30-06-2013 02:57:00
Đưa tin:
“Nhật Bản đã chuyển giao cho Việt Nam công nghệ bảo quản nông
sản, thực phẩm (CAS) hiện đại nhất hiện nay. Nông thủy sản sẽ được
giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.
10 năm vẫn tươi như mới
Nhiều năm nay, nông dân luôn lâm vào cảnh được mùa mất
giá. Các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây, thường xuyên bị
thương lái của Trung Quốc ép giá. Dưa hấu, vải thiều... nhiều lúc phải bán tống
bán tháo, đổ đi vì ế ẩm.
Thông qua hợp tác
quốc tế, Tập đoàn ABI (Nhật Bản) vừa chuyển giao cho Việt Nam công nghệ CAS (Cells Alive System). “Đây là công nghệ rất hiện đại, có giá lên đến hàng
triệu USD. Sắp tới nếu thành công, tin rằng không chỉ quả dưa hấu, các loại
nông sản khác có thể bảo quản được vài tháng, có thể tới vài năm”, Bộ trưởng Bộ
Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân nói.
Theo ông Trần Ngọc
Lân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học - Công nghệ),
người phụ trách dự án, CAS là công nghệ hoạt động theo nguyên lý kết hợp
giữa đông lạnh nhanh ở nhiệt độ -45 độ C với từ trường, đối tượng được đông
lạnh là hải sản, nông sản, thực phẩm... Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh
trong thực tế, sau từ 1 đến 2 năm, thậm chí là 10 năm tùy theo sản phẩm, thực
phẩm sau khi bảo quản có chất lượng tươi ngon đạt 99,7% so với khi mới thu
hoạch. “Tức là hôm nay đưa vào con cá, con tôm, quả vải, quả quýt, cây nấm...,
1 năm sau, 2 năm sau vẫn như mới. Trong khi ở Việt Nam , hoa quả đã qua thuốc bảo quản
cũng chỉ để được cùng lắm 2 tháng. Gạo sau 1-2 năm bị mủn. Còn ở Nhật, hoa quả
tối đa 5 năm, gạo 10 năm vẫn y nguyên”, ông Lân cho biết.
|
Quá trình chuyển giao và hợp tác sẽ chia
làm 3 giai đoạn. Bước đầu tiên (2013 - 2014), xây dựng trung tâm công nghệ CAS, 3 sản phẩm được lựa chọn thử
nghiệm là: quả vải, tôm sú và cá ngừ. Giai đoạn 2 (2015 - 2016) sẽ chuyển giao công nghệCAS
ở một số doanh nghiệp hải sản, nông sản Việt Nam; Giai đoạn 3 sẽ chuyển giao
chế tạo thiết bị CAS tại Việt Nam; đồng thời thành lập Liên doanh sản xuất và
xuất khẩu nông sản, hải sản, thực phẩm Việt Nam bằng công nghệ CAS (với thị trường Nhật Bản và
các nước khác).”
Liệu
Ta có tập trung tiền…, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ thuật viên… để nhanh chóng
đưa công nghệ này vào cuộc sống, để những sinh viên,… công nhân làm thuê cho
những doanh nghiệp nước ngoài… ở trong những nhà thuê như nhà tù, được hưởng
công nghệ này. Nếu người Việt chúng ta được hưởng thành quả khoa học này, tôi
tin: BỆNH
VIỆN SẼ HẾT QÚA TẢI – đó là tin mừng đối với mỗi người Việt thương yêu giống
nòi.
Mong
lắm các nhà chức trách phát động phong trào thi đua tập chung mọi nguồn lực để
công nghệ trên thành hiện thực.
Em nhớ vào năm 2006 anh Nguyễn Quốc Triệu, khi đó vừa nhậm chức Bộ trưởng Y tế, cũng đã từng tuyên bố là các bệnh viện sẽ hết quá tải vào năm 2010 cơ mà???
Trả lờiXóa