TRÀ PHƯƠNG- NHÀ MẠC
XÃ HỘI
(81)
BUỒN.
(35)
SUY TƯ
(33)
TRÀ PHƯƠNG và NHÀ MẠC
(31)
DI SẢN VĂN HÓA
(27)
BUỒN
(20)
GIA ĐÌNH
(19)
THỜI SỰ
(19)
LỊCH SỬ
(17)
HỌ NGUYỄN CÔNG - TRÀ PHƯƠNG
(12)
CƯỜI
(11)
VUI
(11)
HỌ NGUYỄN CÔNG
(8)
SỨC KHỎE
(8)
DU LỊCH
(6)
TÔN GIÁO
(5)
BỐC
(4)
GHEN
(4)
PHÁP LUẬT
(3)
XA HOI
(3)
văn hóa
(3)
KINH TẾ
(2)
MÊ
(2)
19 thg 5, 2011
HỌ NGUYỄN Ở VIỆT NAM & HỌ NGUYỄN CÔNG Ở TRÀ PHƯƠNG & ĐỒNG TỬ
1/ HỌ NGUYỄN Ở VIỆT NAM
Nguyễn (chữ Hán: 阮) là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này.[1][2] Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Trung Quốc (Ruan) dù ít phổ biến hơn. Chữ "Nguyễn" có nghĩa gốc là tên của một nhạc cụ cổ xưa. Trong tiếng Hán, chữ Nguyễn được phiên âm là Ruǎn (tiếng Quan Thoại) hoặc Yuen (tiếng Quảng Đông), và được viết là 阮
Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này.Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện mang nhiều người đến với họ Nguyễn.
Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.
Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc. Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt.
Một số nhân vật nổi tiếng
Nguyễn Bặc: Công thần khai quốc nhà Đinh Nguyễn Cảnh Chân: danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần Nguyễn Cảnh Dị: danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí: Công thần khai quốc nhà Hậu Lê, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Quyện, danh tướng nhà Mạc, Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn đầu tiên .Nguyễn Hữu Cảnh, quan của chúa Nguyễn, có công mở cõi miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Thoại ,Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh nghi họ Hồ), Nguyễn Văn Thiệu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Linh: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Sơn: Lưỡng quốc tướng quân, Nguyễn Chí Thanh: tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam….
Trạng nguyên Việt Nam:Nguyễn Hiền: Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trực, Lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư, Nguyễn Lượng Thái, Nguyễn Xuân Chính, Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Đăng Đạo. Nguyễn Thiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Vua Nguyễn : Nguyễn Ánh. Nguyễn Phúc Đảm,
2/ HỌ NGUYỄN CÔNG Ở TRÀ PHƯƠNG & ĐỒNG TỬ
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: làng Trà Hương đã có trước thời Lý, năm 1813 nhà Nguyễn thấy chữ Hương là phạm huý nên đổi thành Trà Phương. Có lẽ ven núi Trà, núi Đối là vùng đất cao hơn so với mực nước biển, nên người tiền sử đã dựa vào để sinh sống, xưa nghề sống chính của họ chắc là chài lưới, dân cư thời tiền sử có thể chưa hẳn là người Kinh ? họ thuộc hệ dân Đa Đảo sống trên thuyền, kiếm sống trên biển Bắc bộ, xung quanh hai núi Trà, Đối là nơi họ dừng để tránh bão, rồi họ lại trôi nổi theo thuyền đi khắp bốn phương trời vì lúc đó chưa có “ hộ khẩu, hoặc biên giới” để quản lý họ. ĐVSKTT ghi nhà Lý đánh thắng người Chăm (1070) đã bắt họ làm tù binh khi trở về Thăng Long, an trí họ ở Trà Hương, họ đã dựng nơi thờ thánh của họ tại Mả Đò vùng đất cao, xưa là cửa biển, họ đã hoà đồng với người Việt như thế nào? nhưng chắc họ là dân đi biển nên họ đã trốn về nam để lại đền thờ không còn người thực hiện nghi lễ tôn giáo nên dân Việt gọi là “chùa bà Đanh” và câu: vắng như chùa bà Đanh xuất hiện từ việc này chăng?
Nữ người Chăm rất đẹp, nên thời Lý vua có chiếu cấm các quan lấy gái Chăm đề phòng họ làm nội gián vì thời này hai dân tộc này là kẻ thù. Người lai thường đẹp và thông minh. Có phải chăng Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ là hậu duệ của Việt – Chăm ?
1527 – 1592 Trà Phương là vùng đất Dương Kinh nhà Mạc, Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà lấy vua Mạc Đăng Dung được phong là Thái Hoàng Thái Hậu đầu triều Mạc. Năm 1592 nhà Mạc chạy lên phía Bắc người làng Trà sợ nhà Lê trả thù đã chạy theo. Khảo sát các họ ở Trà Phương đến nay không quá 12 đời, có thể dân vùng này đã theo Tây Sơn nên 1802 nhà Nguyễn thống trị Việt nam, sợ trả thù nên người làng Trà lại di đi?
Họ NC tại huyện Kiến Thuỵ trú tại 4 làng: Trà Phương đến nay đã được 11 đời; Cổ Trai; Kim Sơn; Chiếng ( từ Kim Sơn di đến) không quá 7 đời, (nay chưa thấy mối liên hệ các họ này với nhau).
A/ Họ Nguyễn Công ở Trà Phương
Theo tổ tiên họ Nguyễn Công ở Trà Phương truyền lại Thượng tổ Nguyễn Công Tiến là tướng lĩnh của nhà Quang Trung, triều đại này bị nhà Nguyễn trả thù khốc liệt, nên Ngài đã di từ Hà Tĩnh ra Trà Phương hậu duệ đến nay được 11 đời. Theo khoa học thì họ Nguyễn Công đến Trà Phương cách nay khoảng 200 năm cộng trừ 20 năm, như vậy ứng với sự lên ngôi của Nguyễn Ánh 1802. Tổ sinh được 3 trai: trưởng Nguyễn Công Đạt, thứ Nguyễn Công Trình, út Nguyễn Công Sự. Trưởng Nguyễn Công Đạt sợ liên luỵ thay đệm hậu duệ là Đình năy là Văn, ngành thứ Nguyễn Công Trình vẫn giữ đệm Công, ngành út Nguyễn Công Sự gia phả bỏ trống.
B/ Chi họ Nguyễn ở Vàng Xá An Lão
NV Hỷ ở Vàng Xá khoảng nhưng năm 1960 đã về nhận họ Nguyễn Công ở Trà Phương, xác định là họ Nguyễn ở Vàng Xá nghành thứ III tổ là NC Sự giỗ 20/5 & NG Thị Kha giỗ 20/6 đã di cư đến Vàng Xá từ đời thứ 5 NC Chăn, nhưng đời thứ 3 & 4 không xác định dược danh tính. NV Hỷ khi còn sống vẫn về cúng tổ hàng năm, NV Khánh (đời thứ 9) noi gương cha ngày 13/3 hàng năm vẫn lòng thành kính về giỗ Tổ tại Trà Phương
C/ Một số truyền ngôn về họ Nguyễn Công ở Đồng Tử
Nguyễn Công Hậu gọi Thượng tổ Nguyễn Công Tiến là ông nội làm chánh tổng Trà Phương là người nổi tiếng về học thuật, giàu của & có thế lực trong vùng, có phải Ngài lo cho sự truyền đời của họ Nguyễn Công mà đạo diễn cho cháu họ Nguyễn Công Phác di đến Đồng Tử. Ông nội tôi Nguyễn Công Cán kể: Nguyễn Công Hậu đi lên tỉnh Hải Dương qua đò Vọ thì người đi trước ngựa đi sau đến Đồng Tử nghỉ chơi rồi mới lên Hải Dương, chuyện quan xong về Đồng Tử nghỉ rồi mới qua đò Vọ về Trà Phương. Có phải chăng đây là nơi sinh sống của cháu Nguyễn Công Phác gọi mình bằng bác, cháu Nguyễn Công Chỉnh & Nguyễn Công Thuỵ gọi mình bằng ông bác. Nay ta đến đò, núi Vọ, Đồng Tử còn thấy mênh mang sông nước thì cách nay gần 200 năm vùng này hoang vu, huyền bí biết bao, mà Nguyễn Công Phác dám di đến sống ở vùng này ví như Anh Hùng rồi, nơi đây thuỷ bộ tiến thoái thuận lợi rất phù hợp với ý tưởng của tiền nhân nhằm chống lại truy sát của nhà Nguyễn?
Người bố trí cho hậu duệ lánh đi không truyền lại, sợ khi bị trả thù người ở lại không chịu được cực hình mà khai ra người đã lánh đi. Chỉ có người ra đi được truyền lại gốc tích của mình. Tại sao Thượng tổ Nguyễn Công Tiến không ghi lại gốc của mình từ đâu di về Trà Phương, hoặc hậu duệ đã dấu khi mất đi không kịp truyền lại. Đó là nỗi đau của một dân tộc triều đại thắng trả thù bằng cách tiêu diệt hậu duệ của kẻ thua như lịch sử đã ghi từ triều Trần trở về đây? Dòng họ Nguyễn Công tất cũng ở vòng xoá ấy.
Căn cứ bản gia phả & văn tế ngày 13/3 kỵ thượng tổ NC Tiến, (tiếc rằng gia phả & văn tế bị mất khoảng năm 1999, may đã dịch và vẽ cây phả hệ vào năm 1990). Hai ngành I & II định cư tại Trà Phương nên xác định được liên tục các thế hệ đến 2011 đã được 11 đời. Bảng dưới đây được khảo sát ngành I; ngành thứ II chi thứ và chi NC Chỉnh họ – Đồng Tử.
E/ Sự phát triển của họ Nguyễn Công ở Đồng Tử (chưa được đầy đủ)
Họ NC tại Đồng Tử nhà thờ xây 5 gian gỗ lim từ 1856, nay hậu duệ khoảng đinh, có truyền: Họ từ Trà Phương đến Đồng Tử, trước 1945 còn về giỗ tại Trà Phương, gia phả đã ghi được đến nay là đời thứ 9, nếu có sự di chuyển từ Trà Phương đến Đồng Tử có thể là nghành thứ 3 NC Sự di cư từ đời thứ 4 NC Phác sau đó đã đưa hài cốt của mẹ đời thứ 3 là vợ NC Tự táng ở chân núi Vọ?
F/ Một số vấn đề cần thận trọng khi đưa ra trong hội thảo tới đây:
1/ Họ Nguyễn Công ở Đồng Tử có những tài liệu vật thể & phi vật thể nào để xác định là nguồn từ họ Nguyễn Công ở Trà Phương?
2/ Về khoa học có phải giám định AND?
2/ Nghĩa Hán tự của các chữ: Công Sự( ) và Công Tự
( ), nếu không trùng nhau thì có thể đây là bố con chứ không phải 1 người?
Căn cứ vào đó ta sẽ xác định ngôi thứ đúng, nếu không chúng ta có tội với tổ tiên, vì một số họ cũng chỉ vì mục đích cá nhân mà làm mất đoàn kết, phỉ báng tổ tiên.Qua tài liệu, giác quan thứ sáu và linh ứng của cổ nhân của họ Nguyễn Công chúng ta cùng nghiên cứu để xác định được sự liên quan giữa các họ Nguyễn Công . Mong mọi sự tốt lành đến với chúng ta.
Đây là mộ số suy nghĩ của tôi nếu chưa đúng xin được quý vị lượng thứ!
Mùa xuân năm T. Mão - Nguyễn Công Kha
Bài này có sử dụng tài liệu của Wikia và được đăng trên trang: Các dòng họ - Nuitraphuong. Blog
HỘI ĐỒNG GIA TỘC NGUYỄN CÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o---------
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC NGUYỄN CÔNG
Điều 1: Tên và trụ sở
- Tên: Hội đồng gia tộc Nguyễn Công Trà Phương
- Ngày giỗ: Thượng tổ Nguyễn Công Tiến13/3 âm lịch.
- Trụ sở của Hội đồng đặt tại Trà Phương Thuỵ Hương, Kiến Thuỵ, Hải Phòng.
- Biểu tượng:
Điều 2: Tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội đồng
- Hội đồng gia tộc Nguyễn Công là một tổ chức tập hợp những người có huyết thống của thượng tổ Nguyễn Công Tiến đến Trà Phương khoảng năm 1790, là tổ chức phi lợi nhuận, trên cơ sở tôn trọng các quy phạm đạo đức, luật pháp Việt Nam.
- Hoạt động của Hội đồng gia tộc Nguyễn Công trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng và củng cố mối liên hệ giữa các cư dân họ Nguyễn Công cũng như những người có nguồn họ Nguyễn Công, với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Giúp đỡ nhau tìm hiểu lịch sử, truyền thống họ Nguyễn Công và tôn vinh những giá trị, bản sắc tốt đẹp của dòng họ.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống và phát huy lòng yêu nước cũng như truyền thống dòng họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo vệ các quyền lợi hợp pháp về tinh thần, vật chất, đạo đức của các công dân họ Nguyễn Công theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Tổ chức của Hội đồng
Hội đồng gia tộc Nguyễn Công gồm:
A/ Thường trực hội đồng:
Thành phần:
Chủ tịch, 4 phó chủ tịch đại diện cho chi I: 1, II: 1, chi III: 2 (nhánh Vàng Xá: 1, nhánh Đồng Tử), 9 uỷ viên chi I: 2, chi II: 2, chi III: 5 ( Vàng Xá :2, Đồng Tử :3)
Chức năng, nhiệm vụ:
B/ Trưởng tộc: đương nhiên Nguyễn Công Đông
Chức năng, nhiệm vụ:
C/ Ban thư ký, nghiên cứu lịch sử, truyền thống và di sản dòng họ :
Thành phần:
7 thành viên, có 1 trưởng ban và 3 phó ban, mỗi chi 2, chi III :3
Chức năng, nhiệm vụ:
D/ Ban đối ngoại và lễ tân
Thành phần: 7 thành viên có 1 trưởng ban và 3 phó ban: mỗi chi 2, chi III :3
Chức năng, nhiệm vụ:
E/ Ban kinh tế - Tài chính
Thành phần: 7 thành viên có 1 trưởng ban và 3 phó ban: mỗi chi 2, chi III :3
Chức năng, nhiệm vụ:
- Thu, chi các nguồn tiền, vật chất được tạo ra từ việc họ, mở sổ sách thu chi theo pháp lệnh kế toán Việt Nam. Tất cả thu, chi được quyết toán cụ thể bằng văn bản niêm yết công khai và gửi cho các chi trước 10 giờ sáng ngày 13/3 hàng năm..
- Tổ chức thu chi, sắm lễ, tạo soạn cỗ cúng Thượng tổ Nguyễn Công Tiến vào ngày 13/3 âm lịch chỉ sử dụng tiền góp giỗ tổ hàng năm. Tất cả thu chi được quyết toán cụ thể bằng văn bản niêm yết công khai trước 10 giờ sáng ngày 13/3
F/ Quỹ họ và nguyên tắc sử dụng :
- Các nguồn thu:
+ Kêu gọi sự tài trợ của bà con cô bác có hảo tâm đặc biệt là các nhà doanh nghiệp do người họ Nguyễn Công đứng đầu( số tiền không hạn chế)
- Các nguồn công đức, đóng góp chỉ được chi cho các việc do Thường trực hội đồng quyết định + Họ phí của: đ/năm , trừ trường hợp khó khăn sẽ được miễn. + Tiền quỹ được gửi ngân hàng - Các khoản chi:+ Thăm viếng người ốm phải đi nằm viện …..đồng 1 lần/năm+ Phúng viếng tứ thân phụ mấu: Một vòng hoa hay một bức trướng trị giá: ….. và 200.000 đ+ Khen thưởng, khuyến học( có biểu tượng của Hội đồng gia tộc Nguyễn Công ): - Mừng thọ: 70; 80; 90: trị giá … đồng; 100 tuổi:….. đồng.
- Được giải thưởng cấp thành phố : 200.000đ, giải thưởng cấp quốc gia: 500.000 đồng. - Trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng: 200.000đ
- Suất học bổng cho học sinh viên : 500.000đ/suất- Trợ cấp khó khăn 200.000đ - Chi cho các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột suất của Hội đồng gia tộc - Văn phòng phẩm; tiền điện thoại cho chủ tịch Hội đồng gia tộc, trưởng các chi và địa hạt Vàng Xá & Đồng Tử đồng/1năm.
Điều 4: Nguyên tắc hoạt động
- Toàn bộ các công việc và hoạt động của dòng họ phải được Thường trực hội đồng họp, trao đổi và nhất trí. Những công việc không được thường trực hội đồng thống nhất thì không được làm. Các phó chủ tịch và các Ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng gia tộc Nguyễn Công giải quyết các công việc của dòng họ.
- Thường trực Hội đồng gia tộc Nguyễn Công định kỳ họp 6 tháng một lần và họp vào đầu xuân mỗi năm (sau Tết âm lịch), thời gian họp cụ tể do chủ tịch Hội đồng ấn định.
- Trường hợp chủ tịch Hội đồng gia tộc Nguyễn Công vì lý do vắng mặt thì phó chủ tịch thứ nhất thay mặt chủ tịch cùng Thường trực hội đồng bàn bạc để giải quyết các công việc của dòng họ.
- Trưởng Ban thư ký có nhiệm vụ phối hợp, đôn đốc các ban chuyên môn để hoạt động theo đúng nhiệm vụ và quy chế, nhằm giúp Thường trực hội đồng thực hiện kế hoạch đề ra.
- Tất cả văn bản, biên bản và các quyết định trong các nhiệm kỳ họp của thường trực hội đồng được ghi chép và lưu giữ tại ban thư ký. Những công việc của dòng họ Thường trực hội đồng phải thông báo cho trưởng các chi họ Nguyễn Công ở các khu vực và địa phương biết.
- Các ban chuyên môn phải báo cáo công tác của mình trong các kỳ họp để Thường trực hội đồng cho ý kiến.
- Các chi họ Nguyễn Công có công việc hiếu, hỷ… của chi, trưởng chi có trách nhiêm thong báo cho Thường trực hội đồng phối hợp giải quyết.
- Các cá nhân không được phát ngôn, phát tán tài liệu về họ Nguyễn Công trái với tôn chỉ, mục đích cũng như quy chế hoạt động và kết hoạch công tác của Thường trực hội đồng đề ra.
- Thường trực hội đồng gia tộc Nguyễn Công có con dấu xác nhận các văn bản do Hội đồng phát hành, Ban thư ký quản lý con dấu.
Điều 6: Tài chính và tài sản của Hội
- Tài chính của hoạt động theo quy định hiện hành của pháp luật Việt nam và quy chế tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Hội theo quy định của luật Dân sự Việt Nam.
- Nguồn tài chính của Hội đồng gia tộc Nguyễn Công bao gồm: Tài chính, tài sản tạo ra từ nguồn quyên góp và các nguồn để phục vụ cho các hoạt động của hội đồng. Tài chính của Hội đồng sẽ được tổng kết, báo cáo hàng năm trong hội nghị toàn thể của Hội đồng vào ngay 13/ 3 âm lịch.
- Tài sản của Hội đồng gia tộc Nguyễn Công
Điều 7: Khen thưởng và xử lý vi phạm
- Hàng năm họp định kỳ Thường trực hội đồng xem xét khen thưởng cho các cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ hoặc hoạt động nghề nghiệp, khuyến học. Quỹ khen thưởng lấy từ nguồn tài chính của Hội và do Thường trực Hội đồng quyết định.
- Thường trực hội đồng sẽ xem xét, xử lý tuỳ theo mức độ, thậm chí có thể bị khai trừ khỏi Hội đồng gia tộc Nguyễn Công đối với các thành viên vi phạm tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc và quy chế của Hội đồng.
- Hội đồng gia tộc Nguyễn Công có nhiệm kỳ 5 năm. Trong quá trình hoạt động, các thành viên của Thường trực hội đồng và các ban chuyên môn làm việc không có hiệu quả, hoặc có tên nhưng không tham gia hoạt động thì phải bổ xung thay thế.
Điều 8: Điều khoản thi hành
- Các thành viên trong Hội đồng gia tộc Nguyễn Công và các ban chuyên môn căn cứ vào quy chế này để cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và nghiêm chỉnh chấp hành không được trái với tinh thần chỉ đạo của Thường trực Hội đồng.
- Bản quy chế này được toàn thể các thành viên Hội đồng gia tộc Nguyễn Công nhất trí tại các cuộc họp 13/3 năm Nhâm Thìn và có giá trị thực hiện ngay.
- Bản quy chế tổ chức và nguyên tắc hoạt động của này chỉ được điều chỉnh và có giá trị thực hiện khi được Hội đồng gia tộc Nguyễn Công Trà Phương thống nhất thông qua.
Trà Phương, ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thìn
Đại diện các chi và trưởng các ban Chủ tịch HĐGT Nguyễn Công
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét