6 thg 10, 2012

CHUÔNG CỔ THỜI MẠC Ở CHÙA TRÀ PHƯƠNG ĐÃ ĐI ĐÂU?



Các lão làng Trà Phương ( xã Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng vùng đất Tổ ngoại Vương triều Mạc) xác nhận chuông chùa Trà Phương cực quý, được đúc từ thời nhà Mạc. Sử ghi: tiếng chuông vang xa cả chục dặm .

 Nhà tôi cách chùa theo đường chim bay khoảng 300 m về phía Đông Nam, cứ khoảng giờ Dậu tiếng chuông chùa ngân vang, vừa trong, vừa ấm áp, ngân nga... làm không gian như mênh mang thêm, đã thành kỷ niệm khó quên. 
Theo bố mẹ đi làm trên đồng Hương cách chùa khoảng hơn 1 km vẫn nghe tiếng chuông chiều ngân nga, càng xa tiếng ngân nga càng trong vắt làm tỉnh thức những tâm hồn khô cằn, khốn khó do cuộc sống khi đó đầy khó khăn, nên hồi đó làng hầu như không có tội phạm.

Năm 1969 tôi học lớp 4/10 cùng tiểu chùa Trà, nên hay trốn việc nhà ra học nhóm cùng tiểu. Nhiều hôm vào giờ Dậu tiểu rủ lên chùa chính giúp tiểu thỉnh chuông, châm hương, ngồi trên ghế xếp tôi phải vươn người mới đánh vào núm chuông, tiếng chuông ngân nga vài phút, như khuyên người đừng làm điều ác dù với cỏ cây. Xa quê đến nhiều danh lam, lại thấy chùa Trà thực là thắng cảnh nhất xứ Đông, đặc biệt tiếng ngân của chuông chùa.

Đầu thế kỷ XXI có dư luận rằng: chuông hiện treo ở chùa Trà không phải chuông quý cũ mà là chuông khác, nên tiếng không vang, không vọng, không ngân nga, chỉ cách vài trăm mét đã không nghe được tiếng chuông ngân. Hình như người ta đổi chuông, có phải vậy không?
Nghe vậy thỉnh thoảng về quê vào giờ Dậu chú tâm, chú thính nghe tiếng chuông thực không không vọng, không ngân nga như xưa, vì nhà tôi vẫn cách chùa đường chim bay khoảng 300 m về phía Đông Nam và tai chưa có dấu hiệu nghễnh ngãng.
Gần đây thăm chuông thấy hình như vành dưới của chuông hiện tại nhỏ hơn chuông tôi đã thỉnh từ năm 1969.

Cùng với sự: cây si cổ thụ ở bờ ao chùa tôi từng hưởng bóng mát, cây móng rồng ở khu mộ tháp có tuổi trăm năm, tôi từng vặt trộm hoa, nay không còn, dân bảo có người đã bán cho lái buôn được rất nhiều tiền.

Họ là ai mà dám xâm phạm cổ vật, có quyền bán những cây, vật quý của chùa?.
Họ dùng tiền ấy làm gì? dân làng, tín đồ chẳng ai tường, cứ xì xèo ngô khoai lẫn lộn.

Nên sự nghi của tôi về chuông hiện treo ở chùa Trà không phải chuông quý cũ  là có ý?  Nhưng phải thu thập chứng cứ, chớ nghi xằng, tôi nghĩ tín đồ và Hội Phật giáo cùng ra tay tất mọi việc sẽ minh.
Chuông chùa Trà Phương bị đổi cho chùa khác vẫn còn may cho dân Ta, tiếng chuông ấy vẫn ngân nga làm lòng người nơi có chuông quý ấy thêm trong sáng hơn, nếu bán cho nước Lạ thì thật buồn thay! Kẻ đổi, bán chuông sẽ bị trừng phạt theo Phật pháp.
Cùng với sự lộng hành của ni cô Trang coi thường Phật pháp, Luật di sản, tổ chức định phá chùa Trà, Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, kết tinh công lao của Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ, tiền nhân Ngô Thị Dĩnh và tín đồ thập phương, bia đá còn ghi.



Nhãn cổ thụ trong vườn chùa, trong chùa có nhiều di vật thời nhà Mạc.



Nhà bia, lăng mộ các nhà sư.

Định phá chùa Trà - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, để xây chùa mới nhằm mục đích gì ta chưa rõ, hay ni cô Trang sẽ tự lập bia để ghi công mình? 

Tín đồ đưa tin ni này nhiều tiền lắm nên tranh thủ để hút về chùa ta, lạ nhỉ ni này có kinh danh hay vớ được tiền, của đâu mà lắm tiền? thế mới biết ở Ta dân gian cứ gian mọi thứ, quan Ta cứ tham mọi thứ, không hoạt động kinh doanh, không được thừa kế, không đào được của mà giàu ấy là quan tham, sư thu của tam bảo chớ nhận là của mình, tự ý dùng tiền ấy làm theo ý mình. Tín đồ nói tiền của ni cô Trang, ấy là không đúng, tiền ấy là của tín đồ tụ lại dùng cho việc Đạo.

Thích danh thì làm người mẫu, các loại sĩ (ca, nghệ, tiến...), muốn giàu thì  buôn, cướp ngày, cướp đêm... chớ lợi dụng Đạo mà giàu, mà dụng bừa là nguy.

Lòng người buồn vì thời thế lại buồn thêm vì có những kẻ lợi dụng Đạo Phật để làm càn, tư lợi cá nhân, trái với Phật pháp. Chắc chắn họ sẽ bị trừng phạt về hành động phản Đạo của họ, để làm gương cho kẻ khác. Tiền là kết tinh thành quả lao động của tín đồ, là phương tiện để tín đồ có thêm duyên tiếp cận tư tưởng của Phật  Tứ diệu đế, hiểu được Bát chính đạo để đến Niết-bàn. 
Khiến con người không bị trói buộc vào trong luân hồi.
 Nam mô a di đà Phật!


 Năm 2007, chùa Trà Phương được Bộ Văn hóa-thông tin trao bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa Trà Phương ngày nay vừa là một di tích lịch sử-văn hóa, vừa đóng vai trò một bảo tàng nghệ thuật thời Mạc ít nơi nào có được. Cho nên các cơ quan chức năng huyện Kiến Thụy và TP Hải Phòng nên xem xét lại việc bảo vệ di tích theo Luật di sản và điều tra những hành vi trộm cắp, phá hủy  Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia này.

Nguyễn Công Kha. Trà Phương, tháng Dậu, năm Nhâm Thìn

3 nhận xét:

  1. Chả nhẽ cụ Mẫn không liên quan? Còn đứa nào qua mặt cụ hòa thượng thì đem chém đi.

    Trả lờiXóa
  2. Từ 1990 - 2010 cháu hòa thượng Thích Quảng Mẫn coi chùa, vài năm gần đây ni cô Trang chủ trì chùa cũng là cháu hòa thượng Thích Quảng Mẫn, Ta chưa hiểu hết tổ chức của Hội Phật giáo Hải Phòng, chưa có chứng cứ nên không nhận định như vậy Bác? Đức Phật sẽ minh mọi hành vi trộm, cướp... của bọn lợi dụng Đạo làm bậy!

    Trả lờiXóa
  3. Tất cả những vật quý của chùa như chuông , tượng phật cổ , cây sung v v đều bị con cháu nhà hòa thượng Mẫn chứ có ai vào chùa được đâu ,bây giờ chúng lấy hết rồi nó đã cao chạy xa bay , có muốn băn phải là bắn tên trưởng làng vì tên này kết hợp với bọn ăn cắp để phá chùa .

    Trả lờiXóa