L Lễ
hội là thể hiện niềm tôn kính đối với các vị anh hùng dân tộc, nó thể hiện những
hào quang chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc, với Phật và Thánh
Thần, nó thể hiện của văn hóa và đạo đức của toàn xã hội với bề trên, hội tụ
sức sống của dân tộc, của văn hóa Việt từ xưa truyền lại, tầng sâu của nền văn
minh lúa nước, những ứng xử của Ta với tự nhiên.
Ở
Ta sau Tết Nguyên đán, các hội bừng lên bởi trống, chiêng, cờ
phướn vật lễ ngũ sắc quay cuồng đến ngợp
trời. Trước cửa đình, đền … náo
động bởi các tháng ăn, các chiếu bạc từ làng đến phố thật rộng rãi … và chính
quyền cũng tạm ngơ vì Xuân mà…Ở Ta mỗi ngày bình quân có hai mươi lễ hội, nên
một năm Ta có nhiều nghìn lễ hội, gần đây nó được nở rộ trên khắp các miền đất
nước, nó bộc lộ ra tất cả tích cực và tiêu cực của văn hóa Ta, có thể Ta nhất
quả đất về lễ hội.
Ngày Xuân dân, quan càng háo hức quan tâm và kéo đến với các lễ hội cho thấy một nhu cầu về văn hóa tâm linh hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc là người ta đi lễ Phật và đến với các lễ hội, với mục đích rất thực dụng. Người trảy hội nay không còn đem đến lễ hội sự chính tâm như ngày xưa nữa!
Ngày Xuân dân, quan càng háo hức quan tâm và kéo đến với các lễ hội cho thấy một nhu cầu về văn hóa tâm linh hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc là người ta đi lễ Phật và đến với các lễ hội, với mục đích rất thực dụng. Người trảy hội nay không còn đem đến lễ hội sự chính tâm như ngày xưa nữa!
Quan sát lễ
hội và người tham gia lễ hội thấy người Ta kéo đến lễ hội bằng những lời cầu
khẩn quyết liệt, ra riết khi dâng những mâm lễ vật phàm tục để mặc cả với thần
thánh, bằng những đồng tiền lẻ gài lên khắp thánh tượng, phật tượng, kể cả vào
mồn tượng
Nơi đất Phật
Hương Sơn, Yên Tử đi từ ngoài vào thấy những mâm đặc sản thú rừng, thú nhà được treo, chặt chém bởi những tay đồ tể
được du khách đặt trước để lễ xong có đồ nhậu nhằm
giảm thời gian chờ để đi tiếp lễ khác, một cuộc du hành lễ được nhiều chùa,
đền, miếu… họ theo tôn giáo nào, hay một thứ “lẩu” trong đời sống tâm linh của
họ… vì vửa rời cõi Phật đã có sẵn những mâm đặc sản thú rừng, thú nhà được đặt
trước để lễ xong có đồ nhậu.
Không hiểu các
ông, bà Ta… theo đạo Tây có đi lễ hội
kiểu này không vì họ không “đeo biển” nên không khảo sát được?
Lễ hội là dịp
để gặp gỡ đánh chén, cờ bạc… và đồng thời là xả rác vô tư nên những khu hội
trong và xong hội thành ra một bãi rác khổng lồ.
Có nơi nào trên quả đất xả rác như Ta. Lễ hội Xuân ở Ta ít khách nước ngoài, hay họ sợ rác hội của Ta?
Những nhà tổ chức hội Xuân ở Ta hình như chỉ chú trọng đến việc thu các loại tiền dân lễ, thu phí các điểm đỗ xe, mặc sức hay bảo kê cho các dịch vụ như đổi tiền lẻ, viết sớ … có một lễ hội nào? tuyên truyền một cách đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của lễ hội, sự tích của thần linh, nên đến lễ hội ta hỏi họ, họ chẳng biết là lễ ở đền đài này có nghĩa gì?.
Nên lễ hội nay là cả một phong trào sân
khấu hóa lễ hội, đã làm biến dạng và tha hóa các giá trị của lễ hội. Thầy cúng,
bói, thuốc, giáo… không biết hết nghĩa
văn hóa, nghiệp vụ… cũng thành thầy, ước tính ta có hàng triệu thày các loại,
nên sản phẩm của các loại thầy cũng rởm như thầy vậy.
Nhiều lễ hội làng, vốn có qui mô nhỏ bé đã được phù phép thổi phồng của các "chuyên gia văn hóa", chạy “di tích cấp…” thành các lễ hội lớn, hoành tráng, thu hút sự quan tâm của hàng vạn người. Có những lễ hội thuần túy là lễ hội tín ngưỡng địa phương, nhưng nay được “hô” biến thành các lễ hội mang tính chất quốc gia, cổ xúy cho những lệch lạc, mê lầm, như đền Trần nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước chông ngoại xâm thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức, đền Bà Chúa Kho nơi giáo dục liêm chính với của công, thành nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên, lễ Tịch điền nơi giáo dục trọng nông lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống, vua không còn thay bằng ….gượng làm sao.
Lễ hội nay đang dẫn xã hội lạc đường, dẫn Dân ta vào bến lú sông mê, quên hết công lao và đức nghiệp của tổ tiên rồi! Ông cán bộ phụ trách văn hóa đâu, đang làm gì với sự thật lễ hội hiện nay?
Có phải Dân không tìm được niềm tin nơi trần thế, đành tìm kiếm niềm tin trong đền đài, hư vô… nhiều lời cầu xin nặng mùi vật chất, tăng trưởng như dùng chất kích thích trong chăn nuôi, trồng trọt, sợ lời cầu ấy gây ung thư trong đầu Dân như các sản phẩm tăng trọng đang bán khắp siêu thị cùng chợ quê đang giết Dân lành.
Nhặt thêm của TS Nguyễn Xuân Diện.
Nhiều lễ hội làng, vốn có qui mô nhỏ bé đã được phù phép thổi phồng của các "chuyên gia văn hóa", chạy “di tích cấp…” thành các lễ hội lớn, hoành tráng, thu hút sự quan tâm của hàng vạn người. Có những lễ hội thuần túy là lễ hội tín ngưỡng địa phương, nhưng nay được “hô” biến thành các lễ hội mang tính chất quốc gia, cổ xúy cho những lệch lạc, mê lầm, như đền Trần nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước chông ngoại xâm thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức, đền Bà Chúa Kho nơi giáo dục liêm chính với của công, thành nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên, lễ Tịch điền nơi giáo dục trọng nông lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống, vua không còn thay bằng ….gượng làm sao.
Lễ hội nay đang dẫn xã hội lạc đường, dẫn Dân ta vào bến lú sông mê, quên hết công lao và đức nghiệp của tổ tiên rồi! Ông cán bộ phụ trách văn hóa đâu, đang làm gì với sự thật lễ hội hiện nay?
Có phải Dân không tìm được niềm tin nơi trần thế, đành tìm kiếm niềm tin trong đền đài, hư vô… nhiều lời cầu xin nặng mùi vật chất, tăng trưởng như dùng chất kích thích trong chăn nuôi, trồng trọt, sợ lời cầu ấy gây ung thư trong đầu Dân như các sản phẩm tăng trọng đang bán khắp siêu thị cùng chợ quê đang giết Dân lành.
Nhặt thêm của TS Nguyễn Xuân Diện.
Bộ Trưởng Văn-Thể-Du đang đi . . . lễ đầu năm!!!
Trả lờiXóa