4 thg 9, 2015

DUYỆT, DIỄU BINH LÀM CHẤN ĐỘNG PHÍA ĐÔNG ĐỊA CẦU

.
Các bạn đã xem những hình ảnh tuyệt vời về lễ diễu binh 2/9 tại Hà Nội đến nỗi báo Australia viết: 'Gộp hết lễ hội lớn của Úc cũng không bằng diễu binh 2/9 ở Việt Nam' có thể họ nghĩ đất nước mình phát triển hơn họ chăng? hay họ có ý gì chúng ta cùng nghiên cứu. Chúng cần suy nghĩ tham gia với Đ & NN về chủ đề: sau lễ diễu bimh này chúng ta được gì và mất gì, trong tương lai nên làm gì cho dân tộc ta" sánh vai với các cường quốc"
Chúng ta xem & tham khảo báo thế giới bàn về Duyệt binh ngày 3/9/2015 ở TQ
Báo Singapore: Duyệt binh ở TQ chỉ để nhằm tập hợp sự ủng hộ ông Tập
Tags: Trung Quốc, The Straits Times, Báo Singapore, Tập Cận Bình, Biển Đông, sự ủng hộ, đáng lo ngại, Thế kỷ 21, nền kinh tế, duyệt binh, chỉ để, tập hợp, quốc tế, thế giới, nguy cơ, tờ
(Bình luận quốc tế)- Đó là khẳng định của tờ The Straits Times, Singapore. Tờ báo này cho hay, trong thế kỷ 21 nguy cơ xâm lăng từ Trung Quốc là điều đáng lo ngại với nhiều nước châu Á.
Trung Quốc đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho lễ duyệt binh hoành tráng. Xe cộ bị cấm hoạt động, 10.000 nhà máy bị đóng cửa, máy bay mô hình bị cấm bán.
Tin tức từ The Straits Times ngày 2/9 cho hay, với nhiều người, cuộc duyệt binh ở quảng trường Thiên An Môn ngày 3/9 được xem như một tín hiệu đáng lo ngại về tương lai.
Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II, nhưng trong thế kỷ 21 nguy cơ xâm lăng từ Trung Quốc là điều đáng lo ngại với nhiều nước châu Á.

Trung Quốc những năm gần đây có những hành động bành trướng trên Biển Đông và tiến hành tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng.
Kể từ cuối những năm 1970 các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra rằng việc chuyển đổi kinh tế của đất nước họ phụ thuộc vào toàn cầu hóa và quan hệ bình thường với các đối tác thương mại lớn.
Để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã đưa ra khẩu hiệu "trỗi dậy hòa bình" rồi "thế giới hài hòa". Tuy nhiên đến thời ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc có vẻ nghiêng về cách nhảy vào tranh chấp lãnh thổ mà họ cố tự coi là một phần "lợi ích quốc gia cốt lõi" của mình.
Một mặt Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng một số biện pháp. Tập Cận Bình và bộ máy lãnh đạo dưới quyền ông có thể cảm thấy rằng Trung Quốc bây giờ đủ mạnh để sử dụng sức mạnh trực tiếp hơn. Có những nhà tư tưởng chiến lược ở Trung Quốc còn công khai nói rằng họ không tin Hoa Kỳ sẵn sàng mạo hiểm trong một cuộc đụng độ với Trung Quốc ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan.
Sự cám dỗ của chủ nghĩa quân phiệt Trung Quốc cũng có thể được củng cố bởi chuyển đổi kinh tế khó khăn mà nước này đang đối mặt. Nền kinh tế đang phát triển chậm lại và thị trường chứng khoán rối loạn mùa hè này. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình cũng gây ra không ít bức xúc, bất mãn của các quan chức hàng đầu khác.
Những thảm họa chết người như vụ nổ nhà máy hóa chất ở Thiên Tân gần đây nhấn mạnh hai trong số những nguyên nhân lớn nhất của sự bất mãn phổ biến ở Trung Quốc hiện đại: Môi trường ô nhiễm đáng sợ và những quy định của luật pháp vẫn bị những người giàu có và có quyền lực xem thường.
The Straits Times nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, một cuộc duyệt binh cổ vũ yêu nước có vẻ như chỉ để nhằm tập hợp sự ủng hộ cho các nhà lãnh đạo đang nắm quyền. Kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, đảng Cộng sản Trung Quốc đã duy trì 2 trụ cột để duy trì quyền lực lãnh đạo: Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chủ nghĩa dân tộc.
Các quan chức Lầu Năm Góc liên tục nhấn mạnh một các gay gắt về việc phải duy trì hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Tuần này Úc công bố gia tăng chi tiêu quốc phòng và tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới cũng có vẻ gần hơn với Mỹ.
Những căng thẳng ở châu Á có tác động ảnh hưởng ngày càng tăng cao. Những căng thẳng quân sự có liên quan đến Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tập Cận Bình và các đồng nghiệp của ông chắc chắn biết rằng, một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng sẽ là một sai lầm bi thảm đối với Trung Quốc. Nguy cơ thực sự không phải là Trung Quốc sẽ chọn chiến tranh, nhưng các nhà lãnh đạo nước này có thể tính toán các phản ứng của các nước láng giềng và Mỹ khi một cuộc đụng độ quân sự bất ngờ trên biển leo thang thành một sự kiện quốc tế lớn.
Ngay cả khi một cuộc khủng hoảng nhanh chóng được xoa dịu, hậu quả chính trị có thể gây thiệt hại lâu dài đối với Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu.
Thanh Minh Ngọc Hoàng VietBao.vn (Theo_Người Đưa Tin )
 Quân đội TQ


Quân đội VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét