Chùa Thiên Phúc, tên cổ là chùa bà Đanh, sử Việt có ghi: tại Trà Hương xã, Trà Hương tổng, Nghi Dương huyện có chùa bà
Đanh.
Trước 1565 chùa Bà Đanh do người Chăm tù binh của nhà Lý bị an trí tại Trà Phương xây, vị trí ở phía Tây Nam của làng ven lối sang trang Du Lễ.
Năm 1565 Nhà Mạc chuyển, xây dựng tại địa điểm hiện nay, đổi tên là chùa Thiên Phúc.
Bia chùa còn ghi: Bia tu tạo Bà Đanh tự
Thái Hoàng Thái Hậu
Khiêm Thái Vương cúng 10 lạng bạc. Lị Vương, Thuận Vương cúng 5 lạng bạc. Vinh Quốc thái phu nhân 9 lạng 5 tiền. Tĩnh quốc thái phu nhân 10 lạng. Bảo gia thái trưởng công chúa tiền 10 quan. Phúc Nghi thái trưởng công chúa 1 lạng 8 tiền. Thọ Phương thái trưởng công chúa 2 lạng 8 tiền. Phúc thành thái trưởng công chúa. Sùng Quốc công 5 lạng. Văn Quốc công 9 lạng 5 tiền Ninh Quốc công 2 lạng, Triều Quận công 1 lạng. Phú Quận công 1 lạng. Trịnh Quận công gỗ lim 2 cây. Ngạn Quận công 1 lạng. Khang Quận công 1 lạng. An Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Vị Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Dương Quận công 1 lạng. Tuy Quận công 1 lạng, Thanh Uy hầu 1 lạng. Dựng bia ngày 26 tháng 8, năm Thuần phúc sơ niên 1565)
Ruộng tín thí:
Ngày 8 tháng 10 nhuận năm Bính Dần, Thái Hoàng Thái Hậu có ruộng của bản điện được cấp và mua mới tất cả là 1 mẫu 9 sào cúng vào chùa Bà Đanh làm của Tam Bảo. Kê: Một mảnh xứ Ngoại Tổ Cội 1 mẫu 9 sào tại xã Lan Ổ, huyện An Lão: Phía Đông gần ruộng của cố Hương La hầu Vũ Trụ, Tây gần ruộng An Lộc bá Vũ Du Mỹ, Nam gần chằm, bắc gần đường. Phần trên có bia ruộng cúng tiến làm của Tam Bảo, giao cho chùa để tiện cày cấy và khói hương thờ Thánh. Nếu ai mai táng lên ruộng, phá hoại ruộng di chuyển bia ruộng đều bị chư Phật chiếu xét, tru di ba đời. Nay thề nguyện.
Khiêm Thái Vương cúng 10 lạng bạc. Lị Vương, Thuận Vương cúng 5 lạng bạc. Vinh Quốc thái phu nhân 9 lạng 5 tiền. Tĩnh quốc thái phu nhân 10 lạng. Bảo gia thái trưởng công chúa tiền 10 quan. Phúc Nghi thái trưởng công chúa 1 lạng 8 tiền. Thọ Phương thái trưởng công chúa 2 lạng 8 tiền. Phúc thành thái trưởng công chúa. Sùng Quốc công 5 lạng. Văn Quốc công 9 lạng 5 tiền Ninh Quốc công 2 lạng, Triều Quận công 1 lạng. Phú Quận công 1 lạng. Trịnh Quận công gỗ lim 2 cây. Ngạn Quận công 1 lạng. Khang Quận công 1 lạng. An Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Vị Quận công 1 lạng, khuyên tai 1 đôi . Dương Quận công 1 lạng. Tuy Quận công 1 lạng, Thanh Uy hầu 1 lạng. Dựng bia ngày 26 tháng 8, năm Thuần phúc sơ niên 1565)
Ruộng tín thí:
Ngày 8 tháng 10 nhuận năm Bính Dần, Thái Hoàng Thái Hậu có ruộng của bản điện được cấp và mua mới tất cả là 1 mẫu 9 sào cúng vào chùa Bà Đanh làm của Tam Bảo. Kê: Một mảnh xứ Ngoại Tổ Cội 1 mẫu 9 sào tại xã Lan Ổ, huyện An Lão: Phía Đông gần ruộng của cố Hương La hầu Vũ Trụ, Tây gần ruộng An Lộc bá Vũ Du Mỹ, Nam gần chằm, bắc gần đường. Phần trên có bia ruộng cúng tiến làm của Tam Bảo, giao cho chùa để tiện cày cấy và khói hương thờ Thánh. Nếu ai mai táng lên ruộng, phá hoại ruộng di chuyển bia ruộng đều bị chư Phật chiếu xét, tru di ba đời. Nay thề nguyện.
Bia khắc năm 1566 khổ 0,65 x1,10 m, hai mặt có khoảng 300 chữ Nho, chạm mặt Trời, rồng chầu, dây leo, cánh sen.(1)
Theo văn bia này: Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn người làng Trà Hương huyện Nghi Dương xứ Hải Dương, (nay là thôn Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thụy, T P Hải Phòng) cùng các thân vương nhà Mạc đã hưng công xây chùa
Năm 1936 - 1938 bà Ngô Thị Dĩnh
người làng Trà
cùng chồng là Giám đốc Đài thiên văn Phù Liễn (người Pháp) hưng công vạn bạc sửa chùa nên có thêm kiến trúc thời Nguyễn. Bằng tiền của mình nhưng hai người vẫn khiêm nhường, xây lại chùa nguyên
trên nền cũ do Thái Hoàng Thái Hậu và các thân vương nhà Mạc đã dựng từ xưa.
Đầu thế kỷ XXI hoà thượng Thích Quảng Mẫn dùng tiền của thập phương đảo ngói, tô tượng, lát nền... tôn thêm vẻ đẹp của chùa. Năm 2007 nhà nước công nhận chùa là: "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia".
Đầu thế kỷ XXI hoà thượng Thích Quảng Mẫn dùng tiền của thập phương đảo ngói, tô tượng, lát nền... tôn thêm vẻ đẹp của chùa. Năm 2007 nhà nước công nhận chùa là: "Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia".
Xưa đứng về đỉnh núi Chè nhìn xuống cánh đồng Hương thấy rõ hình chiếc lược ôm lấy gương tròn và con dao nhỏ. Thế đất ấy, theo các nhà phong thủy giải thích làng Trà Phương thường sinh con gái có nhan sắc, đức hạnh. Thái Hoàng Thái Hậu vợ của vua khai sáng nhà Mạc sinh ra ở đất này và câu đồng dao cổ: “Cổ trai Đế Vương, Trà Hương Công Chúa” chứng minh thuyết phong thủy trên.
Sử liệu chính thống hiện không có thông tin gì về Người (do nhà Lê – Trịnh bôi xóa nhà Mạc), nhưng sử liệu điền dã và nhất là bia thời Mạc nói về bà rất nhiều. Hai nguồn sử liệu này đều thống nhất ca tụng vị Thái Hoàng Thái Hậu này “là bậc thánh mẫu của thánh triều, chính vị Đông trào, hóa thành nam quốc, sánh đức thánh thiện Đồ Sơn (nhà Hạ)” Dân vùng Kiến Thụy, An Lão nay còn truyền dải đất ven đầm từ trang Tiên Cầm đến Kỳ Sơn tục gọi là giải yếm bà Chúa là ruộng Thái Hoàng Thái Hậu ban cho dân Trà Phương.
Riêng về việc Người đứng hưng công xây mới, sửa chữa chùa chiền, cầu quán, chợ búa còn khá nhiều như chùa Sùng Quang xã Do Nghi huyện Vĩnh Lại, chùa Thánh Thọ xã Hoàng Trạch huyện Cẩm Bình, chùa Sùng Ân xã Thọ Lão
huyện Phù Tiên,
chùa Bảo Thúc xã Thái
Khê huyện Yên Hưng, chùa Bảo Lâm xã Trâu Bộ huyện Giáp Sơn, chùa Báo Ân xã An Chiểu huyện Phù Tiên, chùa Phổ Chiếu xã Văn Lan nay là thôn Văn Hòa, chùa
Thiên Phúc, xã Trà Hương nay là thôn Trà Phương, chùa Thiên Phúc ở Nan Liểu nay là Hòa Liễu xã Thuận Thiên, chùa Trúc Am thôn Du Lễ đều thuộc huyện Kiến Thụy; chùa Hà Lâu xã Đông Minh nay là thôn Đông Minh, chùa Minh
Phúc và cầu Quán ở xã Cẩm Khê nay là thôn Cẩm Khê đều thuộc huyện Tiên Lãng.
Số tiền Người
đã cúng trị giá khoảng 6000 lá vàng cho việc tu tạo các chùa vùng Bắc Bộ, nơi ít nhất là 10 quan tiền như chùa Báo Ân xã An Chiểu, nơi nhiều nhất là chùa, cầu, quán xã Cẩm Khê do bà hưng công, sau lại mua cho xã 5 mẫu ruộng trị giá 120 lạng bạc.
Chùa Trà có nhiều hiện vật, văn hoá nhà Mạc, nhà Nguyễn, hệ thống tuợng Phật được tạc khắc rất tinh sảo, đặc biệt có hai pho tượng đá xanh tạc Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn nay thờ ở bên phải, bên trái thờ ba công chúa nhà Mạc. Phía Đông là nơi thờ tổ trong đó có thờ một vị quan nhà Mạc và chồng bà Dĩnh có công xây chùa.
Tôi tham quan nhiều chùa ở Việt Nam, nhưng thấy chùa làng Trà rất đẹp về phong cảnh, nhất là tượng và đồ thờ rất tinh xảo, xứng với những văn tự trong chùa như: “ Bảo quốc an dân”, “Lưu phương vạn cổ”, “Phú biến vân từ”…
Chùa Trà có nhiều hiện vật, văn hoá nhà Mạc, nhà Nguyễn, hệ thống tuợng Phật được tạc khắc rất tinh sảo, đặc biệt có hai pho tượng đá xanh tạc Hoàng đế Mạc Đăng Dung và Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn nay thờ ở bên phải, bên trái thờ ba công chúa nhà Mạc. Phía Đông là nơi thờ tổ trong đó có thờ một vị quan nhà Mạc và chồng bà Dĩnh có công xây chùa.
Tôi tham quan nhiều chùa ở Việt Nam, nhưng thấy chùa làng Trà rất đẹp về phong cảnh, nhất là tượng và đồ thờ rất tinh xảo, xứng với những văn tự trong chùa như: “ Bảo quốc an dân”, “Lưu phương vạn cổ”, “Phú biến vân từ”…
Nhiều
di tích liên quan đến nhà Mạc và Thái Hoàng Thái Hậu bị thời gian và con người
tàn phá, nay còn đây ngôi chùa Thiên Phúc,
thế mà chiều ngày 25/2 âm lịch (
16/04/2012) ni cô Trang phán: phá chùa chính lấy khung gỗ làm nhà thờ Tổ, chùa
chính làm mới lui về phía Đông. May mà các cơ quan chức năng ngăn chặn, nếu không
chùa làng Ta sẽ như thế nào?
Ni
cô này cùng ai? đã tàn phá vành đai cây xanh để xây tường đá ba mặt như “nhà
tù” nổi trên giữa đồng quê yên bình, định xóa đi “Di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia” chăng?
Họ định “bê tông hóa” chùa Trà, cho hoành tráng như một số
ngôi chùa đựợc xây sửa gần đây, đó là thảm họa cho các di tích như chùa Trăm
gian, thành nhà Mạc… mà ta đã thấy.
Chắc
rằng Thái Hoàng Thái Hậu, các thân Vương nhà Mạc, gia đình bà Ngô Thị Dĩnh, Hòa
thượng Thích Quảng Mẫn và bao tín đồ đã có công xây dựng chùa Thiên Phúc sẽ xử
lý việc trên theo phật pháp, cơ quan nhà nước sẽ xử họ theo Luật pháp để chùa
làng ta được an lành.
Mỗi
người làng Trà hãy quyết tâm cùng Hội Phật giáo, Nhà nước bảo vệ và duy tu chùa
Trà mãi là danh thắng cả xứ Đông, báu vật của làng Ta và cũng là báu vật của
Quốc gia!
Trà
Phương mùa Xuân năm Nhâm Thìn.
Tài liệu
tham khảo:
-
(1)
Văn bia thời Mạc- PGS.TS Đinh Khắc Thuân – NXBHD-2010.
-
“Trà
phương khoán ước” – Viện Hán nôm.
-
Dân
làng Trà kể.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa