16 thg 4, 2012

CHÙA TRÀ PHƯƠNG NHỮNG NỖI BUỒN

             Ngày rằm tháng Mùi hàng năm là ngày giỗ Thái Hoàng Thái Hậu nhà Mạc Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà.

            Ngày rằm tháng Mùi năm Tân Mão tôi về dâng Người: hương, hoa huệ, ngũ quả, thấy trên ban thờ có đĩa xôi lớn, gà luộc nguyên con, hai bình hoa đã úa, lòng tôi thấy buồn. Khoảng 11 giờ xuống nhà tạo lễ thấy quan viên trong làng đã dùng bữa cơm chay đang ra về, vào trong nhà tổ thấy ni sư không rõ pháp danh đang lớn tiếng mắng các tÝn ®å già: "sắm lễ không đúng, mà phải sắm một mâm cúng mặn, thịt phải thái chứ để nguyên miếng ai mà hưởng được…", lời lẽ nặng nề, các già hai tay chắp, một điều con, hai điều con thật là tội nghiệp, lại thêm buồn.
         Những phật tử là nông dân nhờ cụ Hồ xóa nạn mù chữ mà biết chữ, kinh sách ai dạy đến nơi đến chốn? lại nghèo nên lễ nghi chắc không thể bài bản?        
        “ Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”, với ý nguyện cứu vớt chúng sanh đang bị vùi dập dưới những ngọn sóng Tham-Sân-Si, ngụp lặn trong biển sanh tử luân hồi, hay đang kêu la gào thét trong nhà lửa tam giới đầy bi kịch. Chính vì vậy mà sau khi chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội bồ đề, Ngài đã đem giáo pháp ấy làm phương tiện đả thông bao sự mê mờ của chúng sanh, mở tung bao cánh cửa u minh, đem ánh sáng hạnh phúc cho muôn loài. Ngài là bậc Y Vương vì Ngài tùy bệnh mà cho thuốc. Lòng từ bi của Ngài không phân biệt người giàu sang hay cùng cực. Từ Bà La Môn, Sát Đế Lợi, cho đến Phệ Xá, Thủ Đà La thuộc giai cấp quyền quý, hay những bậc Quốc Vương thống nhiếp thiên hạ, cho đến những người bần cùng khốn khổ thuộc giai cấp thấp nhất của xã hội Ngài đều hóa độ tất cả những ai có duyên gặp Ngài. Để đối trị với tám vạn bốn ngàn trần lao nghiệp chướng của chúng sanh, Ngài đã có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu học. Trong đó Nhẫn Nhục là pháp môn giúp cho hành giả đoạn trừ lậu hoặc một cách hoàn hảo, diệt trừ ngả chấp một cách rốt ráo và cuối cùng là đưa đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.
          Phật tử đã nhẫn, ni sư ấy có ngộ ra hành vi của mình không đó là cả  một quá trình tu thân…Xử sự với một số tín đồ đã nhẫn và một số dân chưa ngộ được đạo Phật đã có nhiều lời không phải với ni sư âu cũng là nghiệp. Giáo pháp của đạo Phật sẽ đả thông bao sự mê mờ của chúng sanh, mở tung bao cánh cửa u minh, đem ánh sáng hạnh phúc cho muôn loài trong đó có ni sư ấy và bao chúng sinh làng Trà.

     
 Căn cứ vào §¹i ViÖt sö ký toµn th­: Năm 1541 Th¸i th­îng Hoµng Mạc Đăng Dung qua đời Thái Hoàng Thái Hậu quy đạo Phật, nhiều nguồn sử liệu đều thống nhất ca tụng Thái Hoàng Thái Hậu “là bậc thánh mẫu của thánh triều, chính vị Đông trào, hóa thành Nam quốc, sánh đức thánh thiện Đồ Sơn – nhà Hạ” (Văn bia thời Mạc ghi việc trung tu chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn).
            Như vậy người đã theo đạo Phật cho nên giỗ Người phải theo đạo Phật chứ không thể cúng mặn? Việc giỗ Người nhà sư
ph¶i cùng dân làng lo giỗ Người cho phải đạo. Chắc rằng công lao đức độ của Người còn hơn nhiều người đang bước vào cõi tu hành.
          Năm 2007 chùa Trà Phương được nhà nước công nhận là "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia" có kiến trúc thời nhà Mạc, nhà Nguyễn là danh thắng xứ Đông.
           Lòng tôi mong rằng chùa làng Trà sẽ có nhà sư đạt bậc Chính Đẳng Chính Giác người giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ, để giáo hoá dân làng Trà mau giác ngộ  theo đạo Phật để tu thân, hiểu nguồn gốc của chùa làng để bảo vệ, tu bổ… cho xứng với công lao của các bậc tiền nhân với danh thắng của xứ Đông.
            Lòng riêng tôi kính yêu Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ vì công lao, đức độ của Người đối với dân vùng Bắc Việt nói chung và làng ta nói riêng, xin gửi đến các tín chủ làng Trà vài điều tâm đắc, mong sao mọi chúng ta được đức Phật soi sáng trong cõi đời này, nếu có gì không đúng xin được các phật tử lượng thứ.
             Đình Trà phương nơi thờ Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn và Hoàng Đế Mạc Đăng Dung biết bao giờ mới được phục dựng để thờ phụng cho xứng với công lao của Người? 



            Trà Phương, ngày rằm tháng Mùi, năm Tân Mão - Nguyễn Công Kha.


                     Chùa Trà 2008, ảnh Nguyễn Công Khanh phóng viên báo Tiền Phong

XÂY LẠI CHÙA TRÀ PHƯƠNG CÓ NÊN KHÔNG?

Chùa Thiên Phúc, tên cổ chùa bà Đanh, diện tích khoảng 6 mẫu, sử Việt có ghi: tại Trà H­ương, Trà Hương tổng, Nghi D­ương huyện có chùa bà Đanh. Trước 1565 Bà Đanh tự do người Chăm tù binh của nhà Lý bị an trí tại Trà Phương xây, vị trí ở phía Tây của làng ven lối sang trang Du Lễ
 Năm 1565 Nhà Mạc chuyển xây dựng tại địa điểm hiện nay, đổi tên là Thiên Phúc tự. Còn ghi lại ở bia chùa:
Bia tu tạo Bà Đanh tự
Thái Hoàng Thái Hậu
Khiêm Thái Vương cúng 10 lạng bạc. Lị Vương, Thuận Vương cúng 5 lạng bạc. Vinh Quốc thái phu nhân 9 lạng 5 tiền. Tĩnh quốc thái phu nhân 10 lạng. Bảo gia thái trưởng công chúa tiền 10 quan. Phúc Nghi thái trưởng công chúa 1 lạng 8 tiền. Thọ Phương thái trưởng công chúa 2 lạng 8 tiền. Phúc thành thái trưởng công chúa. Sùng Quốc công 5 lạng. Văn Quốc công 9 lạng 5 tiền Ninh Quốc công 2 lạng, Triều Quận công 1 lạng. Phú Quận công 1 lạng. Trịnh Quận công gỗ lim 2 cây. Ngạn Quận công 1 lạng. Khang Quận công 1 lạng. An Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Vị Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Dương Quận công 1 lạng. Tuy Quận công 1 lạng, Thanh Uy hầu 1 lạng. Dựng bia ngày 26 tháng 8, năm Thuần phúc sơ niên 1565)

 Ruộng tín thí:
Ngày 8 tháng 10 nhuận năm Bính Dần, Thái Hoàng Thái Hậu có ruộng của bản điện được cấp và mua mới tất cả là 1 mẫu 9 sào cúng vào chùa Bà Đanh làm của Tam Bảo. Kê: Một mảnh xứ Ngoại Tổ Cội 1 mẫu 9 sào tại xã Lan Ổ, huyện An Lão: Phía Đông gần ruộng của cố Hương La hầu Vũ Trụ, Tây gần ruộng An Lộc bá Vũ Du Mỹ, Nam gần chằm, bắc gần đường. Phần trên có bia ruộng cúng tiến làm của Tam Bảo, giao cho chùa để tiện cày cấy và khói hương thờ Thánh. Nếu ai mai táng lên ruộng, phá hoại ruộng di chuyển bia ruộng đều bị chư Phật chiếu xét, tru di ba đời. Nay thề nguyện.
Bia khắc năm 1566 khổ 0,65 x1,10 m, hai mặt có khoảng 300 chữ Nho. Chạm mặt Trời, rồng chầu, dây leo, cánh sen.(1)
Theo văn bia dựng năm Thuần phúc sơ niên (1565) Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ người làng Trà, cùng các thân vương nhà Mạc hưng công xây chùa. Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Hương huyện Nghi Dương xứ Hải Dương, nay là thôn Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyn Kiến Thụy, T P Hải Phòng.  Xưa đứng về đỉnh núi Chè nhìn xuống cánh đồng Hương thấy rõ hình chiếc lược ôm lấy gương tròn và con dao nhỏ. Thế đất ấy, theo các nhà phong thủy giải thích làng Trà Phương thường sinh con gái có nhan sắc, đức hạnh. Thái Hoàng Thái Hậu vợ của vua khai sáng nhà Mạc sinh ra ở đất này và câu đồng dao cổ: “Cổ trai Đế Vương, Trà Hương Công Chúa” chứng minh thuyết phong thủy trên.
Sử liệu chính thống hiện không có thông tin gì về bà, nhưng sử liệu điền dã và nhất là bia thời Mạc nói về bà rất nhiều. Hai nguồn sử liệu này đều thống nhất ca tụng vị Thái Hoàng Thái Hậu này “là bậc thánh mẫu của thánh triều, chính vị Đông trào, hóa thành nam quốc, sánh đức thánh thiện Đồ Sơn (nhà Hạ)” Dân vùng Kiến Thụy, An Lão nay còn truyền dải đất ven đầm từ trang Tiên Cầm đến Kỳ Sơn tục gọi là giải yếm bà Chúa là ruộng Thái Hoàng Thái Hậu ban cho dân Trà Phương. Riêng về việc bà đứng hưng công xây mới, sửa chữa chùa chiền, cầu quán, chợ búa còn khá nhiều như chùa Sùng Quang xã Do Nghi huyện Vĩnh Lại, chùa Thánh Thọ xã Hoàng Trạch huyện Cẩm Bình, chùa Sùng Ân xã Thọ Lão huyện Phù Tiên, chùa Bảo Thúc xã Thái Khê huyện Yên Hưng, chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn, chùa Báo Ân xã An Chiểu huyện Phù Tiên, chùa Phổ Chiếu xã Văn Lan nay là thôn Văn Hòa, chùa Thiên Phúc Tự, xã Trà Hương nay là thôn Trà Phương, chùa Thiên Phúc Tự
ở Nan Liểu nay là Hòa Liễu xã Thuận Thiên, chùa Trúc Am thôn Du Lễ đều thuộc huyện Kiến Thụy; chùa Hà Lâu xã Đông Minh nay là thôn Đông Ninh, chùa Minh Phúc và cầu Quán ở xã Cẩm Khê nay là thôn Cẩm Khê đều thuộc huyện Tiên Lãng.
Số tiền, ruộng bà cúng cho các nhà chùa không nhiều, nơi ít nhất là 10 quan tiền như chùa Báo Ân xã An Chiểu, nơi nhiều nhất là chùa, cầu, quán xã Cẩm Khê do bà hưng công, sau lại mua cho xã 5 mẫu ruộng trị giá 120 lạng bạc.

Chùa có nhiều hiện vật, văn hoá nhà Mạc, nhà Nguyễn, hệ thống t­uợng Phật đ­ược tạc khắc rất tinh sảo, đặc biệt có hai pho t­ượng đá xanh tạc Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái Hoàng Thái Hậu Thị Ngọc Toàn nay thờ ở bên phải, bên trái thờ Tam toà Thánh Mẫu. Phía Đông là nơi thờ tổ trong đó có thờ một vị quan nhà Mạc chồng bà Dĩnh có công xây chùa.
 Năm 1936 - 1938 bà Ngô Thị Dĩnh người làng Trà cùng chồng là Giám đốc đài thiên văn Phù Liễn (người Pháp) hưng công vạn bạc sửa chùa nên có thêm kiến trúc thời Nguyễn.
Bằng tiền của mình nhưng hai người vẫn khiêm nhường, xây lại chùa nguyên trên nền cũ do Thái Hoàng Thái Hậu và các thân vương nhà Mạc đã dựng từ xưa.
 Đầu thế kỷ XXI hoà thượng Thích Quảng Mẫn dùng tiền của thập phương đảo ngói, tô tượng, lát nền... tôn thêm vẻ đẹp của chùa. Năm 2007 nhà nước công nhận là: "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia". Tôi tham quan nhiều chùa ở Việt Nam, thấy chùa làng Trà đẹp, nhất là tượng và đồ thờ, lại mới được trùng tu kiến trúc còn tốt.
Ôi nước tôi,  biết bao ngôi chùa miếu cổ thâm nghiêm đã bị người nay xâm phạm, chùa làng tôi là: "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia" liệu có bị hủy hoại như nhiều di tích được thông tin đại chúng đưa không? Chùa làng tôi đang bị uy hiếp, tôi nghĩ đến ý tưởng của một số người thật hãi hùng như vừa qua cơn ác mộng. Tôi thiết nghĩ không thể ai tự ý phá chùa cổ xây chùa mới, Tiền đó có thể để sửa những chùa khác đang xuống cấp, tiền của phật tử chứ không của riêng ai, chớ ngộ nhận mà dùng cho ý đồ riêng “như dấu ấn với thiên hạ” ý đồ ấy đã đi ngược lại với tư tưởng của đức Phật?
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Đông ÁĐông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại , thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo.
Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Tại sao có người muốn phá chùa cổ, xây chùa mới hoành tráng hơn. Liệu có đạt được kiến trúc chuẩn mực không? Hay lại lòe loẹt đến mức sơn màu lòe loẹt cho các pho tượng… ở chùa Thiên Phúc ở Hòa liễu cùng huyện. Nay một số người muốn phá chùa cổ để xây mới về phía Đông, hướng Nam và Tây đã xây tường đá cao, một số người nói trông như trại gi… vì họ cho rằng chùa phong cảnh phải hài hòa với thiên nhiên chứ không “đá hoá”, liệu bờ rào phía Bắc họ có định “đá hoá” không? Thật sợ nếu họ dám làm?
Thật đáng sợ họ đang dùng tiền và sức của thập phương thay đổi kiến trúc, cảnh quan của chùa Trà.
Ai đã đề xuất, phê duyệt việc làm trên?
Liệu họ có hiểu về thuyết phong thủy?
Liệu họ có hiểu chùa Trà là "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia" việc xây sửa chùa này cần những thủ tục pháp lý gì?
Xét về phong thủy người xưa đã không dám để cổng vào chính giữa cửa chùa chính, vì sát khí hướng Tây rất lớn, phía Đông sau chùa có 3 ao theo chiều Đông - Tây hình như con dao, ao sát chùa rất sâu có phải do thời Lê - Trịnh đào để triệt Mạc như các cụ kể.
Do vậy chỉ nhà sư chân tu mới trụ trì được chùa này?.
 Tại sao thế kỷ XX tại chùa này có nhiều người chết bất thường, người trần không lý giải hết?.


Trà Phương Tiết Thanh Minh năm Nhâm Thìn  – Nguyn Công Kha.
(1)- Văn bia thời Mạc - Phó giáo sư,tiến sĩ Đinh Khắc Thuần.
 Hai bài trên được đăng trên Nuitraphuong. Blog
*************************
Luật di sản văn hóa, một số điều liên quan đến việc động thổ xây chùa Trà
Điều 10: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Điều 34: Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Điều 35: Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng. Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
Điều 36
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Điều 37
1. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
2. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin.
Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ nguyên trạng di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa - thông tin phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
3. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí thăm dò, khai quật do Chính phủ quy định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét