìn như một thành phố của người đã khuất. Xét về mặt tâm linh chưa dám bàn, nhưng xét về việc sử dụng đất, xây dựng là rất tốn, tính sơ bộ việc xây dựng các lăng mộ có lẽ tốn nhiều tỷ đồng.

Đây là một số lăng mộ họ Nguyễn Công - Trà Phương:

Lăng chi II

Tháp "Baó ân họ Nguyễn Công"

Lăng chi II, nghành II





Họ Nguyễn Công chi 3 ở Đồng Tử, Kiến An có 9 lăng của 9 nghành:












Họ Nguyễn Công - Trà Phương nay có 13 lăng, chi phí thời điển nay khoảng hơn 3 tỷ VNĐ, đó là sự tốn, nếu quy tập xây thành 3 lăng chắc sự hoành tráng sẽ hơn, chi phí sẽ ít hơn, hai cái hơn này sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của dòng họ và xã hội?
Anh Thành - một người dân An Bằng đã 10 năm làm nghề xây lăng - kể: "Lăng mộ ở làng này được xây dựng từ lâu, nhưng trước kia chỉ làm đen trắng. Từ 1991, bắt đầu xây ồ ạt, có trang trí màu và lớn dần như bây giờ. Nhỏ thì 7-8 nghìn USD, lớn thì 20-30 nghìn USD". 
Thoạt đầu, chỉ thấy những ngôi mộ đơn sơ với giá "bình dân", nhưng càng ngày các mộ phần càng được sửa sang, nới rộng, trang trí, trở thành những ngôi "biệt thự" uy nghi. Gia đình này xây lăng 150 triệu đồng, sẽ có gia đình khác gắng xây lăng 170 triệu; nhà khác sẽ xây "hoành tráng" hơn nữa, "cho bằng người ta". Khu nghĩa địa của làng An Bằng, vì vậy, thành nơi để nhiều gia đình khoe mạnh khoe giàu. 
Đây những lăng ở Huế chắc tốn hơn nhiều không hiểu của mấy họ?






Cho nên việc quy hoặch xây lăng mộ ở nông thôn Việt Nam, các cơ quan chức năng Bộ đâu, sở, phòng ...đâu? phải nghiên cứu quy hoạch, mô hình... như thế nào để tiết kiệm được quỹ đất và của cải của xã hội đó là văn hóa, là tiết kiệm để dân giàu nước mạnh. 

20 thg 1, 2013

THẤY ANGKOR MỚI BIẾT MÌNH LÀ AI!




Angkor đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer, phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ "Angkor" xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là "thành phố". Chính xác hơn, thời kỳ Angkor có thể được định nghĩa là thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer tự xưng "vua thiên hạ" và "thiên tử" của Campuchia, cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Phế tích của Angkor nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Tonle Sap và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24'N, 103°51'E), là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác để kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hóa MayaGuatemala, có tổng diện tích khoảng 50 dặm vuông.
Người ta như thấy được sự sống động, náo nhiệt của ngày hội Angkor hàng năm qua hình ảnh các nữ thần Apsaras với thân hình mềm mại, cân đối đang uyển chuyển múa, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa chính, còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất thiết kế biệt thự ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của Quán Thế Âm (Avalokitesvara).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài hoa của những người dân Khmer xưa. Kiến trúc Khmer cũng có ảnh hưởng lớn đến thiết kế kiến trúc của Thái Lankiến trúc Chăm Pa tại Việt Nam.

Ngắm những bức tranh điêu khắc trên đá gần nghìn năm ta lại nghĩ đến việc chạm 
khắc trên gỗ mà  Tca ngợi thật là buồn cười.

Angkor Wat



Đền đài và một số bức tranh điêu khắc trên đá ở Angkor.








Nụ cười và phong cách của người Khmer xưa và nay ta càng thấy hậu duệ của họ khiêm nhường biết bao, lại thấy Ta có bao những lời “ dớn” lên của Ta về Ta.







Đường vào Angkor Wat, tôi đứng đây nghĩ về truyền thông của Ta mà buồn

Navy hướng dẫn viên du lịch Campuchia thông minh và hiền hậu


                                                                           




 Angkor, tháng1/2013