21 thg 7, 2016

LIỆU CÓ HƠN


Quốc hội khóa trước do Nguyễn Sinh Hùng để lại cho quốc dân nhiều văn bản pl trong đó có Bộ luật hình sự năm 2015.
"Theo luật sư Hoằng, lỗi trùng lặp nói trên không phải là lỗi in sai của NXB. Ông đã liên hệ, thông báo cho NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Ngày 29/3, NXB trả lời: Văn bản Bộ luật Hình sự in trong cuốn sách Bộ luật Hình sự là toàn văn nội dung Bộ luật hình sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, đây cũng chính là nội dung được in trên Công báo - ấn phẩm thông tin pháp lý chính thức của Nhà nước.
NXB tiếp thu phát hiện của ông và cho biết sẽ gửi ý kiến góp ý này tới ban dự thảo (Vụ Pháp luật - Văn phòng Quốc hội cùng các cơ quan có liên quan) để giải quyết. Sau khi có ý kiến từ phía các cơ quan chức năng, NXB sẽ tiếp thu, chỉnh sửa hoàn chỉnh nội dung để phục vụ kịp thời nhu cầu của bạn đọc.
Khắc phục thế nào?
Thạc sĩ Đồng Mạnh Hùng (Công ty Luật Phạm Nghiêm) nhận định, sai sót đáng tiếc có thể xuất phát từ khâu soạn thảo hoặc ở khâu đăng công báo chứ không phải là lỗi do kỹ thuật lập pháp. “Khả năng rất lớn là do lỗi đánh máy. Nhưng dù thế nào thì sai sót này cũng tạo dư luận không tốt về một bộ luật vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội”, ông Hùng nói và đề xuất ba phương án giải quyết:
Thứ nhất, nếu lỗi xuất phát từ việc đăng công báo thì ban soạn thảo Bộ luật hình sự 2015 cần chứng minh bằng bản gốc đã được Quốc hội thông qua để cho rút lại công báo và đăng công báo mới, đồng thời thông tin rộng rãi đến nhân dân. Ông cho rằng cách này nhanh gọn, đơn giản nhưng chưa có tiền lệ.
Thứ hai, nếu ban soạn thảo để xảy ra lỗi trong văn bản mà Quốc hội đã thông qua thì chỉ có Quốc hội mới có quyền điều chỉnh. Bởi lẽ khoản 1 Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định rõ: “Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Thứ ba, nếu ban soạn thảo cung cấp nhầm bản để đăng công báo không phải là văn bản mà Quốc hội đã thông qua thì cần phải rút lại công báo và đăng công báo mới, đồng thời thông tin rộng rãi đến nhân dân.)
Trích VnExpress.net Thứ ba, 12/4/2016 | 08:47 GMT+7.
Đây có thể phán rằng Lịch sử lập pháp trên hoàn cầu có đâu như ở Ta. Liệu quốc hội do Nguyễn Thị Kim Ngân có hơn? QH thời ông Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hùng đã về "tử tế" rồi?
Một QH mới chưa họp đã nhanh phát hiện ra một vài ĐB trúng phiếu cao bị xóa tên vì những vi pham...
Người dân sợ lắm khi QH làm luật không chuẩn sẽ giết dân chứ không thể đổ cho “Khả năng rất lớn là do lỗi đánh máy" theo thạc sĩ Đồng Mạnh Hùng (Công ty Luật Phạm Nghiêm) nhận định, sai sót đáng tiếc có thể xuất phát từ khâu soạn thảo hoặc ở khâu đăng công báo chứ không phải là lỗi do kỹ thuật lập pháp. “Khả năng rất lớn là do lỗi đánh máy. Nhưng dù thế nào thì sai sót này cũng tạo dư luận không tốt về một bộ luật vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội”
Ôi đất nước tôi có bao giờ như hôm nay?

14 thg 7, 2016

NHỮNG HÀNH ĐỘNG NHƠ NHUỐC CỦA TQ TRƯỚC PHÁN QUYẾT CỦA PCA


Phán quyết PCA bác bỏ hoàn toàn yêu sách Biển Đông của Trung Quốc dựa trên "đường chín đoạn", là thắng lợi to lớn của nhân loại quật vào mặt tập đoàn bành trướng Bắc Kinh.
Với việc tuyên bố rằng các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng biển rộng tới 200 hải lý, Toà đã bác bỏ hoàn toàn mọi cơ sở mà Trung Quốc có thể dựa vào để yêu sách đường chín đoạn.
Phán quyết vì thế tạo ra chuẩn mực pháp lý khách quan đối với điều 121 mà các quốc gia khác có thể áp dụng trong các tranh chấp khác, ví dụ như đối với các thực thể trong quần đảo Hoàng Sa, hay các thực thể trong tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Đây là lần đầu tiên một phán quyết của Toà quốc tế phân tích và làm rõ các điều khoản quan trọng của UNCLOS như Điều 121, lần đầu tiên một toà quốc tế tuyên bố một quốc gia vi phạm nghĩa vụ thiện chí theo Điều 300 UNCLOS.
Vì thế, tác động của phán quyết chắc chắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi của tranh chấp Biển Đông và sẽ là nguồn luật quan trọng để các quốc gia khác trên thế giới tham khảo trong quá trình áp dụng UNCLOS và luật biển nói chung.
Thằng Tàu với tư cách là thành viên của (Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982 có nghĩa vụ thực thi pháp quyết này. Nhưng tòa chưa tuyên chúng đã ngông cuồng tuyên bố chống lại phán quyết của PCA vì nó biết chắc là vi phạm UNCLOS thế mới hay? và lộ rõ bản chất bành trướng, coi thường luật QT của TQ mặc dù nó là một trong 5 cường quốc phê & tham gia công ước biển 1982.
Chắc sau vụ này các nước còn mơ hồ về bản chất tham, bành trướng, hiếu chiến... nay được chứng minh & các nước sẽ tẩy chay TQ trên các quan hệ chính trị, kinh tế... đến lúc các nước G7 nên từng bước cấm vận TQ để chúng thấy được sức manh toàn cầu trước những quyết định ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế mà chính TQ đã công nhận. Họ đang mở rộng chiến dịch mua chuộc một số nước, tuyên truyền về quyền của họ ở biển Đông và biết đâu họ sẽ hung hăng hơn gây hấn với các nước có quyền lợi ở biển này?
(Tham khảo thêm luật UNCLOS 1982)
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

11 thg 7, 2016

BÓNG ĐÁ & CUỘC SỐNG

Trời Đất sẽ trừng phạt những kẻ sử dụng sức thô bạo để phá hoại cái chân thiện mỹ. Cần trừng phạt bằng thẻ đỏ cho những pha nguy hiểm cho cầu thủ, như Payet ở phút 8 với Ronaldo, có vậy văn minh mới tỏa từ bóng đá đến các quan hệ xã hội khác.
 Siêu phẩm đưa Portugal lên ngôi vô địch đó là Eder đi bóng khéo léo rồi tung cú sút chìm từ ngoài vòng cấm, bóng đi lập bập khiến thủ thành Lloris đổ người nhưng không thể cản phá. P: 1 - F: 0 

Trời Đất đã giúp P & phạt F ngay trên sân nhà. OK....OK... Trận bóng P và F sáng 11/7/2016 là tiền lệ của Trời Đất xử F, xử cho ứng xử lố bịch trong t đại văn minh các ngài nhỉ!