21 thg 7, 2016

LIỆU CÓ HƠN


Quốc hội khóa trước do Nguyễn Sinh Hùng để lại cho quốc dân nhiều văn bản pl trong đó có Bộ luật hình sự năm 2015.
"Theo luật sư Hoằng, lỗi trùng lặp nói trên không phải là lỗi in sai của NXB. Ông đã liên hệ, thông báo cho NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Ngày 29/3, NXB trả lời: Văn bản Bộ luật Hình sự in trong cuốn sách Bộ luật Hình sự là toàn văn nội dung Bộ luật hình sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, đây cũng chính là nội dung được in trên Công báo - ấn phẩm thông tin pháp lý chính thức của Nhà nước.
NXB tiếp thu phát hiện của ông và cho biết sẽ gửi ý kiến góp ý này tới ban dự thảo (Vụ Pháp luật - Văn phòng Quốc hội cùng các cơ quan có liên quan) để giải quyết. Sau khi có ý kiến từ phía các cơ quan chức năng, NXB sẽ tiếp thu, chỉnh sửa hoàn chỉnh nội dung để phục vụ kịp thời nhu cầu của bạn đọc.
Khắc phục thế nào?
Thạc sĩ Đồng Mạnh Hùng (Công ty Luật Phạm Nghiêm) nhận định, sai sót đáng tiếc có thể xuất phát từ khâu soạn thảo hoặc ở khâu đăng công báo chứ không phải là lỗi do kỹ thuật lập pháp. “Khả năng rất lớn là do lỗi đánh máy. Nhưng dù thế nào thì sai sót này cũng tạo dư luận không tốt về một bộ luật vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội”, ông Hùng nói và đề xuất ba phương án giải quyết:
Thứ nhất, nếu lỗi xuất phát từ việc đăng công báo thì ban soạn thảo Bộ luật hình sự 2015 cần chứng minh bằng bản gốc đã được Quốc hội thông qua để cho rút lại công báo và đăng công báo mới, đồng thời thông tin rộng rãi đến nhân dân. Ông cho rằng cách này nhanh gọn, đơn giản nhưng chưa có tiền lệ.
Thứ hai, nếu ban soạn thảo để xảy ra lỗi trong văn bản mà Quốc hội đã thông qua thì chỉ có Quốc hội mới có quyền điều chỉnh. Bởi lẽ khoản 1 Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định rõ: “Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Thứ ba, nếu ban soạn thảo cung cấp nhầm bản để đăng công báo không phải là văn bản mà Quốc hội đã thông qua thì cần phải rút lại công báo và đăng công báo mới, đồng thời thông tin rộng rãi đến nhân dân.)
Trích VnExpress.net Thứ ba, 12/4/2016 | 08:47 GMT+7.
Đây có thể phán rằng Lịch sử lập pháp trên hoàn cầu có đâu như ở Ta. Liệu quốc hội do Nguyễn Thị Kim Ngân có hơn? QH thời ông Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hùng đã về "tử tế" rồi?
Một QH mới chưa họp đã nhanh phát hiện ra một vài ĐB trúng phiếu cao bị xóa tên vì những vi pham...
Người dân sợ lắm khi QH làm luật không chuẩn sẽ giết dân chứ không thể đổ cho “Khả năng rất lớn là do lỗi đánh máy" theo thạc sĩ Đồng Mạnh Hùng (Công ty Luật Phạm Nghiêm) nhận định, sai sót đáng tiếc có thể xuất phát từ khâu soạn thảo hoặc ở khâu đăng công báo chứ không phải là lỗi do kỹ thuật lập pháp. “Khả năng rất lớn là do lỗi đánh máy. Nhưng dù thế nào thì sai sót này cũng tạo dư luận không tốt về một bộ luật vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội”
Ôi đất nước tôi có bao giờ như hôm nay?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét