Ngày 22/8 năm Kỷ Sửu nhân
ngày giỗ Hoàng Đế Mạc Đăng Dung, tại Cổ Trai tôi đã kiến nghị với giáo sư Mạc
Đường phó chủ tịch HĐ Mạc tộc Việt Nam về Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản
là vợ Hoàng Đế Mạc Đăng Dung, GS nói lần
đầu tôi biết về tư liệu này, tôi đưa GS đi thăm chùa Trà Phương và Hòa Liễu,
(Kiến Thụy, TP Hải Phòng) ông rất tâm đắc và mong mọi người hãy thu thập tài
liệu để mở hội thảo về Thái Hoàng Thái Hậu.
Điều mong ước của tôi đã được
thỏa: ngày 4/ 10/2012 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng, UBND
huyện Kiến Thuỵ, Hội khoa học lịch sử Hải Phòng đã tổ chức HỘI THẢO KHOA HỌC THÂN THẾ VÀ SỰ
NGHIỆP CỦA THÁI HOÀNG THÁI HẬU NHÀ MẠC VŨ THỊ NGỌC TOÀN.
Ông Hoàng Văn Kể chủ tịch HĐ Mạc tộc Hải Phòng khai mạc hội nghị.
Một số tài liệu về Thái Hoàng Thái Hậu Vũ
Thị Ngọc Toản đã được tranh luận, nhưng
tôi mong các nhà khoa học phải nghiên cứu khách quan để đưa ra kết luận thuyết
phục về họ của người, một tiến sĩ (không tiện nêu tên) đã khẳng định như dao chém đá: là Thái Hoàng Thái Hậu là họ nọ họ kia, rồi viện dẫn từ Từ điển mới được hội nọ hội kia xuất bản, thật tệ nhiều tiến sĩ của Ta dốt mà hay khoe...
Nay tôi tập hợp một số tư liệu liên quan đến họ của Người mong các nhà sử học xem xét:
Nay tôi tập hợp một số tư liệu liên quan đến họ của Người mong các nhà sử học xem xét:
I/ Trên “Văn bia thời Mạc” được PGS.TS Đinh Khắc
Thuân dịch, do – Nhà xuất bản Hải Phòng 2010 :
1/ “ Tạo Thiên Phúc tự” ghi: Thái Hoàng Thái Hậu họ
Vũ – trang 165
2/ “ Sùng quang tự bi” ghi: Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ – trang 364
3/ “ Trúc am tự bi” ghi: Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ – trang 431
& 432
4/ “ Hà Lâu tự bi tín thí”
ghi: Thái
Hoàng Thái Hậu Vũ thị – trang 455
Có lẽ đã khẳng định về họ của Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản vì văn bia cách đây gần 500 năm chắc hơn từ điển mà vị tiến sĩ ấy viện dẫn.
II/ Tại Trà Phương có nhiều di vật liên qua đến Người và nhà Mạc:
1 / Đồng dao đầu thế
kỷ XV “Cổ
trai Đế Vương Trà Phương Công Chúa”
2/ “ Tu tạo bà Đanh tự chi bi” ghi: Thái Hoàng Thái Hậu – trang 190
“Văn bia thời Mạc” PGS.TS Đinh Khắc Thuân – Nhà xuất bản Hải Phòng 2010.
3/ Những di vật trong lòng đất liên quan đến Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ và nhà Mạc:
+ Năm 1897 người họ Ngô Duy đào được một hòm vàng ở sân
đình Cả.
+ Năm 1938 khi táng người mất tại khu đồng Bến dân đào được một mũ cánh chuồn có nhiều chi tiết bằng
vàng.
+ Năm 1974 tại gốc cây đề khu đình Cả học sinh đào được 120 thỏi bạc. Gia đình ông Tống đào đựơc rất
nhiều bạc nén, cổ vật, gạch vồ thời Mạc…ở
gần khu đình Cả.
+ Năm 1980 tại khu vực ông Lô đang
ở đào được 1 lọ đựng một khối bạc cao 25cm đường kính 12 cm.
+ Năm 2003 dân đào được 10 chĩnh, mỗi chĩnh chứa 58 kg
tiền cổ. Trước đó họ Ngô Trọng sửa mộ cũng đào được 4 chĩnh, mỗi chĩnh chứa 58
kg tiền cổ.
+ Năm 2010 ông Lô khi sửa miếu đào được một chĩnh chứa đầy
tiền cổ…
+ Năm 2011 ông Tuấn mò ở ao Đình thấy một pho tượng đạo sĩ
và một bát hương cổ bằng đất nung hình dạng rất khác so với vật cùng công năng hiện nay.
+ Đầu
thế kỷ XXI ông
Lô đào thấy những đá tảng đường kính 56 cm, nhiều con giống có hoa văn giống
như đào thấy ở Hoàng thành Thăng Long.
+ Còn nhiều cổ vật,
kim loại
chưa được dân làng công bố?
Nơi có nhiều tiền, bạc, dấu tích
của kiến trúc cung đình, cùng với dòng kênh sâu khoảng 2m rộng hơn 10m, dài hơn
200m bao quanh khu này. Có phải nơi đây là dinh
thự của gia đình Thái Hoàng Thái Hậu ở đã bị nhà Lê – Trịnh năm 1592 tàn phá và
triệt mạch theo lịch sử ghi lại?
Thông tin trên bản đồ cho biết
một số ao, vườn hoang… nhà Mạc có chôn cất của cải trước năm 1592 để rút lên
Cao Bằng. Đặc biệt nói về giếng cổ ở phía Đông Bắc đình Cả, ông Tống xác nhận
đã gặp khi đào đất ở đó ở độ sâu khoảng 0,5m, giếng được ghép bằng
gạch vồ đường kính 1,5 m, sâu còn 2m đáy ghép bằng hai viên gạch nung 70 x 50 x
15 cm. Ông Khanh, ông Tuất (đều trên 80 tuổi) xác nhận có
thấy 1 tấm bia ở long tát nước cạnh ao đình Cả …
Với những tài liệu tôi
thu thập ở đất
Trà Phương, tôi đề nghị chính quyền địa
phương, cơ quan chức năng nhà nước cùng phối hợp với dân tìm và khai quật bia, giếng cổ và công bố thêm một số di vật để nhà nước và Hội đồng Mạc tộc Việt Nam có cơ sở đề xuất với
các cơ quan nhà nước tổ chức hội thảo lần tới được tốt hơn nhằm mục đích phục dựng nơi thờ Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản và các tích liên quan đến nhà Mạc một cách bài bản và xứng tầm của nó.
Tôi mong Hội đồng Mạc tộc Việt
nam hãy quan tâm đến các di sản văn hóa liên quan đến triều Mạc tại Trà Phương, Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng vùng đất Tổ ngoại "Trà Hương (Phương) công chúa" của
Vương triều Mạc làm cho nó xứng danh với “Cổ Trai Đế Vương”.
Cánh đồng Hương nhìn từ trên núi Chè còn vết hình cái lược Trong lòng lược là gương hình tròn người nay đã phá dể tiện làm đồng. Thật đáng tiếc!- Ảnh Nguyễn Công Khanh PV Báo Tiền Phong
Nay tại Trà Phương có 3 họ Vũ không cúng một tổ là: Vũ Duy, Vũ Phú, Vũ Văn, chưa phát hiện 3 họ Vũ này có liên quan với họ Vũ đến Trà Phương từ thế kỷ XV đã di cư khoảng 1592. Họ Vũ Phú cư trú ở phía Tây Nam làng, nơi đã đào thấy 16 chum tiền cổ, bạc nén, chân đá tảng đường kính > 40 cm, nhiều phù điêu bằng đất nung, gạch ngói cổ… có dấu hiệu liên quan đến họ Vũ đến Trà Phương từ thế kỷ XV.
Miếu Bà Chúa gia đình ông Vũ Phú Khanh, Vũ Phú Lô xây lại năm 2010, cây gỗ Quyếch tên lạ cả vùng chỉ có hai cây như rồng chầu vào Miếu vậy!
Đá tảng ở đồng Bến và trong khuôn viên nhà ông Lô dấu hiệu là cung điện thời Mạc liên quan đến họ Vũ.
Một số cổ vật sẽ được công bố tiếp. Xin cám ơn dân làng Trà đã ủng hộ tư liệu.
Nguyễn Công Kha - con người đầy tâm huyết, tận tuỵ với các giá trị di sản văn hoá nhà Mạc và với Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản! Bài viết rất có giá trị và đáng được trân trọng (TS nguyễn Minh Đức nhận xét).
Trả lờiXóaKhông ngờ ô Nguyễn Công Kha lại sưu tầm được đầy đủ những di vật có giá trị liên quan của thời vua Mac trong đó có Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.
Trả lờiXóa