Nếu như đúng như bài dưới đây thì mừng cho dân tộc Hán, vì từ cổ đến nay dân tộc này chỉ ham bành trướng về lãnh thổ, văn hóa ... nô dịch các láng giềng. Ta nhiều nghìn năm là đối tượng Hán hóa của họ, nay họ đề ra phương án này phát triển giống như Hoa Kỳ thì là tin mừng cho cả thế giới, vì họ không như xưa nữa, ấy là không ham bành trướng về lãnh thổ, ấy là giảm nguy cơ chiến tranh...., giảm vai trò của kinh tế nhà nước, thay đổi hệ thống tài chính và tài khóa cũng như cải cách về sở hữu đất đai và quy định hộ khẩu để duy trì tăng trưởng bền vững ở nước này, Ta và các nước kề họ đỡ phải sắm thêm xe tăng , tàu bò...
Trung Quốc văn minh là gần phân nửa dân số thế giới hạnh phúc, Ta lâu rồi hay theo họ thì phải, ví từ nhiều việc như: Cố vấn, Tam nông, như kiểm Intnet...Ta mà đổi mới khéo Ta hơn Tầu vì Ta có nhiều cái hay hơn họ.
Xin đăng lại bài của Tuổi Trẻ cho Ta mừng dần. Nhưng phải phòng vì Tầu nói một đằng làm một nẻo?
Trung Quốc trước loạt cải cách “chưa từng có tiền lệ”
Những cải cách toàn diện của hội nghị lần này đang khiến nó được ví với hội nghị trung ương 3 cách đây 35 năm khi ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy một loạt cải cách giúp Trung Quốc mở cửa và phát triển suốt mấy thập kỷ qua.
Tân Hoa xã hôm 26-10 trích lời ông Du Chính Thanh, chủ tịch Ủy ban Chính hiệp và là nhân vật lãnh đạo số 4 trong thường vụ Bộ Chính trị, nói: “Phạm vi cải cách rộng, với cường độ lớn, chưa từng có tiền lệ và sẽ thúc đẩy những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội”.
Giảm vai trò kinh tế nhà nước
Theo chế độ quản lý đất đai hiện hành, Trung Quốc có hai hình thức sở hữu đất đai: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể của nông dân. Đất thành phố thuộc sở hữu nhà nước, đất nông thôn thuộc sở hữu tập thể. Việc đưa đất nông thôn vào thị trường là một trong những điểm mấu chốt trong cải cách chế độ quản lý đất đai. Theo phương án này, nông dân có quyền chuyển nhượng, thế chấp, quản lý đất đai, việc thu hồi đất của người dân được bồi thường theo giá thị trường. Đây là cải cách chưa từng có tiền lệ.
|
Các xu hướng cải cách này trước đó đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường nhiều lần nhắc đến, trong đó có các cam kết như giảm vai trò của kinh tế nhà nước, thay đổi hệ thống tài chính và tài khóa cũng như cải cách về sở hữu đất đai và quy định hộ khẩu để duy trì tăng trưởng bền vững ở nước này.
Hôm 26-10, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện đã đưa ra một loạt đề xuất trong tám lĩnh vực gồm tài chính, thuế, đất đai, tài sản nhà nước, phúc lợi xã hội, đổi mới, đầu tư nước ngoài và trong sạch chính phủ. Trong đề xuất cũng đề cập các vấn đề như phá vỡ thế độc quyền của nhà nước và đẩy nhanh cải cách đất đai.
Phương án đề xuất một lộ trình kéo dài đến năm 2020 mà sẽ hạn chế vai trò nhà nước trong điều hành kinh tế, tạo nhiều điều kiện hơn cho thị trường phát triển tự do. Để khắc phục tình trạng lũng đoạn, thúc đẩy cạnh tranh, cải cách sẽ mở theo hướng doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn. Như với ngành điện, các công ty điện sẽ phải cạnh tranh nhau để giành được hợp đồng của các tập đoàn. Ba nội dung chính thúc đẩy cải cách kinh tế sẽ là: nới lỏng quyền kiểm soát tiếp cận thị trường, thiết lập “gói an sinh xã hội cơ bản” cho mọi người dân và cho phép bán đất nông nghệp thuộc sở hữu tập thể. Đồng thời, nhóm cố vấn còn đề xuất kế hoạch đầy tham vọng biến nhân dân tệ thành đồng tiền được sử dụng các giao dịch thương mại quốc tế trong 10 năm tới.
Cho phép bán đất nông nghiệp
Một trong những người biên soạn chính của bản dự thảo trên là ông Lý Vĩ - từng là thư ký của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ và ông Lưu Hạc - cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình hiện nay.
Với các gói an sinh xã hội cơ bản, người dân sẽ được cấp lương hưu, bảo hiểm y tế, trợ cấp giáo dục, một số tiền tuy không nhiều nhưng đảm bảo được tính công bằng. Phương án này còn đề cập việc xóa bỏ chế độ hộ khẩu, một phương thức quản lý nhân khẩu Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua.
Ngoài ra, theo phương án trên, nông dân có quyền mua bán đất dưới một thị trường thống nhất, trong đó đất thành thị và đất nông thôn có giá trị ngang nhau. Hiện nay, nông dân Trung Quốc chỉ có quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể. Một khi chính quyền thu hồi đất để phát triển các dự án, họ chỉ nhận được một số tiền bồi thường ít ỏi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội tại nước này.
Phương án trên còn đề xuất việc chống lại nạn tham nhũng tràn lan bằng cách thiết lập một khoản tiền dưỡng liêm. Các quan chức sẽ nhận được số tiền trên nếu họ liêm khiết trong suốt quá trình làm việc. Dù vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi cho tính khả thi của đề xuất này.
“Nhiều lãnh đạo cấp cao thừa nhận sự cần thiết thúc đẩy cải cách quyền đất đai và hệ thống bảo hiểm xã hội, tuy nhiên còn phải chờ xem các ý kiến trên có được các nhóm lợi ích chấp thuận hay không” - giáo sư Hu Xingdou, ĐH Công nghệ Bắc Kinh, cho biết.
Theo phó viện trưởng Viện nghiên cứu chứng khoán Dân Sinh Quản Thanh Hữu, lộ trình trên là một trong nhiều phương án được đệ trình lên cấp lãnh đạo cấp cao nhất trong hội nghị trung ương 3, Đại hội đảng lần thứ 18.
Dù kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu có những dấu hiệu khó khăn, một loạt chuyên gia kinh tế được Bloomberg thăm dò đã nói các chính sách được triển khai có thể giúp giảm nguy cơ tăng trưởng chậm lại và giúp Trung Quốc trở thành một nước có thu nhập cao vào năm 2030.
Đ.PHƯƠNG - T.TUẤN
Cải cách cho lắm rồi chỉ ngày càng tệ hơn
Trả lờiXóa_______________
hat dieu vo lua – hat dieu lua