8 thg 4, 2012

HỌ NGUYỄN CÔNG TRÀ PHƯƠNG TƯ LIỆU KHẲNG ĐỊNH

         Ngày 10/3 năm Nhâm Thìn họ Nguyễn Công Trà Phương long trọng Đại lễ chạp tổ, đồng thời kỷ niệm 210 năm thượng tổ Nguyễn Công Tiến đến Trà Phương lập nghiệp.
         Đêm ngày 17/3 Nhâm Thìn Nguyễn Công Khanh (đời thứ 10- họ Nguyễn Công Trà Phương) gửi bản dịch KIẾN AN TỈNH KIẾN THỤY PHỦ TRÀ PHƯƠNG TỔNG TRÀ PHƯƠNG XÃ KHOÁN ƯỚC:         
              “Nay bản xã hội họp lập văn từ cam đoan để lưu truyền vĩnh viễn, giao ước hàng năm cho thuê mỗi mẫu 13 quan 6 mạch làm định mức, nhưng giao Lí trưởng chiếu đông hè hai vụ thu khấu lấy tiền thuế, còn lại bao nhiêu thì giao cho Tiên chỉ nhận thu lấy để lo giỗ chạp (giỗ ngày 15 tháng 6, giỗ chạp ngày 15 tháng 12). Bản cam đoan này ghi rõ ràng đầy đủ các họ theo từng mục, kí kết mà chuyển giao cho Tiên chỉ nắm giữ để truyền lại mãi mãi lâu dài, chớ có phụ lòng.
 Công đức của ta là Hậu Thánh Mẫu vô cùng vậy. Nay lập bản cam đoan.
 Ngày mồng bảy tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) lập đoan từ.

Trùm tổng Hậu thần Nguyễn Công Trình kí.
 Trùm tổng Hậu thần Ngô Vũ Thự kí
Tri tổng Hậu thần Ngô Đình Trạc kí.
Tri tổng Hậu thần Vũ Đức Chiêu kí. “
   
         “Vì thế bản xã hội họp có lời cậy nhờ Cai tổng Ngô Duy Nhất xuất tiền của công sức giúp dân xã chỉ rõ địa giới canh tác. Nếu xã nào người nào nhiễu sự tranh chấp, gây tổn phí như thế nào bản xã cùng nhận. Đợi sau thành ruộng canh tác, dân xã chia ba mẫu ruộng ở xứ ấy đến trăm năm sau đề danh ở bảng, đặt ở bên trái trong đình phụng thờ. Đến kì cầu phúc được dự tế văn. Về sau trong xã người nào ngang ngạnh được ruộng mà quên ơn, chôn dấu bảng kí, bản xã quy định tróc tiền văn 6 quan và coi là người ngoài. Hễ trong đình có việc tế tự yến ẩm, trong xã người nào ngồi cùng với người ấy thì cũng coi là người ngoài, để thành phong tục. Nay lập cam đoan, nếu người làm trái với lời đoan xin trời đất âm dương, tam vị Thánh vương ngưỡng trông chiếu giám chu diệt tam tộc, để chỉ rõ cho kẻ làm trái phong tục. Nay lập bản cam đoan.
Lập đoan từ ngày mồng 6 tháng 2 năm Tự Đức thứ 2 (1849)

Nguyễn Công Hậu
Nguyễn Đức Trang kí
Nguyễn Đức Khuê kí
Vũ Công Liêu kí
Nguyễn Đức Cự kí
Ngô Xuân Hoằng kí
Vũ Phú Giang kí
Nguyễn Đức Lãnh kí
Ngô Đình Ổn kí
Đặng Văn Vui kí
Viết văn ước Nguyễn Đức Dòng kí.”
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2012
Ông: TS Mai Ngọc Hồng  Hiệu đính,   Người dịch: Mai Hương
       Qua văn bản này khẳng định:
       - Thượng tổ Nguyễn Công Tiến đến Trà Phương khoảng cuối thế kỷ XVIII cùng 3 con trai : Nguyễn Công Đạt, Nguyễn Công Trình & Nguyễn Công Sự. Nhưng không tham gia việc công vì Người tham gia triều Quang Trung, chức sắc gì, quê ở đâu không tiết lộ? có thể do sợ sự trả thù của Gia Long. Con trai thứ  Nguyễn Công Trình đã làm Trùm tổng Trà Phương & được phong Hậu thần. Trước ngày mồng bảy tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 6 (1825). 
        - Con thứ hai của tổ Nguyễn Công TrìnhNguyễn Công Hậu làm Trùm tổng Trà Phương & đứng đầu hàng tổngTrước ngày mồng 6 tháng 2 năm Tự Đức thứ 2 (1849).
         Trùm tổng Nguyễn Công Hậu đã đào tạo, giúp vật chất để Ngô Duy Nhất là con thứ hai của tổ họ Ngô Bá (là Lâm) đầu tiên tranh được chức lý trưởng Trà Phương thì Trùm tổng Nguyễn Công Hậu gả con gái trưởng là Nguyễn thị Tô cho lý trưởng Ngô Duy Nhất, sinh Ngô Duy Ức, Ngô duy Ức sinh Ngô Duy Hức( ba dời đều làm chánh tổng Trà Phương).
     - Con rể của Nguyễn Công Hậu là: Cai tổng Ngô Duy Nhất . Trước ngày mồng 6 tháng 2 năm Tự Đức thứ 2 (1849).
     Tài liệu trên chứng minh thêm cho gia phả họ Nguyễn Công.


Trích cây gia phả họ Nguyễn Công Trà Phương:
Đời thứ I : 
Thượng tổ Nguyễn Công Tiến, Không ghi phu nhân


Đời thứ II :
Nguyễn Công Đạt (Chi 1)
Trùm tổng Hậu thần Nguyễn Công Trình (Chi 2)
Phu nhân Nguyễn Thị Phổng
Nguyễn Công Sự, Chi 3


Đời thứ III :
Nguyễn Công Vưu (anh)
......................................
Cai tổng Nguyễn Công Hậu ( em)
Phu nhân Nguyễn Thị Cuối


Đời thứ IV :
Nguyễn Thị Tô (chị)
Phu quân Cai tổng Ngô duy Nhất
Nguyễn Thị The (em)
......................................
Nguyễn Thị Vóc (em)
......................................
Nguyễn Công Bẩm (em)
Phu nhân Ngô thị Tửu
         Đến nay họ Nguyễn Công Trà Phương sống ở Trà Phương đã được XI đời.
       Những tài liệu lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đáng quý đến nhường nào cho việc hậu thế tìm về cội nguồn…biết chúng ta là ai, ở đâu... Tôi chân thành gửi lời cám ơn, chúc sức khỏe đến cán bộ nhân viên Viện. Mong cán bộ nhân viên Viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét