Chùa Trà Phương do Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn và các thân Vương nhà Mạc xây năm 1565, bà Ngô Thị Dĩnh sửa năm 1936- 1938.
Ảnh Nguyễn Công Kha - ngày 15 tháng 3 năm Nhâm Thìn.
Người Trà Phương (1) hướng về nhà Mạc
Ngày 20 tháng Quý Dậu năm Kỷ Sửu, họ Mạc tổ chức kỷ niệm 468 năm ngày mất của Mạc Thái Tổ tại làng Cổ Trai- Ngũ Đoan - Kiến Thụy - Hải Phòng. Đúng là ngày giỗ của đấng quân vương, hoành tráng, thiêng liêng. Lễ dâng hương của các chi họ Mạc từ bốn phương hội về, cờ hoa, lễ vật làm sáng cả vùng như có người xưa hiện hữu, như có những đoàn quân hùng tráng hiển hiện cùng đất trời.
Tôi cùng ông Nguyễn Công Hường và con trai Nguyễn Công Khanh cùng là người làng Trà mang những bông huệ ngát hương thơm dâng lên Mạc Thái Tổ với tấm lòng thành kính.
Chúng tôi gặp trưởng tộc Mạc Như Thiết, GS sử học Mạc Đường và đưa ra những ý kiến lịch sử về Mạc Đăng Dung có
liên quan đến công chúa làng Trà Phương. Giáo Sư nói: Bây giờ tôi mới nghe chuyện này. Ông cho
rằng cần phải đưa ra những sử liệu để đưa Trà Phương và vùng lân cận tạo thành Vùng văn hóa nhà Mạc mới đúng ý nghĩa lịch sử của Vương Triều Nhà Mạc, đúng với câu ca cổ: "Cổ Trai Đế Vương – Trà Hương Công Chúa".
Chúng ta cần tìm những tài liệu từ những lời kể của dân làng Trà Phương, văn bia… để thấy được sự đóng góp của Thái
Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn trong sự hưng thịnh của Nhà Mạc trong lịch sử. Tôi đã ghi âm được một số lời kể của các vị cao tuổi làng Trà và
tiếp tục ghi thêm lời kể một số lão làng vùng phụ cận để làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử liên quan đến Hoàng Đế và Thái Hoàng Thái Hậu đầu tiên của nhà Mạc.
Mong ước có cuộc hội thảo về vai trò củaThái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn trong lịch sử.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ông nội tôi hay đàm đạo với các cụ trong làng Trà như bà Tươm, ông Thấn, ông Cù, ông
Ban... là các lão làng Trà Phương ngày đó. Tôi mới hơn 6 tuổi hay đun nước, pha trà do vậy hay nghe được câu chuyện xưa, nay thấy tiếc làm sao, nếu có máy ghi âm
ghi lại thì biết được bao chuyện hay, đặc biệt là những chuyện liên quan đến nhà Mạc. Nay tôi nhớ lại chuyện như sau:"Cổ Trai Đế Vương – Trà
Hương Công Chúa"
Mạc Đăng
Dung khi trẻ đẹp trai, cao lớn và sức khoẻ hơn người, được Phạm Gia Mô (Thượng thư nhà Lê
quê Tú Sơn, Kiến Thụy) mời làm người hộ
vệ & gánh sách lên Thăng Long để làm việc.
Trong một chuyến lai kinh phải đến làng Trà đợi đò dọc,
ông Phạm vào nhà bạn học họ Vũ để đàm đạo. Đăng
Dung ở ngoài quán nước vợ nhà nho thấy từ sân
đình Trà Hương xướng tên người lên sới vật để lĩnh thưởng giải nhất, Đăng Dung hỏi bà: “Liệu cháu
vào vật thắng người đó có được lĩnh giải không?”. Bà nhìn Đăng Dung thấy cậu trai
trẻ to cao đẹp đẽ hơn người bèn hỏi lại: “anh to cao đấy nhưng có mẹo
không?”. Ý là anh cao to hơn người nhưng không
có miếng võ vật thì cũng bị người nhỏ quật ngã như khúc gỗ đổ mà
thôi. Nhìn ánh mắt của bà, Đăng Dung hiểu ý bà và hỏi lại: “nếu cháu vật thắng thì
bà tính sao?”. Bà không ngần ngại trả lời như thách đố: “nếu anh thắng, tôi
gả không con gái cho anh” bà vừa dứt lời, Đăng
Dung thấy cô gái trong nhà đi ra quán nước vẻ đẹp của
cô làm chàng ngẩn người, Đăng Dung đã đi khắp nơi, kể cả kinh
thành cũng không ai sánh bằng. Nghe tiếng trống giục, Đăng
Dung vội lao vào xới vật nếu không
sẽ lỡ cơ hội. Nhìn cô gái đẹp chưa bao giờ thấy và lời nói như thách đố của bà mẹ làm
Đăng Dung phấn khích vô cùng. Đăng Dung nhẩy ngay
lên sới vật xin thách đấu. Người chuẩn bị nhận giải nhất và
khán giả ngỡ ngàng vì người vô địch hình
thể có bề hơn Đăng Dung, đã nhiều năm không có đối thủ vì có
miếng vật độc đáo. Người vô địch hôm ấy cùng khán giả cùng vỗ tay rầm trời. Trong
ánh mắt mọi người, chắc chắn người khách lạ sẽ thua nhanh như bao chàng trai hám danh dám đấu với người vô địch nhiều năm ở sới vật này.
Hai bên theo trống giục, ra ràng đẹp như hai con
hổ đầy sức lực làm khán giả vỗ tay cổ vũ như vỡ mái
đình, xong màn trình diễn, hai đô vật cúi đầu chào khán giả. Hiệp một bắt đầu, hai bền vờn nhau để tìm miếng đẹp như hai chúa sơn lâm vờn tranh lãnh địa. Cả sới vật như nín thở, căng mắt nhìn
xem ai ra miếng trước, trong nháy mắt Đăng Dung dùng miếng “vét”
làm đối thủ ngã lấm lưng, trắng bụng. Sau vài tích tắc, sới vật như vỡ tung vì
điều kỳ lạ: người bách
chiến bách thắng mấy năm nay đã thua khách lạ. Hai bên bắt tay và
hiệp hai, nhanh như chớp đối thủ hạ mình
lao vào Đăng Dung dùng miếng “vét” nhưng Đăng
Dung né sang phải làm đối phương mất đà thuận theo Đăng Dung luồn tay bốc bụng đặt đối phương nằm ngửa giữa sới trong
tiến reo hò vang như lở đất trời. Đối phương đứng dậy bắt tay ôm
hôn Đăng Dung xin nhường giải nhất không cần đấu hiệp ba, xin quý danh và quê quán. Hai bên ôm nhau thắm thiết như hai bạn thân
lâu ngày mới gặp. Ngay lúc đó, người hầu truyền lệnh Đăng
Dung phải lên đường. Đăng Dung chỉ kịp chào bạn võ,
chào khán giả, không kịp lĩnh giải & tạm biệt bà hàng nước, nhưng thấy bóng hồng thấp thoáng
trên bến đò khiến lòng Đăng Dung da diết khôn tả. Trên
thuyền, quan họ Phạm giục đò đi nhanh mà lòng Đăng Dung muốn đi thật chậm để nhìn bóng hồng trên bến đò, Đăng Dung tưởng như người đang vẫy tạm biệt mình!
Sau chuyến lai
kinh trở về Trà Hương mong được gặp bà hàng nước, lòng ông như mở cờ, nhưng nghĩ
đến phận mình liệu nhà nho danh giá ấy có theo lời vợ không?
Đò dọc cập bến Trà, Đăng Dung vội nhẩy lên bờ, vái xin họ Phạm được về sau, quan đồng ý cho Đăng Dung ở lại Trà Hương. Lòng
ông mừng vui khôn tả khi gặp bà chủ quán,
bà chủ tươi cười chủ động nói: Anh sợ tôi sai lời hứa chăng?
Ông nhà tôi đang đợi anh trong nhà. Đăng Dung cười tươi không
nói nên lời, xin bà chén nước rồi mạnh dạn bước lên thềm, thấy bóng hồng thấp thoáng
ở vườn chè. “Anh lai kinh về có vui
không?” Đăng Dung giật bắn người, thấy thầy đồ đang đón mình ngoài cửa. Ông mời Đăng
Dung ngồi xuống tràng kỷ, uống chén
rượu nhỏ và nhẹ nhàng nói: Vài lần trước tôi
nghe họ Phạm nói về anh, nay thật xứng danh,
tôi nói với nhà tôi phải giữ đúng lời đã hứa với anh.
Đúng như lời hẹn, trai
tài gái sắc nên duyên vợ chồng. Lần lai
kinh tiếp theo Đăng Dung đỗ Trạng võ.
Vua Lê bổ làm quan Đô Lực Sĩ, Đăng Dung đưa vợ Vũ Thị Ngọc Toàn
lên kinh. Bà là người tài giỏi, đức hạnh nên được hoàng hậu nhà Lê cho dạy các công chúa. Do công lao của bà mà
các công chúa trưởng thành theo đúng lễ giáo của người xưa .
Hoàng hậu tấu với vua Lê nhận bà làm con nuôi và đương nhiên
bà trở thành Công Chúa. Trước khi Mạc Đăng
Dung làm vua đồng dao vùng Dương Kinh có câu ca: "Cổ Trai Đế Vương – Trà
Hương Công Chúa" đến bấy giờ đã linh
ứng. Sau này bà được Nhà Mạc phong
làm Hoàng Hậu rồi phong làm Thái Hoàng Thái Hậu.
Chuyện ông nội tôi kể cho
nghe khi nhỏ, nay đã cao niên thấy tâm đắc vì nó
phản ánh đời sống thật của con người vùng đất Dương Kinh cách đây hơn 400 năm mà tôi thấy như mới hôm
qua.
Trà Phương mùa thu năm Kỷ Sửu - Nguyễn Công Kha.
(1) Năm 1813 nhà
Nguyễn đổi Trà Hương là Trà Phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét