Lãnh đạo được miêu
tả là 'một quá trình ảnh hưởng xã hội cái mà một người có thể tìm kiếm sự giúp
đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm đạt được thành công cho một mục tiêu
chung". Tất nhiên cũng xuất hiện nhiều cách lí giải khác sâu hơn.
Theo các nghiên cứu của lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Quyền lực
lãnh đạo có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng:
1. Do chức vụ, địa vị
2. Do chuyên môn
3. Do tố chất, quyền uy bẩm sinh
4. Do hệ thống đem lại
Tuy nhiên, trong
một xã hội văn minh,
càng ngày quyền lực do chức vụ, địa vị đem lại càng giảm. Các bậc thang diễn
biến của các quyền lực xã hội được biết đến là Phong kiến => Quận sự trị vì
=> Kỹ trị => Kinh tế trị => Luật trị. Trong xã hội tiến triển ở bậc
càng cao, quyền lực đơn thuần do chức vụ đem lại càng phải ít đi và lãnh đạo
càng phải chú ý đến quần chúng mà mình muốn tập hợp hoặc dưới mình hơn.
Những
tố chất quan trọng nhất của một lãnh đạo
Theo các nhà
nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von Glinow trong giáo trình
của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau:
§
Nhạy
cảm: Rất
cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải
cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn,
vui... của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng
tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
§
Chính
trực: Là
điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng;
một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu
không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
§
Nghị
lực: Để
vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều
khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.
§
Tự
tin: Rất
cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như
nói trước công chúng.
§
Có
động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể
tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm
lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
§
Trí
thông minh: Chỉ cần ở mức
trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về
lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao
nhất, chuyên môn phải
giỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần
thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
§
Kiến
thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để
trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá
thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.
Các tính cách và khả năng của lãnh đạo
Năm 1994, House and Podsakoff đã đưa ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo điển hình như s:
1. Tầm nhìn:
2. Sự đam mê và đức hy sinh:
3. Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ:
4. Xây dựng hình ảnh tốt:
5. Gương mẫu:
6. Vai trò bên ngoài:
7. Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo:
8. Có khả năng phát động khi cần:
9. Khả năng cấu trúc tốt:
10.
Khả
năng truyền cảm:
7 việc lãnh đạo cần phải làm
Lãnh đạo có vô số
công việc cần làm trong mỗi ngày làm việc của họ. Tuy nhiên, việc xác định được
cáctrọng tâm công việc là vô cùng quan trọng bởi nếu không
đạt được điều đó, tổ chức sẽ đi sai đường.
1. Thiết lập tầm nhìn cho
tổ chức: Thông thường
nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn
hải đăng chỉ đường cho mỗi tổ chức. Không có tổ chức nào có tầm nhìn kém, không
có tầm nhìn rõ ràng hay thậm chí không có tầm nhìn lại thành công trong thực tế.
2. Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu
hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là
nền tảng cho thành công.
3. Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm
thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại
càng cần thiết.
6. Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến
động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu... đến tình
hình quốc gia, tình hình của cả ngành kinh doanh đó. Kết hợp với thay đổi của
các nhân tố nội tại công ty đòi hỏi có sự thay đổi và lãnh đạo cần phải là
người tạo ra thay đổi đó.
7. Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.
Có vô số công ty đã thành công trong kinh doanh. Song các thành công không tính
đến các nhân tố phát triển bền vững sẽ đều phải trả giá sớm muộn.
Trong 7 việc lãnh đạo cần phải làm có
lẽ: Thiết lập tầm nhìn cho
tổ chức. Xây dựng chiến lược cho tổ chức & Ra
quyết định, Là bước quan trọng nhất. Nhưng các bác nông
dân bàn: một số lãnh đạo của ta do học kém… nên phải mua bằng cấp, mà đã mua
được phải mua bằng cấp loại RẤT CAO, để đạt được địa vị RẤT CAO. Nên khi làm
lãnh đạo không biết 7 việc lãnh đạo cần phải làm
tất hướng tổ chức đi sai đường.
Thô thiển ví dụ: từ Hà Nội vào Huế dự hội nghị, không đi theo quốc
lộ số 1, lại đi lên Việt Bắc, sang Tây Bắc, rồi mới nhập vào quốc lộ số 1, thì
hội nghị đã xong mấy ngày. Nên một số nhân viên có học vị thật cứ nói xấu Lãnh Đạo, lãnh đạo có quyền
chỉ có một món THÙ, dùng tổ chức xếp nhân viên XẤU vào việc không đúng chuyên
môn nên TỔ CHỨC càng rối, càng yếu. Do vậy thế giới phát triển mà Ta quẩn quanh
như ở đầu THẾ KỶ XIX.
Tập hợp một số nguồn từ Wikia & TTX quê mùa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét