22 thg 3, 2012

THƯƠNG QUÁ NGƯỜI SỐNG Ở THỦ ĐÔ

Không khí Hà Nội 'bẩn hạng nhất châu Á'

Ảnh: Đông A

Dân Hà Nội như hoa Hải Đường.
Khí càng ô nhiễm lại càng đẹp thêm



Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á, hàm lượng bụi cao gấp nhiều lần mức cho phép, các chuyên gia nước ngoài khẳng định.
> Hiểm họa chết người từ không khí bẩn
> Thủ phạm số 1 gây ô nhiễm không khí

"Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á", ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies nước Pháp cảnh báo.

ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng

Theo ông Jacques Moussafir, nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.

Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải độc hại như SO2, NOx.

"Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới", ông Moussafir cho biết trong hội thảo về môi trường đô thị diễn ra hôm qua.

Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.

"Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội. Các nguồn gây ô nhiễm khác là hoạt động từ làng nghề tái chế, khu vực xây dựng", ông Nguyễn Văn Thùy, quyền giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường nhận định.

"Nếu không có biện pháp giảm thiểu, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ tăng lên tới 200 mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới", ông Jacques Moussafir lưu ý.
(Hương Thu, KHOA HỌCThứ năm, 22/3/2012, 11:15 GMT+7)

Thương quá những người đang sống ở Thủ Đô nhất là những người lao động, người di chuyển không bằng oto, họ đã phải hít không khí ô nhiễm đến vậy như?
Tiền chi cho khám chữa bệnh về hô hấp…, tắm giặt… những người trên phải chi bao nhiêu cho một tháng.
Người xưa đã nhận thức nhịn ăn mươi ngày, nhịn uống dăm ngày chưa chết, nhưng nhịn thở năm phút chắc chết. Như vậy khí lành quý biết chừng nào? Thế mà dân thủ đô đã cùng nhau làm bẩn thứ quý của mình.
Xưa thích tới Hà nội cả bốn mùa, nay mùa hè sợ không dám đến Hà Nội.
Ta bảo Ta có hệ IQ cao sao không làm cho không khí Hà Nội lành như xưa.
Người xưa quý gió, quý nước lắm nên đã đúc kết thành thuyết, thế mà nay ta không cần đến nó.
Ta mới được bao năm, không học cái quý của người xưa chắc dân nghèo Hà Nội sẽ khổ bởi thứ mà nhịn năm phút có thể chết. Họ không chết ngay nên họ chưa sợ, nhưng họ sẽ chết từ từ và khi lâm bệnh, họ có thể hết gia tài vì chữa bệnh rồi họ mới về nơi an nghỉ.
Ai có thể làm cho khí Hà Nội lành, không chỉ là dân, mà các vị thượng thư dùng oto bằng tiền thuế của dân nên tránh được ô nhiễm, nếu họ đi lại như dân may ra khí hà Nội mới có thể lành như xưa?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét