17 thg 3, 2012

HIỆN TƯỢNG DƯƠNG THU HƯƠNG

        “ Năm 20 tuổi, tôi tự nguyện vào Trường Sơn. Cùng với đoàn văn nghệ đi các địa phương Quảng Bình (nơi mà tiếng khóc như ri cất lên sau những trận bom.)
Đi với niềm tin trong sáng để rồi vỡ mộng. Nhớ một kỷ niệm: Bí thư Tỉnh uỷ gặp trưởng đoàn văn công, phẩy tay bảo mang cho nó ít bột trứng, táo tầu. Giống như một cú sốc đầu tiên.
Nghe Tư Thoan nói, cảm thấy gã như một cường hào. Hai chữ đồng chí vang lên như một sự lừa bịp. Tôi còn ngu dại, chưa biết gì thêm.
         Cuộc sống như thời đồ đá. Nguồn cung cấp thức ăn là kho gạo bên kia sông nơi thỉnh thoảng cũng cho chúng tôi những hộp thịt. Kho hết phải đi lên xanh, rồi vòng xuống đồng bằng lấy gạo. Nhớ một vụ kỷ luật mấy cô y tá. Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình đẹp trai, quyến rũ. Bê bối về nam nữ tràn lan. Những cô gái đó sau bị thuyên chuyển công tác để cấp trên trốn tội.
         Tôi sinh ra với tâm lý phong kiến rất nặng. Nghĩ bọn có quyền đó, dùng quyền lực để chiếm đoạt phụ nữ. Hỏi tại sao không phản ứng. Mọi người bảo không thể. Tôi nghĩ chúng ta hèn nhát chúng ta đẫm đầu óc nô lệ.
         ... Thời kỳ đó qua đi. Sau 1975, tôi vào miền Nam. Tôi không mê lụa là son phấn. Chỉ để tâm một điều - ở đó có hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Người dân người ta biết nhiều. Các vỉa hè đầy sách... Soljenitxưn, Pasternak đủ cả.
         Tôi choáng váng. Văn hoá ta bị khuôn dính. Tại sao chỉ biết Nga? Dân nghe đài nước ngoài thời ấy bị quy là phản động. Mà cũng mấy ai có đài Mẫu đơn, Xiangmao để nghe? Ở miền Nam, người ta biết nhiều hơn hẳn.. Làm sao mà dân trí ta nâng lên được? Ngay cánh gọi là trí thức trình độ cũng thấp thảm hại. Dễ đi theo giáo điều. Được chỉ đạo bằng tư tưởng duy nhất. Tôi nhớ sách lược bọn thống trị Trung quốc chôn nhà nho, đốt sách.
         Phản ánh khát vọng kẻ cầm quyền muốn đặt nhân dân trong vòng ngu dốt. Trở thành bày cừu. Ngu dân là thế. Người đúng là người không bao giờ cam tâm kiếp con cừu.
Tại sao ta chiến đấu, để làm gì. Ta phải đánh giá lại cuộc sống của chính mình. Tôi nghĩ vậy. Tôi không hối tiếc những việc đã làm. Nhưng đặt ra câu hỏi sống để làm gì.” - Vương trí Nhàn.
         Cách đây hơn 10 năm tôi thấy vợ tổng thống Pháp can thiệp cho bà Hương khỏi lao tù. Tôi ủng hộ vợ tổng thống Pháp vì chế độ của chúng ta như thế nào chúng ta quá rõ, đối lập ta nhận ra sự đối lập. Trước đó tôi chưa biết nguồn gốc của bà Hương, qua A - 25 tôi biết về bà này họ chỉ nêu mặt trái thì tôi hiểu được mặt phải của bà Hương. Một người đã thấy CCRĐ, đi vào chiến tranh, thấy chế độ Sài Gòn, thấy được sự đối lập, thấy được chế độ hiện tại đang đi và bà Hương đã đi trong chế độ, rồi vụt đi và nhìn lại những ngày đã sống ở trong nước, ở ngoài nhìn về trong nước, bà có điều kiện hơn người.
          Nhà nước và sự lạm quyền của kẻ nắm quyền là sự sống của kẻ cầm quyền, khi mà nhân loại còn dùng Nhà nước, thì kẻ nắm quyền ở đâu cũng vậy, chỉ khác khi dân làm chủ được mình và nhà nước thì sự lạm quyền ấy mới bị hạn chế mà thôi?.
          Sự ghê tởm nhất là Nhà nước chà đạp, cướp quyền làm người của từng người. Vì: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.
           Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
         "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Mà Cụ Hồ đã dùng nêu trong Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
           Bà Hương không được làm quan trong chế độ hiện tại nên bà đã dám vạch ra cái thật của chế độ.
Nếu bà Hương làm bộ trưởng của chế độ này thì bà có điều kiện, thời gian và trí tuệ để viết: "Đỉnh cao chói lọi" không? Có thể bà Hương nói: tao đ… cần làm quan.
          Chữ quan trong chữ tượng hình nó gồm: một ô che cho một mồn ăn, một mồn nói, như vậy người xưa thâm ý là: muốn làm quan phải có ô, ý là phải có sự che của Vua hoặc quan trên, phải biết ăn, ăn gì? một mồn nữa phải biết nói, nói gì, vậy là như kiềng ba chân, nếu chỉ có hai chân, tất mất quan, nếu không đủ ba chân chớ làm quan vì nguy luôn áp vào đấy các quan nhé!
            Nếu hiểu thô như tôi bà này chắc sẽ : tao đ… cần làm quan. Đọc “Đỉnh cao chói lọi” tôi buồn cho tư duy của người mình bao nhiêu lại buồn cho tư duy của bà Hương bấy nhiêu. Nội dung của tác phẩm hình như ám chỉ một con người cụ thể, một chính thể cụ thể có phải không bà Hương? Tôi thấy cái hằn học, bôi nhọ, nhào nặn thêm … để thoả mãn tột cùng cái cá nhân của bà.
         Đời tư của người này có vấn đề khác thường không? Tâm thần có bình thường không nếu có thì ta nên cảm thông.
        Bất cứ một cá nhân, sự vật… đều có hai mặt.  Là nhà văn, nhà báo… phải nhìn nhận cá nhân, sự vật… cả hai mặt và phản ảnh khách quan thì nhân gian trọng nể họ, còn không thì ngược lại, tư tưởng bà Hương qua phản ảnh của bác Nhàn, nếu bác Nhàn khách quan thì thực là đáng buồn cho trí thức nước ta, nói gì đến các bác chữ không biết, cứ ở góc phố, luỹ tre làng phán chuyện nước, chuyện thế gian, nghe hay hơn các bài văn phát trên sóng.
Tản Đà viết dân ta nhiều tuổi mà không lớn là thế nào?.
        Nhìn vào văn thơ của cứ gọi là Trí Thức.
        Vào các chính sách của chính thể.
        Vào quy hoặch các công trình xây dựng..., khu dân bao năm khắc phục được, hàng trăm năm sống trong ngõ vòng vèo ngõ, cháy nhà sao cứu được, bao đời sống trong tăm tối giữa miền nhiệt đới đầy nắng gió thế mới kỳ  tài... có thấy sợ không?
        Quan ta việc gì cũng làm ...thành công rực rỡ...
         Hình như văn của bà Hương có cái gì soi mói, hằn học và quá, nên những gì không theo ý bà Hương thì bôi thêm, còn gì theo ý bà thì bà vuốt ve? Như vậy bà là gì? Câu hỏi này dành cho những người biết và không biết chữ cùng chung ý trí trả lời. Vì bà này hơn tôi vài tuổi nên viết là bà, còn một số người hơn, kém bà này vài tuổi đều dùng từ chỉ bà không hay lắm.
        Ôi dân tôi những nhà trí thức kẻ cúi đầu làm con cừu, kẻ vênh vang ta là thiên tài, ta đứng trên người, trên dân ta.Kẻ thích tô son vì danh vì lợi, kẻ hằn học bôi lem xét đến cùng ấy cũng là vì danh vì lợi thôi, chẳng phải vì dân vì nước mà vì cái tôi.
     Bài này có thể không vừa ý các trí thức mong lượng thứ cho kẻ quê mùa.

3 nhận xét:

  1. Cu Khuê lại cằn nhằn đây. Viết khiếp quá.

    Trả lờiXóa
  2. Ôi trời lại gặp con cháu pác hồ ở đây,thảo nào hằn học với bà Hương quá vậy !
    Bà ấy cũng đã "rửa tay gác kiếm " rồi mà !
    Hãy để đầu óc đến chuyện lớn lao mất còn hôm nay,có lẽ tốt hơn nói những điều chưa biết rõ !!!???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình chả hằn học gì với bà Hương, thương bà, thương các nhà văn, thơ của ta lúc là “cừu” lúc là thiên tài, lúc dã tâm như quan toà cố giết người bằng mọi giá… một thế hệ có nhiều người như bà Hương hoặc những con cừu chưa biết hết nên không dám nêu tên. Mong văn thơ nước nhà có những người công tâm phản ánh đời sống hiện tại để mai sau con cháu khỏi mệt mỏi tìm tòi? chứ mình có muốn tô son hay bôi đen ai cả.

      Xóa