29 thg 1, 2012

NGHĨ VỀ TẾT

Cứ độ Xuân về trẻ con ngóng Tết, Quan trên mong hơn trẻ con vì lẽ sẽ nhận được nhiều quà biếu đồng thời cân đo được kẻ dưới với mình như thế nào, kẻ dưới vắt óc tìm quà biếu cho quan trên để mong kẻ trên cất nhắc, ưu ái cho mình kiếm được nhiều lợi hơn.
Trẻ nhà nghèo mong được manh áo, tiền mừng tuổi mới, trẻ nhà giàu, nhà quan có khi dửng dưng hơn nhà nghèo, vì nhà Quan ngày nào cũng Tết.
Quan bé Tết quan to, quan To tết ai?
Tết ta thấy hiển hiện: Cuốc xẻng phát cho dưới, quà dưới biếu lên Trên. Cả xã hội ngày trước và sau Tết: Cuốc xẻng trên ban cho dưới và cố gắng ở nơi sâu xa nhé..., quà biếu xoáy lên Trên, nhìn dòng người tham gia giao thông xoáy để làm việc trên thấy chóng mặt.
Ngày Tết sao khổ quá đó là cửa miệng của: dân & quan nhỏ đang lên, đó là ngày hên của quan bà Trên.
Khố son bòn khố nâu? Ngày xưa ta chống một thời, hình như nay lại như xưa?
Còn kẻ làm giàu vô lương tâm thì làm giả các kiểu để kiếm lời.
Còn dân liều bám theo bọn làm giả để kiếm tiền tiêu Tết.
Còn người nông dân thu nhanh những gì bán được để sắm Tết, người lên Rừng kiếm con thú, xuống nước bắt thủy sản bán ăn Tết mà Tết chẳng ra TẾT.
Quan tham không lên rừng, chẳng xuống nước mà thừa mứa đồ rừng, đồ biển, đồ cấm trong nhà, bà Quan tốt san cho người thân đồ thường, tính bán của quý gom thành vàng, bà Quan kiệt bán tất, cũng gom vàng tính cho quan ông lên cao hơn. Thằng bạn bảo tôi ngày nay Tết là thế, tôi bảo có thật thế không? Nó bảo tôi ông đếch biết gì lại còn lườm phát, tôi nghĩ có thể nó tinh đời, còn mình không?

22 thg 1, 2012

CHÚC MỪNG XUÂN NHÂM THÌN TỚI ÔNG BA SÀM

Từ lâu mở mạng là tôi truy cập trang Ba Sam ( BS) mong thấy tin mới nhất, vui nhất về Nước, về Thế gian.
Trang của tôi chỉ ghi lại cảm xúc về Nước, Quê và mong muốn cho đời ngày càng tươi đẹp, đừng có chiến tranh, người đừng ăn hiếp người, Trời Đất và người đừng gây thảm hoạ cho Người. Mong: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". - Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Thấy bài viết của mình trên trang BS, có người doạ: BS là cái bẫy bắt việt vị đấy, tôi không tin mà mình có vượt gì gì đâu mà BS bắt việt vị, Có người bảo ông biết gì mà góp ý, góp ai nghe? Tôi bảo viết để để răn mình, răn người chứ góp cho ai. Ấy mà tôi đi vào “con đường đau khổ” của Quê Hải Phòng bức xúc nên muốn nhờ ông BS gửi cho ông TT Đinh La Thăng để ông đó có đủ tầm để giải quyết vấn đề, thế là lại có người doạ.
Nên năm mới chúc ông BS & gia quyến AN KHANG THỊNH VƯỢNG, CÔNG DANH PHÚ QUÝ, MỌI SỰ NHƯ Ý , TRANG BA SAM LÀ NƠI TÔI HY VỌNG SẼ GÓP PHẦN THAY ĐÔI NƯỚC MÌNH NGÀY CÀNG THỊNH VƯỢNG. Nhưng đừng đăng bài của tôi .

17 thg 1, 2012

NHỜ ÔNG BA SAM GỬI ĐẾN ÔNG Thượng thư Đinh La Thăng

Con đường “đau khổ” của thành phố Cảng
T- Trong ba ngày, từ chiều 26-12 đến hết ngày 28-12, tuyến đường ra vào các cảng trong khu vực từ Chùa Vẽ tới Đình Vũ của TP Hải Phòng đã bị ùn tắc nghiêm trọng. Hàng nghìn xe container kéo dài nhiều km phải chờ cả ngày trời mới ra vào nổi khu vực này.
Cung đường được xem như “cuống họng” giao thương của các tỉnh phía bắc này vẫn thường xuyên bị ùn tắc, nhưng đây là đợt ùn tắc kéo dài nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho các hãng tàu, chủ hàng, hãng vận tải và kho bãi trong khu vực.
Đa số người dân Hải Phòng đều biết rất rõ con đường xuyên bán đảo Đình Vũ, bởi tuyến đường này khá nổi tiếng, do ông Đoàn Duy Thành phát động xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhằm khơi dậy tiềm năng phát triển của vùng đầm lầy rộng vài nghìn ha nơi cửa sông Bạch Đằng hoang vu.
Tuy nhiên, thời kỳ đó, con đường này có quy mô nhỏ, hình thành chủ yếu bằng công sức đào đắp của lực lượng vũ trang. Năm 1999, đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà được khởi công, hoàn thành sau bốn năm, quy mô chiều dài hơn sáu km, mặt đường chỉ rộng 5,5 m và không có hệ thống cơ sở hạ tầng kèm theo như thoát nước, điện chiếu sáng...
Trong vòng 10 năm trở lại đây, bán đảo Đình Vũ phát triển nhanh như “cơn lốc”, trở thành một khu kinh tế có sức hấp dẫn tầm cỡ quốc gia với sự xuất hiện của các tập đoàn nước ngoài như Proconco, Caltex... và các doanh nghiệp nội địa hàng đầu như Vinalines, Petrolimex, Petech, Vinachem... Các dự án KCN, hàng chục nhà máy, cảng biển, kho bãi mọc lên nhanh hơn giấc mơ. Bán đảo Đình Vũ hoang sơ thuở nào trở thành địa điểm công nghiệp sôi động.
Hiện tại, khoảng 70% sản lượng container qua lại TP Hải Phòng phải đi qua khu vực Đình Vũ. Tại đây hiện có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kho xăng dầu, cảng biển, kho bãi container. Hằng ngày có khoảng 20 nghìn người làm việc tại khu vực Đình Vũ, khoảng 15 nghìn lượt xe ô-tô, chủ yếu là xe tải hạng nặng, xe chở container qua lại.
Việc ra vào bán đảo với hàng chục nghìn lượt xe tải hạng nặng qua lại mỗi ngày dồn ép lên con đường nhỏ, khiến tuyến đường 'đều đặn' ùn tắc, đặc biệt tại đoạn dài 2,3 km từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm nối tới đập Đình Vũ - nơi tập trung nhiều nhất các bãi container mới mở phục vụ cảng Đình Vũ và cảng Chùa Vẽ.
Vào cuối tháng 8-2010, quanh ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ - Lê Thánh Tông, gần 1.000 xe tải hạng nặng đã nằm chết gí trên đường. Sở dĩ có tình trạng này vì đường Đình Vũ không được thiết kế để trở thành đường phục vụ KCN, cảng biển, chỉ bất đắc dĩ đóng vai trò ấy. Trong một quãng thời gian dài, đoạn đường này luôn chỉ được sửa chữa, vá víu tạm bợ, chưa bao giờ được nâng cấp và mở rộng toàn diện để đủ khả năng phục vụ nhu cầu thông thương ngày một tăng cao tại khu kinh tế này.
Tháng 4-2010, TP Hải Phòng mới phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp 2,3 km đoạn đường huyết mạch này. Gần một năm sau, tháng 3-2011, Sở GTVT Hải Phòng mới bắt đầu thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đoạn đường 2,3 km kéo từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm tới đập Đình Vũ. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng, thực hiện trong bốn năm, với yêu cầu khẩn cấp mở rộng đoạn đường này bảo đảm quy mô bốn làn xe chạy. Đây là đoạn đường độc đạo ra vào Khu kinh tế Đình Vũ - khu vực hiện có cảng và khu tập kết container, phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả miền Bắc.
Sở GTVT đã xây dựng phương án mở rộng phần đường phía bên phải trước, dự kiến hoàn thành ngay trong năm nay. Tuy nhiên, đến ngày cuối năm 2011, việc mở rộng phần đường bên phải đương nhiên không thể hoàn thành. Nhiều đoạn mới chỉ trải cát và lu lèn, chưa hề được trải đá hay nhựa đường.
Đại diện của Công ty CP Tập đoàn Việt Úc, nhà thầu thi công cho biết: “Do phải bảo đảm an toàn các công trình ngầm, xây mới nhiều công trình khác, mặt khác, tuyến đường có nền địa chất yếu, nhiều công trình ngầm như điện, cấp nước, viễn thông chưa di chuyển, nên đơn vị thi công rất khó đẩy nhanh tiến độ”.
Trong thời gian thi công, khu vực này liên tục tắc đường, nhiều lúc kéo dài tới 5 - 7 km. Đỉnh điểm là suốt ba ngày liền vừa qua, từ 26 đến 28-12, tắc đường đã làm tê liệt mọi hoạt động của khu kinh tế, công nghiệp này, mọi kế hoạch sản xuất của tất cả các doanh nghiệp có hàng hóa qua lại khu vực Hải Phòng bị phá vỡ. Theo ước tính của Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, tắc đường đã khiến các doanh nghiệp trong hiệp hội giảm lợi nhuận giảm còn chưa tới 60%.
Nhìn rộng ra, tắc đường đã gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khu vực Đình Vũ trong năm nay, chưa kể thiệt hại hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại Đình Vũ của các doanh nghiệp khu vực phía Bắc.
Qua khảo sát tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy, phương án và quá trình triển khai thi công bất hợp lý là nguyên nhân chính khiến nạn tắc đường trong khu vực ngày càng trở nên trầm trọng. Lẽ ra nhà thầu cần tập trung phương tiện, máy móc, thi công dứt điểm từng đoạn ngắn để xe lưu thông, nhưng nhà thầu lại thi công dàn trải trên toàn bộ 2,3 km, nhân lực và phương tiện, vật tư không đủ khiến tiến độ chậm như rùa.
Đường xuyên đảo Đình Vũ với vai trò là tuyến đường huyết mạch vận chuyển hàng hoá ra vào các cảng Hải Phòng cho khu vực phía Bắc, lẽ nào bao năm vẫn là “con đường đau khổ”, luôn quá tải, xuống cấp của thành phố Cảng ? - Báo Nhân Dân ngày 17/1/2012 - XÍCH TÙNG
Hôm nay tôi đi đường này còn hơn hôm Xích Tùng viết bài này. Thiệt hại về kinh tế - xã hội biết bao nhiêu? Dân đi, sống ven đường này nghĩ gì? Trách nhiệm về Con đường “đau khổ” của thành phố Cảng thuộc về ai? Về kinh tế đối ngoại nếu chỉ vì đường mà làm sai các hợp đồng giao nhận với nước ngoài thì họ nghĩ gì về đất nước mình?
Doanh nghiệp của ta liệu có thi công đường này 24/24 giờ để thông đường nhanh nhất không? Nếu không tại sao ta không thuê doanh nghiệp nước ngoài làm để đường ra vào các cảng trong khu vực từ Chùa Vẽ tới Đình Vũ của TP Hải Phòng không là Con đường “đau khổ”, liệu Thượng thư Đinh La Thăng có biết và có cách giải quyết việc trên không?

15 thg 1, 2012

Nỗi buồn khi đọc bài “Nghịch lý Quảng Bình” của Xuân Bình

Nỗi buồn khi đọc bài “Nghịch lý Quảng Bình” của Xuân Bình
Bài hát “Quảng Bình quê ta ơi” đã in trong tôi từ nhỏ, khi đọc bài “Nghịch lý Quảng Bình” của Xuân Bình tôi lại nghĩ đến khúc ruột miền Trung. Tại sao không triển khai những DA nông, công nghiệp, du lịch… cho những mảnh đất nghèo để phát triển. Trước hết làm cho người bản địa có cuộc sống hơn hiện nay, họ sẽ yêu, gắn bó với quê hơn.
Chính nó là nguồn của sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc, đồng thời cũng thời "góp" với ông Đinh La Thăng nguồn giảm tắc giao thông ở các thành phố lớn & chưa cần xây đường sắt cao tốc ở một quốc gia mà chỉ vào những ngày Tết mới thiếu phương tiện đi lại vì dân miền Trung phải tha hương ra hai đầu đất nước để kiếm cơm, Tết đến phải về miền Trung thế là: lại phải một khoản chi và gánh thêm nỗi lo có kịp đón giao thừa không?
Có Blog nói ông Đ L Thăng có tư duy Trưởng thôn tôi cho rằng đúng một phần. Ông này có phải nộp thuế thu nhập không, có phải nộp phí giao thông không? Dân tôi không cần ông phải đi làm bằng oto buyt, mà mong ông có nhiều suy nghĩ sáng tạo khi thi hành nhiệm vụ của Bộ trưởng. Ông có một phong cách mới của vị Thượng thư vì dân, nhưng trước khi đưa ra những quyết sách nên tham khảo cách giải quyết việc tương tự mà các nước văn minh đã đi qua, có như vậy ngài Thượng thư mới không còn là kẻ chỉ ngồi nghe Dưới trình và ký liều, còn sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi. Một dân tộc không đến nỗi, sao lại sinh ra một số Thượng thư đụt như ở ta?

9 thg 1, 2012

VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN - CHỚ XEM BÁO BA SAM?

Tại cơ quan Công an, bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận, do bức xúc trước việc UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi khu đầm cả gia đình Quý đã phải đầu tư từ nhiều năm nên y cùng anh trai là Đoàn Văn Vươn và Nguyễn Thị Thương, 42 tuổi, vợ Vươn; Phạm Thị Báu (tức Hiền), 30 tuổi, vợ Quý; Đoàn Văn Thoại, 42 tuổi (em ruột của Vươn, Quý); Đoàn Văn Sịnh, 55 tuổi, trú tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng và Phạm Thái (em ruột của Báu), 43 tuổi, trú tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bàn bạc và lên kế hoạch chống đối lực lượng cưỡng chế.
Các thành viên trong gia đình Vươn đã dựng hai hàng rào tre chắn ngang đường vào khu đầm, chuẩn bị sẵn mìn tự tạo, bình gas, xăng, rơm… Riêng Quý và Vươn mỗi đối tượng còn chuẩn bị sẵn súng và đạn hoa cải nhằm sát thương lực lượng thi hành cưỡng chế.
Đến 7h30' ngày 5/1, Đoàn Văn Quý cùng Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái đang ngồi trong nhà tại đầm nuôi thủy sản nói trên thì tổ công tác của huyện đến để thi hành lệnh cưỡng chế gia đình di dời khỏi khu vực. Thấy vậy, Quý liền kích hoạt khối thuốc nổ đặt ở bờ rào cách nhà 10m (đã được đặt cách đó 5 ngày). Khi lực lượng cưỡng chế tiếp tục phá rào tiếp cận ngôi nhà, y đã bất ngờ dùng súng hoa cải bắn liên tiếp về phía tổ công tác, khiến Thượng tá Lê Văn Mải, Trưởng Công an huyện cùng 5 cán bộ, chiến sỹ Công an, Quân đội khác trúng đạn. Sau khi nổ súng, 3 anh em Quý trèo lên 3 chiếc thuyền nan được chuẩn bị từ trước chạy qua khu vực rừng phòng hộ, bỏ trốn theo các hướng khác nhau.
Lực lượng chức năng ngay sau đó đã tạm giữ Nguyễn Thị Thương, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vươn, Phạm Thị Báu và Đoàn Văn Vệ (cháu Vươn). Ngày 6/1, cơ quan CSĐT, Công an TP Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và ra lệnh tạm giữ hình sự ba nghi can liên quan là Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Vệ và Đoàn Xuân Quỳnh (con Vươn).
Được biết, trước đó, Đoàn Văn Vươn đã được mời lên Công an xã để nghe thông báo về việc cưỡng chế đầm. Không chấp nhận, Vươn bỏ về và đi nơi khác chỉ đạo những người thân chống đối. Nguyên nhân xảy ra sự việc trên là do Vươn và chính quyền địa phương đã xảy ra mâu thuẫn về thời hạn giao đất từ lâu. Chính quyền đã nhiều lần yêu cầu trả đất nhưng Vươn không chấp hành. UBND huyện và gia đình đã có 8 lần hòa giải song bất thành. – CAND Online
Trong quá trình cưỡng chế, một tổ công tác tiếp cận ngôi nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ làm hai chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng bị bất tỉnh.
Cơ quan chức năng đã yêu cầu Vươn chấp hành lệnh cưỡng chế, nhưng Vươn cùng người nhà vẫn cố thủ trong nhà, dùng súng hoa cải bắn lại lực lượng chức năng, làm sáu cán bộ, chiến sĩ công an và quân đội bị thương. Sau đó, Vươn cùng người nhà bỏ trốn trong khu vực rừng phòng hộ gần đó.
Hai cán bộ, chiến sĩ bị thương nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Việt Ðức (Hà Nội) và Bệnh viện Mắt Trung ương cứu chữa; bốn người khác đang được cứu chữa tại Hải Phòng.
Theo UBND huyện Tiên Lãng, trước đây, Ðoàn Văn Vươn trúng thầu thuê diện tích đất hơn 30 ha bãi bồi tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang để nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả. Ðến nay, thời gian thuê đã hết hạn từ lâu và đã nhiều năm qua, Vươn không thực hiện nghĩa vụ cho ngân sách. Huyện Tiên Lãng đã quyết định thu hồi lại diện tích trên.
Hiện, các lực lượng đang khẩn trương tiến hành truy bắt các đối tượng bỏ trốn.(Báo Nhân Dân điện tử)
Mấy tháng nay mình chểnh mảng bờ lốc bờ leo vì nhiều lí do. Bỗng một ngày từ miền núi về đến Thủ đô, nghe có tiếng súng đạn trong câu chuyện của bạn bè. Hỏi ra là chuyện anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bắn lại đám công sai chính quyền. Nghe kĩ hơn thấy chả có gì lạ. Chuyện là đương nhiên. Là không thể tránh. Còn là nhẹ. Vẫn là phản ứng của kẻ bị dồn đến đường cùng nhưng vẫn chưa hóa điên vì tuyệt vọng. Ai đã thống kê có bao nhiêu người như Đoàn Văn Vươn, bị tước đọat, bị cướp trắng máu và nước mắt đổ xuống cho miếng cơm manh áo cho gia đình và cộng đồng của mình? Có lẽ không thể kể hết…Nếu tất cả cùng đủ dũng cảm hành động như Đoàn Văn Vươn thì sẽ là cái gì? Một cuộc nội chiến chăng? Dám lắm…Vì chỉ một mình anh Vươn dám đứng lên chống lại chính quyền có đủ súng đạn, quyền lực đen và nhanh chóng đè bẹp anh cùng người thân trong chốc lát nên chỉ đủ sức đánh động dư luận. Mà cũng chỉ là dư luận của phận con sâu cái kiến, phận những ông chủ, bà chủ không thể mở miệng nói lại với đám đầy tớ ít hơn nhưng nắm toàn bộ các “công tắc” có thể tắt mở ánh sáng công lí.
(Buudoan.com)

Chắc chắn anh Đoàn Văn Vươn và những người dân này không và không bao giờ muốn làm cái việc tày đình kia để vào tù. Không ai ngu như thế. Chắc chắn anh Đoàn Văn Vươn và những người dân kia không hành động theo bản chất côn đồ như báo điện tử vnexpress.net đã vội vã vơ đũa cả nắm, đưa cả anh Đoàn Văn Vươn và những người dân tội nghiệp vào nhóm lưu manh côn đồ đất Cảng ( ?!)
(Nhà Văn Ng Quang Vinh)

Đọc mấy bài viết lề phải – trái về sự kiện Ông Vươn ở Tiên Lãng lòng buồn. Lịch sử Việt Nam - lịch sử của những người nông dân dựng nước và giữ nước. Người nông dân gắn chặt cuộc đời với đất và nước. Cả đời mưu sinh nào biết thế giới phát triển thế nào. Nay có phương tiện truyền thông có thể biết được tổng thống Mỹ phát biểu gì sáng nay dù xa nghìn trùng, biết được chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước…
Qua thông tin biết khu nhà anh em ông Vươn có angten nghĩa là các nông dân này có thể có tivi mà sao ông Vươn lại hành động như ta biết.
Có thể tạm nhận xét: ông Vươn đã tổ chức kháng cự chính quyền huyện Tiên lãng bằng vật liệu nổ. Nếu vật liệu nổ đạt được ý đồ kỹ thuật thì bao nhiêu người chết? người chết tất chính quyền hụyên Tiên Lãng sẽ tấn công hoặc tiêu diệt hoặc bắt sống kẻ:… gọi thế nào cho đúng?
Bi kịch sự việc trên sẽ đi đến đâu? Ai là ngưòi gánh chịu?
Mạng người không thể là trò chơi?
Vụ này báo chí nên đăng tải khách quan để nông dân học tập rút kinh nghiệm cho cuộc sống của họ,báo không nên đăng: kiểu lên gân, giật gân để bán báo ăn tiền, chính họ đã phá đất nước đấy?
Sáng nay có người điện cho tôi: thôi để cho gia đình yên, chớ xem ông BA SAM mà nguy!
Đời người vui, buồn…. mà sao sáng nay lòng buồn và trống rỗng đến vậy?
Lời khuyên không sai!
Mà sao lòng cứ mong Tuyên ngôn độc lập của cụ Hồ bao giờ mới đến được người nông dân, mình có tiền lương từ thuế của dân mà cũng chưa phục vụ dân cho đúng nghĩa.
Người xưa viết: Quan tham, Dân gian? Có đúng không?
Càng thấm buồn quan đã giàu mà sao vẫn quá tham?, DÂN còn nghèo mà sao cứ gian?
Từ lời khuyên lại thấy đời người ngắn sao nhiều nỗi? Chớ xem ông BA SAM! ông này là ai, có vì dân không? Đừng đăng: "kiểu lên gân, giật gân, thêm tí sai sự thật để bán báo ăn tiền..., chính họ đã phá đấy?"

8 thg 1, 2012

Bi kịch đồng Nọc Nạn xưa và tình hình ruộng đất hiện nay.

(Hương chánh Luông khẩn đất
Trước năm 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, được một diện tích canh tác rộng 73 ha. Năm 1908, ông nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Do khi gia đình Hương chánh Luông tiến hành khai phá, tỉnh Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất để lập bản đồ đất đai chậm trễ hơn so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Năm 1910, Hương chánh Luông mới làm đơn chính thức xin khẩn 20 ha đất và chịu đóng thuế trên diện tích này. Đơn của ông được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Hương chánh Luông lại làm đơn xin chính quyền đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 72 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu đã chấp thuận và trao cho hương chánh Luông bản đồ phần đất nói trên.
Năm 1916, một người tên là Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu yêu cầu không cấp đất cho Hương chánh Luông với lý do ông Đ. cũng có góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử ông Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho ông Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Ông Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.
[sửa]Sự can thiệp của Hoa kiều Mã Ngân
Khi ông Luông qua đời, người con trai cả Biện Toại thừa kế phần đất nói trên. Năm 1917, một người Hoa kiều giàu khét tiếng ở Bạc Liêu tên là Mã Ngân, vẫn được gọi là bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai của nhà Biện Toại. Là người rành rẽ luật lệ, ông bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh nhà Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi “bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất mà anh em Biện Toại đang khai thác”. Ông bang Tắc cũng biết rõ đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.
Tranh chấp đất đai bắt đầu nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, bang Tắc sai tá điền xông qua phần đất Biện Toại đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu để dằn mặt, nhưng anh em Biện Toại không phản kháng, mà chờ đợi kết quả từ nhà chức trách. Viên quan phủ H., chủ quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của bang Tắc và yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, bang Tắc một nửa.
Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức chủ tịch Hội đồng phái viên (commission administrative) có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở khu vực làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về bà Nguyễn Thị Dương, và nay là của ông bang Tắc.
Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định bán sở đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sở hữu là của bang Tắc. Anh em Biện Toại rất căm phẫn và chống đối ra mặt. Ông bang Tắc không dám làm to chuyện và bán sở đất 50 ha cho một người rất quyền lực: bà Hà Thị Tr., mẹ vợ của người anh ruột ông phủ H..
[sửa]Sự can thiệp của bà Hà Thị Tr.
Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà tới gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, lính mã tà lại tới lần thứ hai, anh em Biện Toại kháng cự, lính mã tà phải rút lui.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng đã tự ý bắt giữ 24 giờ bà hương chánh Luông, mẹ Biện Toại. Vì thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự, bà hương chánh Luông được thả về. Tối ngày 14 tháng 2 năm 1928, anh em gia đình Biện Toại tụ họp, làm lễ lạy ông bà, bà hương chánh Luông cũng được các con lạy, gọi là báo hiếu lần chót. Anh em Biện Toại trích huyết thề ăn thua, không sợ chết. Họ rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Trọng rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại, nhưng lần thứ hai, cô Trọng cũng rút được thăm. Cô nói với các anh: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”
[sửa]Bi kịch đồng Nọc Nạn
Thảm trạng xảy ra vào sáng 16 tháng 2 năm 1928. Khoảng 7g, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay với viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình ra chứng kiến việc tịch thu lúa. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trọng, em của Biện Toại, dắt theo một bé gái của Trọng tên Tư, 14 tuổi, đi ra. Tournier đuổi cô Trọng, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Cô Trọng không đi, còn yêu cầu khi đong lúa xong phải ghi cho cô một tờ biên nhận đã đong bao nhiêu lúa.
Tournier từ chối và còn tát tai cô Trọng. Cô Trọng rút ra một cây dao nhỏ. Tournier đập bá súng vào cô làm cô ngất đi. Bouzou thì tước dao khỏi tay cô Trọng, trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về nhà báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, cầm đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa, vợ Mười Chức, cầm đầu, tổng cộng có năm người đàn ông và năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó và có bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn vào Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn cố gắng cầm mác đâm trúng bụng Tournier rồi mới ngã xuống.
Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người bên phía nhà Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier bắn tiếp, làm nhiều người thiệt mạng. Trong sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai, bà Nghĩa, một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết ở bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 ở bệnh viện Bạc Liêu.
[sửa]Phiên tòa
Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau. Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa. Hai ông này đều đứng ra biện hộ miễn phí.
[sửa]Lời khai
Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai ở tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu có lợi cho những kẻ cường hào.
Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận Tournier là người nổ súng trước. Mười Chức chỉ đâm Tournier sau khi đã trúng đạn.
Lâm Văn Kiết, một thành viên trong Hội đồng phái viên xác nhận phần đất là do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói ông Kiết không dám cãi cấp trên của mình là tri phủ H., người theo phe bang Tắc và là chủ tịch Hội đồng phái viên.
Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi tranh chấp đất. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ.
Khi bang Tắc ra làm chứng, ông này nói không hối hận gì. Viên hội thẩm bức xúc nói: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau yêu cầu tòa thận trọng. Công tố viên nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội đang gia tăng và vấn đề đất đai là hết sức nghiêm trọng. Moreau nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không tình cảm (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Công tố viên yêu cầu tòa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con là Tia, giảm khinh cho cô Trọng, cho Miều (em rể Biện Toại, chồng cô Liễu).
[sửa]Biện hộ của luật sư
Luật sư Tricon đại diện cho bên bị can nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý. Luật sư Tricon nói:
Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của tình cảm cao đẹp (Non pas de la dectature de la forc du mousqueton, mais de la dictature du couer).
Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên. Luật sư cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn.
Luật sư Zévaco xin tòa tha thứ cho các bị can. Ông nói:
Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.
[sửa]Tuyên án
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên án: Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út của Toại) và Tia (con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (cô đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng của Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.)- (Wikipedia)
Đọc tư liệu trên sự kiện cách đây gần trăm năm, người nông dân mất đất đã phản kháng bằng mạng sống của cả gia đình họ.
Nhân sự kiện cưỡng chế đất ở Tiên Lãng và việc thu hồi đất cho dự án, sân gôn, khu công nghiệp… dân nhận tiền đền bù, tiêu không khoa học, hết tiền, hết đất canh tác, đất thu hồi lấp cát để hoang, sử dụng không đúng mục đích… là nguồn của những sự kiện bất an ở nông thôn. Đảng & Nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân, nhưng một số quan tham đã lợi dụng cơ chế, lợi dụng DA để nguỵ trang chiếm đất của dân gây nên những sự kiện xấu làm mất lòng dân, những kẻ đó phải bị nghiêm trị để lấy lại lòng dân trong tình hình hiện nay.

7 thg 1, 2012

Bạo lực của người dân đầu năm 2012 và hệ luỵ của nó

"...Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có." – (Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS)
Người dân lao xe vào cảnh sát họ có điên không? Trước khi họ đâm xe vào người thi hành công vụ, mang sắc phục thể hiện quyền uy của nhà nước họ nghĩ gì về mạng sống của họ và đồng bào của mình đang đại diện cho nhà nước. Xét kỹ họ đều là đồng bào tại sao người dân lại đâm xe để tiêu diệt cảnh sát - người bảo vệ dân ( cảnh sát nhân dân).

“Trước đó, tại trụ sở UBND xã, ông Đoàn Văn Vươn (49 tuổi, ngụ xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng) không chấp thuận ký biên bản cưỡng chế thu hồi diện tích 38 ha đầm nuôi thủy sản và bỏ ra về.

Khi lực lượng cưỡng chế đến khu đầm, bất ngờ một quả mìn tự tạo cài dưới một bình gas phát nổ, rất may bình gas đã không nổ theo. Bốn cán bộ chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng cùng hai bộ đội công binh tiếp cận khu đầm để tháo dỡ mìn tự tạo. Tới gần căn nhà ở góc đầm thì có một số người núp trong nhà bắn nhiều phát súng hoa cải về phía lực lượng cưỡng chế khiến sáu người bị thương, trong đó có Thượng tá Lê Văn Mải (Trưởng Công an huyện) phải đi cấp cứu.

Công an TP Hải Phòng đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát hình sự, đặc nhiệm cùng chó nghiệp vụ phong tỏa khu đầm. Công an chia làm ba mũi khép chặt vòng vây quanh căn nhà trong khu đầm kêu gọi và nổ súng cảnh cáo nhưng những người bên trong vẫn cố thủ.

Trưa cùng ngày, sau khi tháo dỡ các bình gas, xăng, dây điện (nghi là dây điện kích nổ mìn) được cài trên đường vào, công an tiến sát, ném lựu đạn cay vào trong căn nhà. Tuy nhiên, khi cảnh sát đặc nhiệm tung cửa xông vào căn nhà thì không còn người nào bên trong, họ đã rút khỏi nhà, trốn ra khu vực rừng ngập mặn mé biển. Chiều cùng ngày, công an tiếp tục truy bắt những người nổ súng bắn vào lực lượng cưỡng chế” - (Nguyễn Xuân Diện )
Qua bài của Nguyễn xuân Diện thì người DÂN tự tạo vũ khí bằng hết khả năng của họ để chống lại quyết định của“ lãnh đạo mà họ đã bầu”.
Các Viện của ta nên nghiên cứu sâu sắc vì sao DÂN tấn công với mục đích tiêu diệt người bảo vệ mình. Những chủ tịch UBND phải có đủ trình độ về pháp luật… để điều hành nước mọi mặt, nhất là xử lý việc liên quan đến dân vì DÂN là gốc?.
“Chiều 5-1, thông tin về vụ nổ súng bắn trọng thương lực lượng cưỡng chế, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho biết lý do thu hồi đất khu đầm vì đã hết thời hạn giao đất. Huyện thu hồi đất của chủ đầm cũ để tổ chức đấu thầu cho những người khác thuê lại. Theo ông Hiền, khu đầm nằm trong vùng quy hoạch sân bay quốc tế Tiên Lãng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tạm thời huyện cho thuê để “phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”. Trả lời câu hỏi của các phóng viên việc thu hồi đất đầm để giao cho những ai, ông Hiền nói: Việc này không thể công khai - Nguồn: Pháp luật Tp HCM.
Việc của dân, nhà nước của dân, vì dân sao ông Hiền nói: “việc này không thể công khai”. Hay vùng này có chứa bí mật quốc gia, khoáng sản quý hiếm… mà không công khai, hay vì lợi ích nhóm?
Ông Hiền nghĩ gì về quyết định và kế hoặch cưỡng chế trên của mình?
Cơ quan vì dân nên làm rõ sự việc trên từ ông Hiền, vì ông này nắm “ bí mật quốc gia”
Qua báo trên ta thấy DÂN đã có kế hoặch hình như đã cố hết sức mình để tiêu diệt – người bảo vệ dân. Tại sao họ lại chống lại người thi hành công vụ, tại sao họ không chống lại người ký lệnh cưỡng chế? Việc tấn công tiêu diệt cảnh sát của ông Vươn theo tôi là không thấu lý đạt tình, thiếu thiện chí, không đúng nơi đúng chỗ và biện pháp dã man, đã đem lại hệ luỵ xấu cho xã hội, nhất là với những người thân của “những người thực hiện” lệnh của Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng?

Ông Vươn nghĩ gì về quyết tâm của mình nhằm tiêu diệt “những người thực hiện” lệnh của Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng??

6 thg 1, 2012

CHUYỆN NHỎ THỂ HIỆN VIỆC LỚN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

“Theo Marx và Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
“Theo cơ quan điều tra, sáng 5/1, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng gồm hơn 100 cảnh sát, quân đội và bộ đội biên phòng... tổ chức cưỡng chế thu hồi hơn 50 ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả hết hạn tại vùng bãi bồi ven của gia đình Đoàn Văn Vươn (52 tuổi, xã Vinh Quang). Đây là khu đầm khá rộng, gần rừng phòng hộ, bên kia bờ đê có nhiều hộ dân sinh sống. Ngôi nhà của Đoàn Văn Vươn nằm sát đầm, có hàng rào bao quanh.
Trưởng công an huyện Tiên Lãng Phạm Văn Mải dẫn đầu tổ công tác tiếp cận ngôi nhà, kêu gọi những người cố thủ giao nộp vũ khí, chấp hành lệnh cưỡng chế. Bất ngờ từ bên trong, Đoàn Văn Quý và một số người đã dùng súng hoa cải bắn về phía tổ công tác khiến 4 cảnh sát cùng 2 quân nhân bị thương nặng phải nhập viện.(VnExpress.net- 7/1/2012)
Việc cưỡng chế trên đã cần chưa? Họ có phải là dân hay là kẻ thù của xã hội ta?
Hai bài viết trên về lý luận & thực tế một việc cụ thể nhưng nó chứa chất lý luận và thực tiễn xã hội của quốc gia. Chúng ta nên suy nghĩ về diễn biến giai cấp trong xã hội đương đại. Các Viện của Đảng, nhà nước làm sao nghiên cứu đề xuất với Trên những bước đi chiến lược giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội Việt Nam đương đại, chứ không phải nói theo, nói leo ăn tiền thuế của dân.

3 thg 1, 2012

Tiêu diệt những kẻ độc tài, tham lam, cướp của, giết người.

Chiều cuối năm Tân Mão trên đường phố Lê Đại Hành - Hải Phòng mưa Đông lất phất, lạnh 12 độ lòng buồn tự hỏi: Đường tên ta đặt Lê Đại Hành, xưa Tây đặt tên gì? Nó vẫn là con đường để người đi, Nhưng vì cái gì? Mà bao người đã ngã xuống.
Con người vì gì mà đã gây bao cuộc chiến tranh, bao nhân mạng phải tan xương nát thịt? Có phải là cái tư hữu của một số người muốn lấy của công làm của riêng để hành hạ người khác. “Kẻ ăn không hết người lần không ra”.
Nhân loại phải đoàn kết tiêu diệt máu tư hữu của một số người ích kỷ và tội ác, Tiêu diệt những kẻ độc tài, tham lam tích của, xoá bỏ chiến tranh dã man, xoá bỏ biên giới quốc gia, để thế gian này cho mọi người đều có quyền làm người không phân biệt màu da, không phân biệt vùng miền.

1 thg 1, 2012

NĂM TÂN MÃO NHỮNG GÌ TA BIẾT?

( Viết theo BS HỒ HẢI)

Năm Tân Mão người xưa tổng kết: năm của sự đổi mới nhanh như bước nhẩy của Mèo, vậy ta thử điểm qua một số sự kiện đã qua:

Chính trị: Biến động ở Bắc Phi đã hạ bệ Mubarak và tiêu diệt Gaddafi. Bin Laden trùm khủng bố bị tiêu diệt tận sào huyệt dù có thể y được một số thế lực chính trị che dấu, nhà độc tài Kim Chính Nhật đã ra đi sớm mặc “sự chăm sóc hết lòng của các y bác sĩ”. Một số kẻ độc tài, tham nhũng bị cầm tù, hạ bệ… Qua đây ta thấy sự tích tụ của cải, quyền lực… nhằm vinh thân phì gia của một số kẻ đang bị loài người phỉ nhổ và tiêu diệt để đem lại quyền làm người cho mỗi con người.
Kinh tế: Nợ công khu vực liên minh châu Âu, kinh tế toàn cầu suy thoái. Ở ta những cuộc vỡ tín dụng đen. Sàn chứng khoán tuột dốc không phanh. Hàng chục ngàn doanh nghiệp thật, giả, buôn bán hoá đơn, trốn thuế, lừa đảo…lợi dụng cơ chế lấy đất nông nghiệp mà dân tộc đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu tạo dựng để làm dự án, nay bao nhiêu ha đất nay bị bỏ hoang, làm nông dân nơi ấy hết ruộng bị tha hoá, Đẩy thị trường bất động sản thành bong bóng lớn, ghê hơn bao giờ hết, đã đóng băng liệu có nổ?.
Công nghiệp của chúng ta làm được gì? Mà khắp thị cùng quê hàng hoá Trung Quốc chiếm đại đa số.
Với cách tái cơ cấu kinh tế theo kiểu tung tiền ra mua hoặc cứu doanh nghiệp như đang làm có phải đây là biện pháp quay về thời kỳ kinh tế bao cấp.
Tăng trưởng kinh tế năm 2011 chính xác là bao nhiêu %, liệu có phải bằng mọi giá để tăng trưởng sánh bằng các quốc gia khác không? Đằng sau sự tăng trưởng cao ngoài thành tích như ta thường ngày biết, hậu quả nó là gì?
Ngoại giao So với tổ tiên nay ta có gì mới?
Quân sự: Có phải chúng ta đang bị các nước lớn buộc chúng ta phải trang bị vũ khí? ta cần hệ thống tên lửa đủ tầm xa và sức công phá để bảo vệ biển đảo có hơn sắm tầu ngầm? dải đất hình S của ta là một chiến hạm nổi và chìm không kẻ thù nào động đến mà không bại.
Kinh tế suy thoái mà chạy đua vũ trang là một điều nguy hiểm, nhiều chính thể sụp đổ bắt đầu từ đó.
Môi trường: xây dựng khu công nghiệp tỉnh nào cũng xây, xây cảng biển, xây thuỷ điện nếu không khoa học là dịp để lâm tặc phá rừng. Rừng nguyên sinh ngày càng cạn kiệt, ta tàn phá thiên nhiên sẽ gặt hậu quả nghiêm trọng về môi trường, thiên tai, dịch hoạ … cùng việc sử dụng công nghệ cũ, bẩn đang tự huỷ diệt mình.
Văn hoá giáo dục: tư duy lỗi thời của những người hoặch định chính sách dẫn đến tha hoá người thầy, những tệ nạn trong giáo dục đang phát triển là mối nguy hiểm cho xã hội khi con người bị giáo dục bởi “máy cái” lỗi. Chương trình không khoa học nay cải cách mai cải cách, học sinh, sinh viên phải học thêm nhưng trí thức đâu có thêm? nhiều văn bằng chứng chỉ thật mà giả, vì người có bằng không thực hành công việc mà bằng đã ghi, thì xã hội được gì khi người có địa vị, hưởng lương từ thuế lại không biết làm gì cho dân? Bao nhiêu Viện nghiên cứu…, tiến sĩ, trên dưới tiến sĩ … của chúng ta làm được gì? Cho nền kinh tế, văn hoá, giáo dục của ta.
Y tế và an sinh xã hội: Ngành y tế với y bác sĩ ra lò bởi “máy cái” lỗi, giá thuốc cao hơn nhiều lần so với quốc tế cùng việc bệnh viện quá tải sẽ làm cho: An sinh xã hội ngày càng tồi tệ hơn. Người nghèo sẽ hết nghiệp khi lâm bệnh trọng, quan nghề y giàu trên đau khổ của người bệnh, một thứ làm giàu vô đạo đức, tởm nhất trong các cách làm giàu.
Nông, lâm, ngư nghiệp: sản lượng lúa ngày càng tăng, để tăng sản lượng lúa, “ nhà khoa học cộng với quan = chương trình: “làm đê bao”, nó sẽ biến đồng bằng sông Cửu Long dần trở thành như đồng bằng sông Hồng, vì "sáng kiến" này và các sân gon & DA… treo đang thu dần diện tích nông nghiệp. Rừng nguyên sinh cơ bản đã thanh toán, các vườn quốc gia đang bị đe doạ, thú rừng nơi sinh tồn bị thu hẹp cùng với việc săn, ăn động vật hoang nhiều loài đã tuyệt chủng. Ngư nghiệp mấy năm nay tàu lạ đâm tàu ngư dân ai dám ra khơi.
Quy hoạch đô thị và giao thông: không khoa học sẽ tốn đất mà hậu quả trăm năm khó giải quyết đó là: Dân phải sống trong ngõ, nghách nhỏ, vòng vo, về phong thuỷ là nguy hiểm, nguy cơ cháy nổ khó thể dập tắt... là nguyên nhân của tình trạng ách tắc, tai nạn giao thông mỗi ngày cướp đi trung bình 30 người và hàng chục người thương tật là gánh nặng cho gia đình và xã hội, cùng với việc di dân từ nông thôn đến thành thị không có giải pháp thì đô thị của ta đang chứa đầy nguy hiểm cho con người.

Nếu năm 2011 là năm chứng kiến bao nhiêu điều tốt thì báo, đài đã nói, viết nhiều tôi không liệt kê nữa, vui đến mức nào chúng ta đều hiểu.
Nay tôi có vài suy nghĩ viết để trao đổi với các bạn, mong cùng nhau góp ý kiến với Đảng và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn đưa đất nước phát triển theo đúng quy luật của xã hội và tạo hoá để mỗi chúng ta được hưởng cái quyền làm ngưòi.
Năm 2012 năm Rồng có phải nước dội xuống Rồng đang ngắm Xuân để Rồng bay vào sấm, chớp mùa Hè, nước nhiều mà bờ hồ mỏng liệu có chứa được nước không? hay nước mạnh làm vỡ bờ? là năm Âm Dương không hài hoà, cầu mong tòan cầu có nhân hoà cho dân bớt khổ hơn năm Mèo.
Chúc bạn đọc cùng gia đình năm Nhâm Thìn này hạnh phúc, góp phần vào việc vận hành các quy luật xã hội & thiên nhiên, những quy luật của muôn đời sẽ tất thắng những kẻ điên khùng muốn vận hành xã hội theo chủ quan để vinh thân phì gia, còn mặc dân sống trong đau khổ .