19 thg 3, 2013

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỂ MẤT ĐẢO GẠC MA?



Ngược lại lịch sử thật đau lòng, ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng, mất cả đảo Gạc Ma, đau thương trùm nên 64 gia đình, trùm nên cả dân tộc này. 

Đảo nằm trong vùng biển của Ta, mà TQ dùng đại pháo tiêu diệt các chiến sĩ công binh một cách dã man, nay còn đâu phần cốt mà kiếm tìm. Hồn, cốt của những người con anh hùng đã hòa vào biển khơi của dân tộc Việt, cùng người sống đòi hỏi sự thật, để cuộc bảo vệ biên giới, biển khơi ngày càng vững chắc trước hiểm họa xâm lăng của kẻ láng chỉ riềng & cướp đất, cướp biển.

Người cấp Trên chỉ huy quân đội lúc đó là ai phải chịu trách nhiệm để mất đảo Gạc Ma

Có lẽ kẻ đó không thể chối được với lịch sử dân tộc, chí ít phải là ông tướng chỉ huy Hải quân, còn ai nữa, lịch sử và nhân dân sẽ làm sáng tỏ? nhằm để rút kinh nghiệm, để đừng mất thêm đảo nào nữa.

Chứ không nhắm truy cứu ai đó, vì người đó có thể đã toi rồi, nhưng phải làm rõ, để lịch sử, Dân lên án, để kẻ đương nhiệm không dám làm bậy.

Khi thắng kẻ nào cũng nhận, khi thua thì đổ loạn nên,( theo tuyên truyền thì Ta bách chiến bách thắng có đúng không?). 

Cái sờ sờ, to như chiếc xe tăng húc đổ cổng còn tranh, còn bóp méo...nhục nhã không những Lý Thông thời nay?

Thằng bạn tôi nó đọc một số tài liệu nó bảo kẻ đó là cấp tướng rất to.

Chiếm được Trung Quốc dở trò áp dụng luật biển để chiếm thêm vùng biển tiếp giáp. Trung Quốc thật nguy với các nước giáp biên.

- Lý do gì đảo của Ta, sao Ta không lấy lại đảo Gạc Ma  ngay lúc đó?
- Tại sao Hạm đội của Liên Xô ở Cam Ranh thấy Trung Quốc sát hại người, bắn chìm tầu chiến của Việt Nam lại không thực các điều khoản của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, vừa mới kí ngày 3.11.1978 tại Matxcơva.

Theo một số người giả định:  Vào ngày 14/3/1988 Hạm đội LX chỉ cần nổ máy TQ sẽ cao chạy xa bay khỏi Gạc Ma, tại sao họ không làm?

Hiệp ước này coi bỏ sọt rác vì nó o có ích gì cho Ta?

Thế mà ta lại hay ký các loại như thế này, thế mới tài, các bác truyền thông có thể đang làm mất lòng tin của Dân vì nói không khéo?
 Vì theo hiệp ước trên dứ thính TQ cũng không dám chiếm Gạc Ma của Ta.



Bác nào biết chỉ giáo cho nhé!


Mời các bác xem:
































































(Báo Bình Định, báo nhà nước chuẩn đấy)










































Thứ Sáu, 15/03/2013, 20:41 (GMT+7)




















Ai phải chịu trách nhiệm để mất đảo Gạc Ma vaò ngày 14/3/1988 




























Người lính trở về từ đảo Gạc Ma



Nhận được thông tin về anh Lê Minh Thoa, người lính hải 
quân quê Bình Định, một trong 9 chiến sĩ còn sống trở về sau sự kiện hải quân Trung Quốc gây hấn tại đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) năm 1988, tôi mừng rỡ tức tốc phóng xe đi gặp. Bất ngờ, anh lính ấy lại là ông chủ quán phở gần nhà mà tôi vẫn thường ghé ăn.
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988 (đang được treo tại phòng truyền thống của vùng 4 Hải quân).  Ảnh: Vietnamnet.vn

Những tháng ngày bất tử
25 năm trôi qua, anh Lê Minh Thoa (SN 1968, ở phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn), người may mắn sống sót trong Chiến dịch CQ 88 ngày 14.3.1988 ở Trường Sa, vẫn không nguôi nỗi nhớ về những ngày tháng tuổi trẻ của mình trên những hòn đảo nơi đầu sóng của Tổ quốc. 17 tuổi, anh Thoa đi bộ đội, sau đó được đi học cơ điện tại Trường dạy nghề hải quân. Tháng 11.1985, anh chính thức trở thành hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1, Lữ đoàn 125 hải quân, đóng tại Tân Cảng, TP Hồ Chí Minh và được phân công làm nhiệm vụ sửa chữa máy móc trên tàu HQ 602, chuyên tiếp lương thực thực phẩm, nguyên vật liệu xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa.
Câu chuyện bắt đầu từ sau Tết Mậu Thìn -1988. Lê Minh Thoa và một người bạn cùng đơn vị được tăng cường sang tàu HQ 604 làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Giọng anh Thoa trầm xuống khi tiếp chuyện chúng tôi: “Khi được điều sang tàu HQ 604, tôi biết trước sẽ có những ngày sóng gió, có thể sẽ không trở về. Hồi ấy, chúng tôi xem nhẹ chuyện sống - chết lắm. Biết là nguy hiểm, nhưng ai cũng tỏ rõ lòng quyết tâm”.

Sau khi được phía Trung Quốc trả về, anh Thoa đi điều dưỡng và chụp ảnh lưu niệm tại bãi biển Đồ Sơn trước khi về đơn vị.
Sau chuyến hải trình gần 2 ngày 3 đêm, tàu HQ 604 thả neo cách đảo chìm Gạc Ma khoảng 1km. Khoảng 30 phút sau, tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc cũng chạy về phía Gạc Ma. Anh Thoa nhớ rất rõ: Khoảng 17 giờ  ngày 13.3.1988, tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu HQ 604 và dùng loa gọi sang khiêu khích. Cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 604 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu địch, kiên trì neo giữ quanh đảo. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận được lệnh khẩn trương chuyển vật liệu xây dựng lên đảo Gạc Ma để đặt mốc chủ quyền đúng vào lúc 12 giờ đêm ngày 13.3. Sau khi đặt được mốc và cắm cờ Tổ quốc, một nhóm chiến sĩ được giao nhiệm vụ canh gác trên đảo. Những người khác tiếp tục vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo trên các xuồng nhỏ.
Thế rồi, khoảng 4 - 5 giờ sáng 14.3, Trung Quốc đưa 5 xuồng nhôm cùng vài chục lính thủy quây vòng tròn tiến lên đảo. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ ra lệnh sẵn sàng chiến đấu. Những chiến sĩ trên đảo lùi dần về phía lá cờ đỏ sao vàng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo Gạc Ma và tạo thành một vòng tròn vây quanh lá cờ, quyết không để kẻ địch cướp cờ. Vòng tròn những người lính ấy, về sau được gọi là “vòng tròn bất tử”. Giằng co được một lúc thì lính Trung Quốc nổ súng vào quân ta làm nhiều người thương vong. Sau đó, tàu hải quân Trung Quốc đưa hàng trăm lính vũ trang tràn lên đảo Gạc Ma, rồi bắn pháo 100mm vào tàu của ta, làm tàu bị hỏng nặng. 
Anh Thoa cố gắng chữa cháy cho tàu HQ 604 và bị thương do dầu máy văng vào. Những quả pháo tiếp theo của kẻ địch đã phá nát đuôi tàu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu đánh trả quyết liệt, buộc lính hải quân Trung Quốc phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu họ. Tàu HQ 604 tiếp tục hứng chịu hàng loạt các đợt đạn của địch, bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng, rồi chìm dần xuống biển. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu ở khu vực đảo Gạc Ma.
Tàu HQ 604 chìm, anh Thoa nhảy khỏi tàu và ôm được hai trái bí xanh (là lương thực của tàu) để bơi. Lênh đênh trên biển gần 1 ngày, anh Thoa bị tàu Trung Quốc bắt. Lên tàu, anh bị bịt mắt, bị đánh đập dã man, chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Sau đòn tra tấn, chúng mới đưa anh vào giam cùng 8 đồng đội của anh đến từ các tàu HQ 605, HQ 505.
Sau đó, các anh được chuyển đến bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Tại đây, trong hơn một năm đầu tiên, 9 chiến sĩ bị giam biệt lập. Thời gian đầu, các anh bị cai ngục đánh đập dã man, tiêu chuẩn ăn mỗi ngày chỉ được phát 3 cái bánh mì tròn nhỏ như bánh bao, rỗng ruột và 1 bát nước cháo lạt. “Thời gian đó, tôi không rõ đồng đội của mình thế nào, cũng không biết tình hình biển Đông ra sao. Chỉ biết nén nỗi căm thù vào trong tim”- anh Thoa nhớ lại.

Anh Thoa hạnh phúc bên người vợ mới và quán phở của mình.

Trong khi đó, ở quê hương, tất cả chiến sĩ tham gia trận chiến này đều được báo tin đã hy sinh và mất tích. Năm 1991, khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tháng 9.1991, Trung Quốc quyết định phóng thích tù binh cho Việt Nam. Rời nhà tù, các anh được đưa về an dưỡng tại Nhà khách Hải quân, được khám và điều trị vết thương, xác định thương tật. Sau thời gian an dưỡng, anh Thoa trở thành quân nhân chuyên nghiệp và tiếp tục phục vụ trong trạm sửa chữa của Phòng kỹ thuật, Lữ đoàn 125. Đến cuối năm 1996, anh Thoa xin xuất ngũ. Trong quá trình chiến đấu, công tác, anh Thoa được nhận Huân chương chiến công hạng Ba, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, hạng  Nhì.
Về với đời thường
Rời quân ngũ, anh Thoa lấy vợ, làm nghề xe ôm ở TP Nha Trang rồi TP Hồ Chí Minh. Người vợ của anh đã không chịu nổi cảnh khổ cực, dứt áo ra đi, bỏ lại cho anh 3 đứa con thơ, trong đó cậu con trai út vừa mới 4 tháng tuổi. Anh đành trở về lập nghiệp ở TP Quy Nhơn để nhờ cậy ông bà nội chăm sóc cháu giúp. Anh bôn ba với đủ công việc chân tay, hễ ai kêu gì thì làm nấy. Rồi cũng may mắn, đã có một người phụ nữ thương và hiểu hoàn cảnh của anh, thuận lòng về cùng anh gánh vác gia đình.
Trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14.3.1988, phía Trung Quốc đã tiến chiếm đảo Gạc Ma mà phía Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền. 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến, trong đó chỉ tìm được xác 3 người. Ba tàu vận tải hải quân Việt Nam là HQ 604, HQ 605, HQ 505 bị bắn chìm. Anh Lê Minh Thoa là 1 trong 9 thủy thủ Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh và được trao trả cho phía Việt Nam năm 1991, sau hơn 3 năm bị giam tại Trung Quốc.
Khi xem đoạn phim “Vòng tròn bất tử” trên mạng, tôi đã khâm phục ý chí kiên cường, lòng yêu nước nồng nàn của các chiến sĩ bao nhiêu, giờ biết anh, tôi lại càng ngưỡng mộ con người vững chãi với sóng gió cuộc đời, vươn lên trong cuộc sống hòa bình bấy nhiêu. Anh đang hạnh phúc với mái ấm nhỏ đã có bàn tay người vợ chăm sóc, vỗ về giấc ngủ cho các con. Hiện tại, anh mở quán phở bò ở số nhà 5D Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn để làm kế sinh nhai.
Đời thường, anh Thoa là người nghĩa tình và vẫn giữ được “chất lính” ngày xưa, bằng việc tham gia Hội Cựu chiến binh, dân quân tự vệ của KV8, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn một cách nhiệt tình. Mỗi khi khu phố có việc anh đều có mặt. 
Tôi hỏi anh có ước mơ gì không, anh nói ngay, ước mơ của anh bây giờ là được một lần trở lại Trường Sa, nơi đồng đội của anh đã ngã xuống, nơi đã in dấu một quãng đời tuổi trẻ vinh quang và hào hùng của anh và bao người khác, cũng như bao thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau nữa, để bảo vệ biên cương Tổ quốc.
HẢI YẾN 

 Đây nữa:
  • 'Chúng ta đã đề phòng Trung Quốc chiếm Gạc Ma'
    "Sau chiến tranh biên giới năm 1979, khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang và quán triệt phải chiến đấu để giữ đảo", Thượng tá Hoàng Hoan kể lại.
    Thượng tá Hoàng Hoan mô tả lại thời khắc xảy ra trận đụng độ 14/3/1988 trên tấm bản đồ
    Thượng tá Hoàng Hoan mô tả lại thời khắc xảy ra trận đụng độ 14/3/1988 trên tấm bản đồ. Ảnh: Nguyễn Đông
     
    Thượng tá Hoàng Hoan từng giữ chức Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 (Quân chủng Hải quân) giai đoạn 1988 - 1997 và là người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn khi lính Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 trao đổi với PV xung quanh trận đụng độ này.
    - Bối cảnh tình hình tại quần đảo Trường Sa như thế nào vào giai đoạn xảy ra trận đụng độ Gạc Ma năm 1988 thưa ông?
    - Năm 1976, Quân chủng Hải quân chỉ đạo chiến sĩ đi kiểm tra các đảo chìm, cắm mốc chủ quyền. Tháng 10/1987 tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Cuối năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, trong đó gồm cả việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Nhiệm vụ cấp bách nên sau Tết Mậu Thìn, các chiến sĩ vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
    Chiến sĩ ở đảo chìm Len Đao làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền
    Chiến sĩ ở đảo chìm Len Đao làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền.
     
    20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận lệnh xuất phát từ Cam Ranh chở theo 70 bộ đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi bộ đội đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin.
    Trước khi xảy ra xung đột vũ trang tại Gạc Ma, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp ở đảo Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa). Hai tàu của Hải quân Việt Nam chuẩn bị vào đảo thì phía Trung Quốc đã kéo nhiều tàu đến, buộc quân ta phải rút về Đá Đông.
    - Trong tình hình đó Việt Nam đã có những chuẩn bị gì trước thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma?
    - Do có kinh nghiệm từ chiến tranh biên giới năm 1979 nên khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang. Lãnh đạo Quân chủng quán triệt nhiệm vụ với chiến sĩ tham gia nhiệm vụ là nếu có biến cố thì bằng mọi giá phải chiến đấu để giữ đảo.
    Lúc này, lực lượng công binh ra Trường Sa có nhiệm vụ xây dựng nhà chòi cho bộ đội ở, tạo thành thế trận vững chắc trên biển. Tâm thế của hải quân Việt Nam lúc đó là làm nhiệm vụ xây dựng trên đảo thuộc chủ quyền của mình. Tàu HQ 604 và HQ 605 là những tàu vận tải, vũ khí trang bị chỉ có AK và súng trường. Chủ trương của trung ương khi đó là không để chiến sự xảy ra ở Trường Sa.
    - Khi xảy ra chiến sự ở Gạc Ma, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã có những động thái như thế nào thưa ông?
    - Sở chỉ huy Quân chủng lúc đó ở Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), trực tiếp chỉ huy các lực lượng. Còn Trung đoàn 83 đóng quân cách Sở chỉ huy gần 1 km. Khoảng 8 - 9h sáng 14/3, đất liền nghe đài phát thanh (lấy lại tin của Bộ Quốc phòng) thông báo xảy ra chiến sự ở Gạc Ma.
    Chiến sĩ hải quân của Trung đoàn công binh 83 làm nhiệm vụ xây dựng các đảo ở Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma
    Chiến sĩ hải quân của Trung đoàn công binh 83 làm nhiệm vụ xây dựng các đảo ở Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu Trung đoàn 83
     
    Bộ Quốc phòng chỉ đạo bằng mọi giá phải kiên quyết giữ được chủ quyền tại 3 cụm đảo này. Thượng tướng Giáp Văn Cương (chỉ huy trực tiếp Vùng 4 Hải quân và là Đô đốc đầu tiên của Hải quân Việt Nam) điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa có trách nhiệm cấp cứu thương binh đưa về đảo Sinh Tồn. Ông điện cho Bộ Quốc phòng yêu cầu điều thêm tàu cứu hộ cấp cứu chiến sĩ.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc nước này xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là gây xung đột vũ trang tại đảo Gạc Ma.
    - Khi đó các lực lượng trên quần đảo Trường Sa đã hiệp đồng ra sao thưa ông?
    - Trận xung đột đã gây cho quân ta thiệt hại rất lớn, hai tàu chìm, một tàu hư hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Lúc đó, phía ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.
    Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định đấu tranh bằng pháp lý để bảo vệ chủ quyền.
    - Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?
    - Dù gây tổn thất lớn cho binh đoàn nhưng tình hình lúc này phải bình tĩnh để xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ. Đêm 16/4/1988, Trung đoàn công binh 83 lại đưa bộ đội ra xây dựng đảo và riêng năm đó Trung đoàn lập kỷ lục với 20 khung đi đảo, có chiến sĩ đi đảo tới 5 lần.
    Ở hai đảo chìm Cô Lin và Len Đao được xây dựng hai nhà sắt (sà lan), mỗi nhà 25 tấn thép chuyển vượt gần 500 km từ đất liền ra vô cùng vất vả và chỉ kịp sơn chống gỉ. Việc xây dựng này theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân để xem động thái của Trung Quốc. Các lực lượng bảo vệ đảo được tăng cường giữ chủ quyền.
    Chính phủ cũng tổ chức phát động phong trào Hướng về Trường Sa với khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" về cả tinh thần lẫn vật chất. Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ cho 6 tỉnh Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Bình Định và Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Côn Đảo, TP HCM, Phú Khánh (Khánh Hòa và Phú Yên), mỗi địa phương phải có trách nhiệm làm một nhà cấp một lâu bền cho một đảo bằng kinh phí và cả lực lượng tàu vận tải. Tỉnh Nghĩa Bình huy động đến 5 tàu chở vật liệu và 100 công nhân ra đảo Đá Lớn.
    Theo Vnexpres


    Và ngày ấy hỏng Tàu hiện đại nhất hải quân, nay mới biết?
    Sau năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận thêm nhiều tàu chiến lợi phẩm thu giữ của quân đội Sài Gòn. Trong số các tàu thu giữ, có tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn HQ-504 (tên cũ của quân đội Sài Gòn). Con tàu sau đó đưa vào trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam và đổi tên thành HQ-505. 


    HQ-505 thuộc lớp LST-491 (Mỹ đóng năm 1943) có lượng giãn nước toàn tải tới 3.698 tấn, dài 100m, rộng 15m. Tàu trang bị 2 động cơ diesel General Motors 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h. 

    Tàu có khả năng chở xe tăng, khoảng 140 lính thủy và 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Các phương tiện này sẽ di chuyển ra khỏi tàu bằng 2 cánh cửa lớn ở đầu mũi. 

    Tàu LST-491 được trang bị hỏa lực phòng vệ mạnh gồm: 1 tháp pháo 76mm, 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm. 

    Tàu vận tải đổ bộ HQ-505. Nguồn: Thanh Niên

    Có thể nói, vào thời điểm đó HQ-505 được xem là tàu lớn nhất, hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Không có chiếc tàu nào của ta khi đó có lượng giãn nước gần 4.000 tấn và hỏa lực mạnh như vậy. 

    Trong suốt những năm tháng hoạt động trong hải quân ta, tàu HQ-505 chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải hàng ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tham gia diễn tập trên biển. Vị thuyền trưởng đầu tiên của tàu là đồng chí Vũ Huy Lễ, người mà sau này đã cùng con tàu tham gia chiến dịch bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988. 

    Chiếc tàu anh hùng

    Đầu năm 1988, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa diễn biến hết sức căng thẳng. Khi đó, Hải quân Trung Quốc ngang nhiên cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực Trường Sa (đá Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi). 

    Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức điều nhiều tàu vận tải, tàu chiến ra làm nhiệm vụ bảo vệ đóng giữ, bảo vệ các đảo. Tàu HQ-505 cũng nằm trong số các tàu được huy động tham gia bảo vệ Trường Sa.
    Ngày 13/2/1988, thực hiện nhiệm vụ Tư lệnh Hải quân giao, Lữ đoàn 125 cho tàu HQ-505 kéo tàu LCU 556 (một loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ thu giữ sau 1975) cùng bộ phận làm nhà cao chân đóng giữ đảo Đá Lớn. 

    Khi tàu ta đang tiến về phía đảo thì phát hiện tàu chiến Trung Quốc cũng tiến về phía Đá Lớn. Cách Đá Lớn khoảng 4 hải lý, chúng thả thủy lôi ngăn cản, uy hiếp ta. Chỉ huy tàu HQ-505 đã bình tĩnh, khôn khéo đưa tàu LCU 556 tiếp tục tiến về phía bắc đảo. Ngày 20/2, sau khi quan sát thăm dò luồng, tàu LCU 556 tiến vào phía nam đảo an toàn. 

    Cùng thời gian này, tàu Đại lãnh của công ty trục vớt cứu hộ Sài Gòn kéo tàu HQ-582 và pông-tông Đ02 đi Đá Lớn. Ngày 27/2, tàu xuất phát từ TP HCM, đến ngày 1/3, pông-tông Đ02 vào đến vị trí phía bắc đảo Đá Lớn. Cán bộ, chiến sĩ trên pông-tông Đ02 và lực lượng trên tàu LCU 556 đã đến triển khai lực lượng, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ đảo Đá Lớn.

    Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ, bảo vệ đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 
    Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và thủy thủ tàu HQ-505. Nguồn: Thanh Niên
    Sau khi tàu HQ-604 đến neo đậu tại Gạc Ma thì tàu Trung Quốc xuất hiện áp sát tàu gọi loa khiêu khích. Phía ta kiên trì neo giữ quanh đảo, quyết tâm không để mắc mưu. Để bảo vệ đảo, tàu HQ-604 thả xuồng đưa vật liệu lên làm nhà trên đảo và cắm cờ ngay trong đêm 13/3.

    6h ngày 14/3, Trung Quốc cho thuyền nhôm đổ bộ quân lên đảo Gạc Ma rồi tiến vào giật cờ của ta. Để bảo vệ cờ, quân ta đã chống trả quyết liệt nhưng địch đông nên 2 chiến sĩ đã hy sinh. Không uy hiếp được quân ta rút khỏi đảo, 7h30 phút ngày 14/3, đối phương dùng pháo bắn chìm tàu HQ-604 của ta. 

    Khi phát hiện tàu HQ-604 ở hướng Gạc Ma bị địch bắn chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ đã ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu HQ-505 cơ động lên bãi, tàu chiến Trung Quốc quay sang tấn công dữ dội.

    Bất chấp hiểm nguy, tàu HQ-505 đã chạy hết tốc độ, trườn lên được 2/3 thân tàu thì bốc cháy. Tuy địch vẫn tiếp tục bắn nhưng không làm gì được, tàu HQ-505 đã trở thành cột mốc chủ quyền bảo vệ Cô Lin.

    8h15 phút ngày 14/3, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu cán bộ chiến sĩ tàu HQ-604 bị chìm. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505, quân ta đã chiếm giữ, bảo vệ thành công đảo Cô Lin. 

    Với chiến công xuất sắc bảo vệ đảo Cô Lin, đồng chí Vũ Huy Lễ, tàu HQ-505 đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. 
    Báo điện tử Kiến thức

18 nhận xét:

  1. Tình hữu nghi VN-TQ đời đời bền vững.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bền được hay không thì còn tùy bác ạ....

      Xóa
    2. Có bền được hay không thì còn tùy bác ạ....

      Xóa
  2. AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỂ MẤT ĐẢO GẠC MA?
    _____________________________________

    Chính các liệt sỹ đã hy sinh, bởi vì họ đã . . . hy sinh mà không giữ được đảo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn nói hay thế!sao bạn ko ra biển mà giữ đảo đi mà còn ở đó nói xấu người đã khuất!

      Xóa
  3. Bạn To lôn sưu tầm xem lúc đó ai là Bộ trưởng bộ quốc phòng nhỉ, ông ấy làm gì khi hải chiến TS 14/3/88 nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em xin lỗi Bác, em chịu! Mà em tên là "To Lớn" chứ không phải "Tò lôn" đâu Bác ạ!!!

      Xóa
    2. theo em nhớ thì chuyện này có liên quan đến Lê Đức Anh và Phạm Văn Đồng...

      Xóa
  4. Mất đảo Gạc Ma vì ĐCS VN quá tin vào TQ. TQ miệng nói hữu nghị, láng riềng, anh em, đồng chí, sông liền sông, nuí liền núi nhưng đã giáng cho VN những đòn chí tử như ép VN chia đôi đất nước năm 1954,ép HCM trong CCRD,cố vấn nên đánh Mỹ đến người VN cuối cùng, chiến tranh xâm lược 1979, 1984, chiếm Hoàng Sa 1974...đấy là chưa kể đến cuộc chiến "mền" bằng kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,xâm nhập,mua chuộc,gài bẫy...Vì ĐCS muốn thống trị VN muôn đòi nên đã dựa hẳn vào TQ mà không thấy hiểm hoạ, hơặc chỉ thấy về mặt quân sự mà không đề phòng những mặt trận khác. Do vậy ĐCS phải tự diễn biến hoà bình hoặc bị loại bỏ thì mới cứu được VN. Trần Văn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày đó tầm nhìn của lãnh đạo non kém, hèn nhát, đổ tại ngây thơ...không lường trước được, 2000 năm bị nó đánh đập đè nén dúi dụi,lại vừa bị thua trận chốt 1509 xong nên chắc còn ...choáng!

      Xóa
  5. Trong nhà nước CHXHCNVN : Người dân bị BỊT MẮT, bị BỊT MIỆNG chỉ được NGHE LỆNH và CHẤP HÀNH ?
    Còn chánh quyền thì có MIỆNG thứ gì cũng ĂN chỉ biết RA LỆNH để cướp TIỀN bỏ đầy túi, nhưng toàn là một lũ ĐIẾC NẶNG không có LỔ TAI. Dân oan khiếu nại KHÔNG NGHE, nhân sỹ trí thức kiến nghị KHÔNG NGHE, Quốc tế yêu cầu cảnh báo KHÔNG NGHE, những ai bày tỏ Bất đồng chính kiến bị KHỦNG BỐ tinh thần và thể xác, Blogger phản biện bị BẮT NHỐT…

    Như vậy 84 triệu người dân không khác gì như những thi hài chỉ biết thở, chính quyền không cho quyền ĐƯỢC và BIẾT suy nghĩ những điều gì sai trái hay tốt xấu…chỉ phải NGHE một chiều theo lề Đảng !!! như ốc mượn hồn, như Robot chỉ biết ngoan ngoãn NGHE theo lệnh của chính quyền, đi theo con đường đã được chính quyền cho phép vạch sẳn…

    Người dân sống trong thời kỳ như làm nô lệ lúc nào cũng bị theo dõi kiểm soát và trừng phạt ? Nếu không chấp thuận không làm đúng những điều gì chính quyền ban hành thì chống lệnh bị bắn thẳng vào người…bị đánh đập gãy cổ và được vô tù… tùy tiện muốn kêu án bao nhiêu năm cũng được, vui thả buồn ở trong đó đếm lịch !!!
    Và điều rất nghịch lý là CHỐNG TẦU XÂM LƯỢC với bất cứ hình thức nào là chính quyền bắt ĐI TÙ không có lời giải thích và không biết lý do?
    Tưởng niệm 74,000 liệt sỹ và nhân dân CHỐNG TẦU XÂM LƯỢC 17/2/1979, 6 tỉnh biên giới phía Bắc, chính quyền CẤM ĐẶT VÒNG HOA không có lời giải thích và không biết lý do?
    Tưởng niệm 64 hải quân nhân dân bị TẦU BẮN GIẾT ở Gạc Ma TS không có lệnh bắn trả , chính quyền CẤM làm lễ TRI ÂN cũng không có lời giải thích và không biết lý do?

    Chánh quyền đang “mớm và ép” người dân “ký tên sau khi đã góp ý” sửa đổi hiến pháp mà Chánh quyền đã soạn sẳn…Nếu không ký hay nói ngược lại những gì chính quyền chỉ đạo và những điều chính quyền đưa ra là PHẢN ĐỘNG, là THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, là DIỄN BIẾN HÒA BÌNH, là ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN, là LÀM LOẠN, là CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ, được chính quyền địa phương GHI TÊN, được CHỤP HÌNH được THEO DÕI tận nhà vân và vân...
    Hiện giờ Đảng đang hợp kín để sửa đổi guồng máy làm việc của lãnh đạo Đảng & Nhà nước để đối phó với nhân dân và dần dần xả hội tại VN cũng giống như Tây Tạng trước đây.
    Đó là SỰ THẬT 100% ở trong nhà nước CHXHCNVN.

    Trả lờiXóa
  6. Mời các bạn xem bài nay thì thấy rõ trách nhiệm thuộc về ai:
    http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2475:m-t-nghi-v-n-v-tru-ng-sa-nguy-n-gia-ki-ng&catid=44&Itemid=301

    Trả lờiXóa
  7. Xet tu cuoi nguon cua su viec thi chinh chu tich HCM cung thu tuong PVD la nhung nguoi da tao tien de cho Trung Quoc xam chiem dat dai va hai dao cua nuoc Viet Nam chung ta!

    Trả lờiXóa
  8. - AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỂ MẤT TOÀN BỘ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 ?
    - Tại sao Hạm đội 7 của Mỹ không hề có động thái gì hỗ trợ hải quân Việt Nam Cộng Hoà trong sự kiện Hoàng Sa năm 1974 (kể cả về chính trị, về cứu hộ cứu nạn, về thông tin tình báo...) ?
    Thiết nghĩ chỉ cần một động thái nhỏ của Hoa Kỳ thôi. Đố cha thằng Trung Quốc dám động đến Hoàng Sa năm đó!

    Trả lờiXóa
  9. https://www.facebook.com/notes/thi%E1%BB%81m-th%E1%BB%AB/g%E1%BA%A1c-ma-len-%C4%91ao-c%C3%B4-lin-trong-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-cq88-sao-kh%C3%B4ng-chi%E1%BA%BFm-l%E1%BA%A1i-g%E1%BA%A1c-ma/10152333541101983

    Trả lờiXóa
  10. Dịch vụ trọn gói cho quán cafe của bạn. Thông tin bạn có thể tham khảo thêm tại website: Boc ghe sofa cafe | Boc ghe sofa karaoke

    Trả lờiXóa