Khu lăng mộ ngành thứ II
Hơn 200 năm thủy tổ họ Nguyễn Công đến Trà Phương lập nghiệp.
Hơn 160 năm hậu duệ Nguyễn Công Sự đến Đồng Tử lập nghiệp, năm Tân Mão hậu duệ của ngài đã tìm được nguồn gốc từ thủy tổ Nguyễn Công Tiến ở Trà Phương.
Nhiều lần hai họ đã trao đổi tư liệu cùng thống nhất họ Nguyễn Công Đồng Tử có nhiều dấu hiệu nguồn từ Nguyễn Công Trà Phương. Ngày 30/6 năm Tân Mão hai họ đã đưa ra một số tài liệu khẳng định họ Nguyễn Công Đồng Tử là chi 3 họ Nguyễn Công Trà Phương, tổ là Nguyễn Công Sự & Nguyễn Thị Kha.
Ngày 8/7 năm Tân Mão họ Nguyễn Công Trà Phương đã long trọng tổ chức lễ nhận họ của họ Nguyễn Công ở Đồng Tử.
Ngày 26 tháng Giêng năm Nhâm Thìn tại lễ kỵ tiền nhân Bùi Thị Biệt phu nhân của tiền nhân Nguyễn Công Tự, nhiều hậu duệ họ Nguyễn Công ở Đồng Tử và họ Nguyễn Công ở Vàng Xá đã ôm nhau khóc, khẳng định cùng là hậu duệ của tổ Nguyễn Công Sự chi thứ 3 Nguyễn Công Trà Phương, ngành Vàng Xá là anh. Thủy tổ Nguyễn Công Tiến sinh ba trai: Nguyễn Công Đạt trưởng; Nguyễn Công Trình thứ nhì ; Nguyễn Công Sự thứ út sinh Nguyễn Công Tự, Nguyễn Công Sự sinh: Nguyễn Công Nhiên trưởng tổ ngành Vàng Xá và Nguyễn Công Phác thứ tổ ngành Đồng Tử.
Thể theo nguyện vọng của đại đa số hậu duệ họ Nguyễn Công và nghị quyết của Hội đồng gia tộc Nguyễn Công. Ngày 10/ 3/ năm Nhâm Thìn (31/3/2012) họ Nguyễn Công tổ chức Đại lễ chạp tổ và long trọng kỷ niệm 210 năm (1802 -2012) Thuỷ tổ Nguyễn Công Tiến đến Trà Phương lập nghiệp, 160 năm cao tổ Nguyễn Công Phác dời Trà Phương đến Đồng Tử lập nghiệp, tại thôn Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng.
Thiên nhiên thật tuyệt nắng nhạt, nhiệt độ 22, gió Tây Bắc 4m/s, độ ẩm 69%.
Nhà trưởng gép gỗ sân rộng gấp đôi, bạt che màu ngũ sắc cùng đồ tế khí đình Đồng Tử làm sáng cả sân nhà.
Các hậu duệ lòng thành đến từ chiều mồng 9 để thực hiện công việc đã được giao.
Hậu duệ không phân biệt trai gái hội về hân hoan, đồ tế khí sáng choang cùng đội tế làng văn hóa Tú Đôi trống phách vang lừng làm cho ngày Đại lễ chạp tổ thật sự long trọng, vui vô cùng qua đại lễ này thấy dòng họ lớn mạnh về mọi mặt. Từ xưa đến nay họ Nguyễn Công đã có nhiều danh nhân góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của dân tộc.
Với sự phù hộ độ trì của Càn Khôn, ba vị thành hoàng: Thiên thần Vọng Hào, Đại Vương Linh Quy, Thái Hoàng Vũ Thị Ngọc Toản & tổ tiên họ Nguyễn Công, cùng tình huyết thống sâu nặng của hậu duệ, Đại lễ chạp tổ họ Nguyễn Công thành công rực rỡ ngoài ý muốn của cả dòng họ.
Thủy tổ Nguyễn Công Tiến giữ chức sắc gì trong triều Quang Trung, lý do vì sao từ đâu đến Trà Phương vào lúc Nguyễn Ánh lên ngôi(1802), thủy tổ tỷ là ai? đó là huyền sử của họ Nguyễn Công?
Tại bản: " Tổng Trà Phương Khoán Ước" lưu ở Viện Hán Nôm Hà Nội cho thấy: Con thứ hai của thượng tổ là Nguyễn Công Trình làm Cai tổng được phong hậu thần Trà Phương ( 1825), cháu Nguyễn Công Hậu ( con thứ hai Nguyễn Công Trình) tiếp làm Cai tổng Trà Phương (1845)
Đến nay chúng ta chưa có ai là quan lớn để tham, nhưng chúng ta có nhiều thế hệ là nghệ nhân, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, sĩ quan cao cấp trong quân đội & công an... góp phần xây dựng Tổ Quốc, đặc biệt họ ta không có người phạm tội, nghiện ma túy... Tất cả chúng ta cùng chung sức chung lòng giáo dục thế hệ trẻ học hành tốt xứng đáng là công dân toàn cầu, mọi hậu duệ & gia đình đều hạnh phúc.
Qua Đại lễ chạp tổ này chúng ta cần có chuyên đề nghiên cứu về sự phát triển của các dòng họ ở Việt Nam và tác động của nó đối với xã hội Việt từ xưa đến nay, nghi lễ chạp, tế tổ sao cho khoa học góp phần bảo tồn, phát triển những nét đẹp văn hóa của người Việt.
Ngày 10/3/ Nhâm Thìn - NC Kha hệ 9
*********************************
******************************
NGUYỄNCÔNG ĐÔNG T Ử NHẬN NGUỒN TỪ HỌ NGUYỄNCÔNG – TR ÀPHƯƠNG
Ngày 8/7 năm Tân Mão (2011)
Lời khai mạc hội thảo họ NguyễnCông( do cụ Nguyễn Công Hường đọc)
Kính thưa: – Đại diện Làng TràPhương & làng ĐồngTử
- Thưa hậu duệ thượng tổ NguyễnCông Tiến
Con người có tổ có tông
Như cây có gốc như sông có nguồn !
Câu ca dao bình dị ấy đã thấm sâu vào lòng người, nó bao hàm một nội dung tư tưởng tình cảm đậm đà sâu sắc. Nó nhắc nhở mọi người phải biết và phải nhớ cội nguồn của mình, phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành của các bậc tiền bối. Bất cứ ai đều có nguồn gốc là tổ tiên Ông Bà, Cha Mẹ của mình.
Với tinh thần ấy họ NguyễnCông Đồng Tử sau gần hai trăm năm đã tìm được cội nguồn: là hậu duệ thượng tổ NguyễnCông Tiến ở Trà Phương.
Nay tôi long trọng tuyên bố khai mạc cuộc hội thảo & lễ nhận họ của họ NguyễnCông từ làng Đồng Tử là ngành thứ III của họ NguyễnCông TràPhương.
DI ỄN V ĂN C ỦA H Ọ NGUY ỄN C ÔNG Đ ỒNG T Ử
Do Nguyễn Công Thái trình bày
Kính thưa: - Đại diện làng Trà Phương & làng Đồng Tử
– Hậu duệ thượng tổ Nguyễn Công Tiến
Cách nay gần 180 nnăm cao tổ Nguyễn Công Phác đên Đồng Tử, cùng hai phu nhân: Trần Thị An & Bùi Thị Biệt đã dời Trà Phương đến trang Đồng Tử, tổng Phù Lưu, trấn hải Dương, nay là phường Tràng Minh, quận Kiến An khai khẩn đất đai, nay hậu duệ đã phát triển thành một họ lớn nhất vùng, tồn tại hơn 8 đời ở Đồng Tử & trên toàn cầu.
Nhờ phúc ấm của tổ tiên từ đó đến nay họ Nguyễn Công đã có 25 hậu duệ đỗ cử nhân trong đó có 5 tiến sĩ, 2phó giáo sư, 4 sĩ quan cao cấp, xưa có rất nhiều người giữ chức vụ cao trong làng và tổng Phù Lưu, có nhiều nghệ nhân và thợ bậc cao trong nhiều nghề kỹ thuật, hàng năm có nhiều hậu duệ đỗ vào các trường đại học, đảm nhiệm những chức vụ lớn trong cơ quan nhà nước đang cống hiến tài năng cho Tổ Quốc.
Bao thế hệ Nguyễn Công Đồng Tử đã đi tìm nguồn gốc tổ Nguyễn Công Phác, theo huyền sử là khu núi Đối, Xuân La, Trà Phương, Kiến Thuỵ mà không thành. Đầu năm T. Mão chữ Tân như thiên định chúng ta đã thấy ánh sáng từ huyền sử: Cây gia phả họ Nguyễn Công Trà Phương và Nguyễn Công Đồng Tử có nhiều điểm phù hợp. Cụ Nguyễn Công Hường và bác Nguyễn Công Kha về Đồng Tử đúng ngày lễ khánh thành nhà thờ tổ nghãnh Nguyễn Công (văn) Thiếp mà không định trước, nắng đầu Hè lung linh như ánh mắt vui mừng của tiền nhân, bát hương như bùng cháy đón người thân gần trăm năm mới gặp mặt. Cụ Hường thắp hương khóc như con trẻ lâu lắm mới gặp người thân và yêu cầu được đến núi Vọ để thăm nơi cách đây gần 200 năm cụ Phác đã đặt chân để khai phá vùng này, đến nhà thờ của họ Nguyễn Công Đồng Tử được xây từ năm 1856, toạ lạc trên diện tích 7200m2. Cụ Hường đã trân trọng mời họ Nguyễn Công Đồng Tử vào ngày 13/3 đến dự lễ cúng thuỷ tổ Nguyễn Công Tiến tại Trà Phương.
Sau lễ kỵ 13/3 hai họ đã cùng so sánh các tư liệu, thấy họ Nguyễn Công Đồng Tử có nhiều dấu hiệu họ Nguyễn Công Đồng Tử có nguồn từ Trà Phương.
Ngày 30/6 hai họ đã thống nhất mở “ Hội nghị hội thảo về họ Nguyễn Công vào ngày 8/7 năm T. Mão tại Trà Phương” tại hội thảo hai họ đã thực hiện nghiêm túc trên cơ sở khoa học, tâm linh từ những câu truyện huyền thoại nhưng có cơ sở khoa học đã khẳng định bằng văn bản:
1 / Họ Nguyễn Công Đồng Tử có nguồn gốc từ chi thứ 3 họ Nguyễn Công Trà Phương.
2 / Lập Hội đồng gia tộc Nguyễn Công lâm thời do cụ Nguyễn Công Hường làm chủ tịch, các phó chủ tịch: Nguyễn Công Đông, Nguyễn Công Hoa, Nguyễn Công(văn) Hiền, Nguyễn Công (văn) Mua để điều hành lễ nhận họ của chi 3 họ Nguyễn Công ở Đồng Tử, tại Trà Phương.
Sáng nay tôi vô cùng xúc động được uỷ quyền của cả họ Nguyễn Công Đồng Tử đọc bài diễn văn này để khẳng định họ Nguyễn Công Đồng Tử là chi thứ 3 tổ là Nguyễn Công Sự họ Nguyễn Công Trà Phương. Sau gần 200 năm chúng tôi đã thực hiện thành công di huấn của tổ tiền nhân: Tìm thấy cội nguồn của tổ Nguyễn Công Phác. Tìm thấy thuỷ tổ biết rõ huyết thông của mình, hậu duệ từ nay hết lòng thờ phụng tổ chung sức chung lòng xây dựng dòng họ ngày càng hưng vượng để sánh vai với thế gian này là vinh danh tổ tiên họ Nguyễn Công.
Tổ tiên họ Nguyễn Công sẽ phù hộ độ trì cho tất cả hậu duệ chúng ta đoàn kết tương thân tương ái, công thành danh toại xứng danh cùng thiên hạ, tồn tại và phát triển vĩnh hằng cùng Vũ Trụ!
Giờ phút thiêng liêng này tất cả hạu duệ Nguyễn Công Đồng Tử xúc động vô bờ đã tìm được tổ của mình xin được dâng lễ bái yết thuỷ tổ Nguyễn Công Tiến & phu nhân, với lòng thành vô hạn của hậu duệ đi xa hơn trăm năm mới về được đất Tổ.
V Ề H Ọ NGUYỄN CÔNG
K ính thưa các quý khách
Kính thưa các cụ, ông bà & anh chị em liên quan đến họ Nguyễn Công!
Nhờ phúc lành của tổ tiên họ Nguyễn Công , nay chúng ta tụ hội tại đây để hội thảo về họ Nguyễn Công có nguồn từ Trà Phương .
Đầu năm Tân Mão chúng ta nhận được tin có họ Nguyễn Công ở Đồng Tử, Kiến An, tháng 3/ Tân Mão hai họ đã giao lưu, căn cứ vào những thông tin ấy hai họ thống nhất tổ chức hội thảo tại Trà Phương về sự liên quan giữa hai dòng họ NC. Tại cuộc hội thảo này họ NC ở Đồng Tử cung cấp những tài liệu:
1/ Sự phát triển của họ NCĐT, qua những tài liệu là vật thể & phi vật thể xác định có phải là nguồn từ họ NCTP?
2/ Qua cây phả hệ NCTP ghép nối ngành III Nguyễn Công Sự, phần trống đời thứ 3( cây phả hệ Nguyễn Công Trà Phương) với đời thứ nhất Nguyễn Công Tự (cây phả hệ của Nguyễn Công Đồng Tử). Nghĩa Hán tự của các chữ: Công Sự( ) và Công Tự ( ), nếu không trùng nhau thì có phải bố là Nguyễn Công Sự con là Nguyễn Công Tự không ?
Qua tài liệu và linh ứng của cổ nhân họ NC, chúng ta cùng nghiên cứu để xác định được sự liên quan giữa hai họ NC. Căn cứ vào đó ta sẽ xác định ngôi thứ đúng, nếu không chúng ta có tội với tổ tiên, vì một số họ chỉ vì mục đích xấu của một vài cá nhân mà làm mất đoàn kết trong họ, phỉ báng tổ tiên.
Qua hội thảo này họ NC ngày càng đoàn kết, lớn và mạnh hơn, sánh vai cùng thiên hạ, rạng danh tổ tông!
I – Làng Trà Phương
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: làng Trà Hương đã có trước thời Lý, năm 1813 nhà Nguyễn thấy chữ Hương là phạm huý nên đổi thành Trà Phương. Cách đây hơn 1000 năm dân cư thời tiền sử thuộc hệ Đa Đảo kiếm sống trên biển Bắc bộ, xung quanh núi Trà, núi Đối là nơi để tránh bão, rồi họ lại trên thuyền đi khắp bốn phương trời vì lúc đó chưa có biên giới để quản lý họ. Năm 1070 nhà Lý đánh thắng Chiêm Thành bắt người Chăm làm tù binh an trí họ ở Trà Hương, người Chăm đã dựng nơi thờ thánh tại Mả Đò, họ là dân biển nên họ đã trốn về Nam để lại đền thờ không còn người thực hiện nghi lễ tôn giáo nên dân Việt gọi là “chùa bà Đanh”, năm Thuần phúc sơ niên (1565) Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, cùng các thân vương nhà Mạc chuyển và xây lại chùa ở vị trí hiện nay, là di tích cấp quốc gia.
Nữ người Chăm rất đẹp, nên thời Lý vua có chiếu cấm các quan lấy gái Chăm, đề phòng họ làm nội gián vì thời này hai dân tộc này là kẻ thù của nhau. Người lai thường đẹp và thông minh. Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Hương, xứ Đông, vợ vua Mạc Đăng Dung là người khai sáng nhà Mạc (1527 – 1592). Cùng Thiên thần Vọng Hào, Đại Vương Linh Quy, Thái Hoàng Thái Hậu là Thành Hoàng làng Trà Phương. Có phải chăng Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ là hậu duệ của Việt – Chăm ? Xưa trên đỉnh núi Chè nhìn xuống đồng Hương thấy rõ hình một gương tròn, một chiếc lược và con dao nhỏ. Thế đất ấy, theo phong thủy làng Trà Phương xưa thường sinh con gái có nhan sắc, đức hạnh. Nhiều cổ vật và hơn chục chum tiền, hàng trăm thỏi vàng, bạc tìm thấy trong lòng đất làng Trà cùng bao huyền thoại và câu đồng giao cách khoảng 500 năm: ‘Cổ trai Đế Vương, Trà Hương Công Chúa’ đã chứng minh làng Trà liên quan đến bậc Đế Vương, nên từ đó làng Trà Hương đứng đầu hàng tổng Trà Hương gồm 6 làng nằm trong vùng văn hoḠDương Kinh của nhà Mạc đang được giới sử học và xã hội vinh danh là triều đại chính thống của Việt Nam.
Năm 1592 thua nhà Lê, nhà Mạc phải chạy lên phía Bắc, người làng Trà sợ nhà Lê trả thù đã chạy theo. Khảo sát các họ ở Trà Phương đến nay không quá 12 đời, có thể dân vùng này thời cận đại đã theo Tây Sơn, nên 1802 nhà Nguyễn thống trị Việt nam, sợ trả thù nh xa nên người làng Trà cổ lại di đi? và dân các nơi lại di đến.
Làng Trà Phương là nơi địa linh nên thuỷ tổ Nguyễn Công Tiến đã chọn để an cư vào cuối thế kỷ XVII .
Đến nay họ NC tại huyện Kiến Thuỵ trú tại 4 làng: Trà Phương được 11 đời; Cổ Trai; Kim Sơn; Chiếng ( từ Kim Sơn di đến) không quá 7 đời, (nay chưa thấy mối liên hệ các họ này với nhau).
II – Họ Nguyễn Công ở Trà Phương
Tổ tiên họ NCTP truyền lại: Thượng tổ Nguyễn Công Tiến là tướng lĩnh của nhà Quang Trung, cuèi thÕ kû XVII triều đại này bị nhà Nguyễn trả thù khốc liệt, nên Ngài đã di từ Hà Tĩnh ra Trà Phương hậu duệ đến nay được 11 đời, có nhiều thế hệ có công đóng góp xây dựng quê hương đất nước. Theo khoa học thì họ NC đến Trà Phương cách nay khoảng hơn 200 năm, như vậy ứng với sự lên ngôi của Nguyễn Ánh 1802 là có nhiều lý đúng.
Căn cứ bản gia phả & văn tế ngày 13/3 kỵ thượng tổ NC Tiến xác định thượng tổ NCTP là Nguyễn Công Tiến, sinh được 3 con trai: Trưởng Nguyễn Công Đạt (ngành I), Thứ hai Nguyễn Công Trình (ngành II), Thứ út Nguyễn Công Sự (ngành III). Hậu duệ ngành trưởng NC Đạt sợ liên luỵ thay đệm là Đình nay là Văn, ngành thứ NC Trình hậu duệ vẫn giữ đệm Công, ngành út NC Sự gia phả bỏ trống.
Hai ngành I & II định cư tại Trà Phương nên xác định được liên tục các thế hệ đến nay đã được 11 đời.
Ngành thứ III từ Vàng Xá về nhận họ từ đầu thế kỷ XX.
Năm 1990 họ NCTP đã có kế hoặch củng cố họ, tìm cội nguồn của họ NCTP. Năm 2009 tôi lập trang: Phả hệ tìm họ N CT P trên Internet, đến nay có h¬n ngh×n người họ NC ở Việt Nam, quốc tế truy cập, qua đó thấy ở Việt Nam dòng họ NC có lịch sử hơn 700 năm, có nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, nhưng tôi chưa nhận được thông tin liên quan đến thượng tổ Nguyễn Công Tiến.
III – Chi họ Nguyễn ở Vàng Xá, xã Quốc Tuấn, An Lão
Qua khảo sát những truyền ngôn và tài liệu cho thấy: họ Nguyễn ở Vàng Xá đã di cư từ Trà Phương đến Vàng Xá từ đời thứ 6 người di cư là NV Vốn, trong văn cúng có ghi đời thứ 5 là NC Chăn, Nguyễn Công Nhiên có phải đây là đời thứ 4 ? đời thứ 3 khuyết danh có phải NC Tự mà phả hệ NCĐT đã ghi (nếu ta cho rằng họ N Vàng Xá và họ NCĐT là cùng ngành thứ III Nguyễn Công Sự NCTP, văn cúng có ghi NC Sự. Như vậy theo logic họ Nguyễn Vàng Xá là hậu duệngành thứ III họ NCTP tổ là NC Sự giỗ ngày 20/5 & NG Thị Kha giỗ ngày 20/6. NV Lãi ở Vàng Xá từ những năm đầu thế kỷ XX và con là NV Hỷ khi vẫn về Trà Phương cúng tổ, NV Khánh con NV Hỷ noi gương cha ngày 13/3 hàng năm lòng thành kính vẫn về Trà Phương giỗ Tổ.
IV – Họ Nguyễn Công Đồng Tử
Làng Đồng Tử xưa thuộc tổng Phù Lưu, đình thờ 7 Thành Hoàng trong đó có Đồng Tử Công Chúa (Phùng ThÞ Trinh), Trương Đồng Tử. Họ NC Đồng Tử có nhà thờ 5 gian gỗ lim toạ trên diện tích 7200 m2 xây từ 1856, nay hậu duệ khoảng hơn 200 đinh, từ xưa đã có nhiều danh nhân. Cổ nhân có truyền: Họ NCĐT từ Trà Phương di cư đến, trước 1945 còn về giỗ Tổ tại Trà Phương, có nhà Nho còn dịch hoặc tặng bài thơ có liên quan đến địa danh Trà Phương, gia phả đã ghi được đến nay là đời thứ 9.
Một chuyện cần xem xét trong truyền ngôn:
Tại Trà Phương đến nay chưa phát hiện tài liệu gì liên quan đến họ NCĐT. Ông tôi NC Cán (1897- 1982) có kể chuyện liên quan đến địa danh Đồng Tử : NC Hậu (tổ 5 đời của ông tôi) là cháu nội Thượng tổ Nguyễn Công Tiến, làm chánh tổng Trà Phương (cách nay khoảng 180 năm) là người nổi tiếng về học thuật, giàu & có thế lực trong huyện Nghi Dương. Người lên tỉnh Hải Dương qua đò Vọ thì: người sang trước, ngựa sang sau, đến ĐT nghỉ chơi rồi mới lên Hải Dương, việc quan xong về ĐT nghỉ rồi mới về Trà Phương, nhưng chơi với ai thì không tiết lộ?
Giả thuyết:
Có phải Nguyễn Công Hậu lo cho sự truyền đời của họ NC nên đạo diễn cho cháu NC Phác (gọi mình bác họ) di đến ĐT. Thử tính NC Hậu anh em chú bác ruột với NC Tự. Có phải chăng đây là nơi sinh sống của cháu NC Phác gọi mình bằng bác, con NC Phác là: NC Chỉnh & NC Thuỵ gọi mình bằng ông bác.
Nếu có sự di chuyển từ Trà Phương đến ĐT có thể là ngành thứ III NC Sự (đời thứ 3 là Nguyễn Công Tự), di cư từ đời thứ 4 là NC Phác. Khi an cư tại ĐT, NC Phác về Trà Phương định đưa hài cốt bố ( NC Tự đời thứ 3) để táng ở chân núi Vọ nhưng anh (có phải NC Nhiên- VX) không đồng ý, sau đó đã đưa hài cốt của mẹ (vợ NC Tự táng ở chân núi Vọ, có thể cụ Tự có hai vợ nên em mang hài của mẹ mình mà anh không cản?)
Có phải chăng ( NC Tự đời thứ 3) sinh ra người anh là NC Nhiên người đã sinh ra ngành Vàng Xá hiện nay là anh NC Phác (ĐT)?.
Nay ta đến đò, núi Vọ còn thấy mênh mang sông nước thì cách nay gần 200 năm vùng này hoang vu, huyền bí biết bao, mà NC Phác dám di đến sống ở vùng này đã thể hiện như Anh Hùng rồi, nơi đây thuỷ bộ, tiến thoái thuận lợi rất phù hợp với ý tưởng của tiền nhân nhằm chống lại truy sát của nhà Nguyễn?
Người bố trí cho hậu duệ lánh đi mà không truyền lại, sợ khi bị trả thù người ở lại không chịu được cực hình mà khai ra người đã lánh đi? Chỉ có người ra đi được truyền lại gốc tích của mình, đó là cách dấu người thời xưa.
Tại sao Thượng tổ Nguyễn Công Tiến không ghi lại gốc của mình từ đâu di về Trà Phương, không ghi lại vợ thượng tổ tên là gì? hoặc thượng tổ đã dấu, hoặc mất đi không kịp truyền lại. Đó là huyền sử của họ NCTP nay chưa lý giải được? Có lẽ phải nhờ các nhà ngoại cảm mới lý giải được? Đó là nỗi đau của một dân tộc triều đại thắng trả thù bằng cách tiêu diệt hậu duệ của kẻ thua như lịch sử đã ghi từ triều Trần trở về đây? Dòng họ NC tất cũng ở vòng xoáy ấy, nên việc di cư và dấu cội nguồn là không có gì lạ.Đây là suy lý có sự góp ý của các nhà gia phả Việt nam.
Nhiều vấn đề còn là huyền sử của họ NCTP, nó ứng đến việc làm cây gia phả họ NCTP đến nay đã 21 năm vẫn chưa ưng ý, có phải chăng còn đợi hội nghị này?.
Xưa học trò của Khổng Tử hỏi Ngài (đại ý): Người chết có thiêng không? KT trả lời: Nếu ta nói người chết thiêng lắm thì cha mẹ chết có khi anh em tranh nhau xác để thờ, nếu ta nói chết là hết thì cha mẹ chết, con họ có thể quang xác ra ngoài đường, vậy bao giờ ngươi chết, ngươi sẽ biết. Tôi cho rằng lời của Khổng Tử rất có lý cho cuộc hội thảo này.
Loài người đang bước vào ngưỡng thiên niên kỷ thứ III văn hoá Đông – Tây có nhiều khác biệt nhưng không dân tộc lại không quan tâm đến dòng họ, nên ở các nước văn minh thì dòng họ lại càng được quan tâm xây dựng trở thành những “danh gia vọng tộc” có tầm quốc tế, chiếm những thị phần lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế & văn hoá… toàn cầu.`
Dòng họ có nhiều vấn đề lớn: đó là lăng mộ, nơi thờ cúng tổ tiên; là đoàn kết xây dựng họ lớn mạnh cả về vật chất và tinh thần, nhưng đáng quan tâm là gây quỹ khuyến học cho lớp trẻ có điều kiện học giỏi, để có nghề nghiệp phù hợp với thời đại đó là điều quan trọng để họ Nguyễn Công của chúng ta ngày càng lớn mạnh, là vinh danh tổ tiên theo đúng nghĩa của nó.
Kính chúc hội nghị thành công
Mùa xuân năm T. Mão
Nguyễn Công Kha đọc taị cuộc hội thảo ở Trà Phương ngày 8/7 năm Tân Mão (2011).
Một số vấn đề cần thận trọng khi đưa ra trong hội thảo về họ Nguyễn Công
1- Văn bản & truyền ngôn, di vật được lưu giữ hoặc do khảo cổ.
2- Cảm nhận & các phương pháp tâm linh.
3- Giám định AND.
Bài này được đăng trên trang: Các dòng họ – Nuitraphuong. Blog
***********************************************************************************
Ảnh phóng viên báo Tiền Phong Nguyễn Công khanh chụp ngày lễ chạp Tổ Nguyễn Công:
Mong anh em về đầy đủ
Cụ Nguyễn Công Hường (đời thứ 7) đọc khai mạc Đại lễ chạp tổ Nguyễn Công
Hậu duệ ngành 3
Đại diện xã, làng dâng hương
Trưởng họ NC Đông (hệ 9)
NC Thông ( hệ 8)
NC Thái (hệ 9) - Đồng Tử đọc lời tâm huyết nơi đất tổ Trà Phương
NC Hoa (hệ 8) & quan khách
NC Tuấn (hệ10) trưởng họ tương lai
Nc Thường (hệ 10) nhiệt tình với việc họ
Anh Trà Phương & Em Đồng Tử
NC Hiền (hệ 9)
GÁI HỌ NC
Lão bà Khỏa (hệ 8)
Lão bà Đồng Tử(hệ 8)
Chị em bà Liễu (hệ 8)
Nữ nhân Hệ 9
NC Minh ( hệ 10 chi 2)
NC Minh ( hệ 11) trưởng họ tuơng lai
Thông qua tộc ước ( NC Kha hệ 9)
Tất cả tươi như hoa ngày Đại lễ (ngày 10/3 năm Nhâm Thìn - 31/3/2012)
Nhất họ Nguyễn Công.
Trả lờiXóaSửa lại: Vũ Thị Ngọc Toàn.
Theo danh sách Trạng nguyên Việt Nam Nguyễn Công Bình đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Kiến Gia Thứ 3( Quí Dậu 1213 ) đời vua Lý Huệ Tông Ông là người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới, (huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Không biết có liên hệ nào với họ Nguyễn Công ở Hải Phòng không? Rất mong các con cháu ở các phả hệ tìm hiểu.
Trả lờiXóaTrân trọng
họ nguyễn công nhiều nhất là tỉnh Hà tĩnh,nghệ an,nam định,hải phong ,hà nội ,yên bái nhưng chưa có giá phá nào trên bảy trăm năm.tại sao vậy nhi?nguyễn công xã nghi xuân huyện nghi lộc tỉnh nghệ an cũng mới bước sang đời thứ 10
Trả lờiXóaChúng ta cần hợp tác đẻ tìm thấy côi nguồn, Công Anh nay ở đâu cho mình địa chỉ và điện thoại nhé!
XóaHọ Nguyễn Công ở Nghi Xuân Nghi Lộc là một phái của chi Bính là chi thứ 3 của họ Nguyễn Công Nghi Lộc. Đại tôn họ Nguyễn Công Nghi Lộc nằm ở Làng Cổ Đan, ven Sông Lam tính đến nay đã là 18 đời. Có 4 Chi lớn đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh.
XóaTheo tương truyền của những người cao tuổi trong dòng tộc thì cách đây khoảng hơn 200 năm, có nhiều người di dân vào nam và ra bắc, nghe đâu lập tự họ Nguyễn Công ở Hải Dương...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa