20 thg 1, 2013

THẤY ANGKOR MỚI BIẾT MÌNH LÀ AI!




Angkor đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer, phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ "Angkor" xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là "thành phố". Chính xác hơn, thời kỳ Angkor có thể được định nghĩa là thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer tự xưng "vua thiên hạ" và "thiên tử" của Campuchia, cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Phế tích của Angkor nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Tonle Sap và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24'N, 103°51'E), là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác để kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hóa MayaGuatemala, có tổng diện tích khoảng 50 dặm vuông.
Người ta như thấy được sự sống động, náo nhiệt của ngày hội Angkor hàng năm qua hình ảnh các nữ thần Apsaras với thân hình mềm mại, cân đối đang uyển chuyển múa, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa chính, còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất thiết kế biệt thự ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của Quán Thế Âm (Avalokitesvara).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài hoa của những người dân Khmer xưa. Kiến trúc Khmer cũng có ảnh hưởng lớn đến thiết kế kiến trúc của Thái Lankiến trúc Chăm Pa tại Việt Nam.

Ngắm những bức tranh điêu khắc trên đá gần nghìn năm ta lại nghĩ đến việc chạm 
khắc trên gỗ mà  Tca ngợi thật là buồn cười.

Angkor Wat



Đền đài và một số bức tranh điêu khắc trên đá ở Angkor.








Nụ cười và phong cách của người Khmer xưa và nay ta càng thấy hậu duệ của họ khiêm nhường biết bao, lại thấy Ta có bao những lời “ dớn” lên của Ta về Ta.







Đường vào Angkor Wat, tôi đứng đây nghĩ về truyền thông của Ta mà buồn

Navy hướng dẫn viên du lịch Campuchia thông minh và hiền hậu


                                                                           




 Angkor, tháng1/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét