Là một lễ được dùng để tôn vinh những người làm Cha,
tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người Cha và ảnh hưởng của người Cha
trong xã hội. Ngày này
được ăn mừng vào Chủ
nhật thứ
ba của tháng 6 hàng năm, tại nhiều quốc gia.
Việc ăn mừng Ngày của Cha sớm nhất được diễn ra ở Fairmont, Tây
Virginia vào
ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời
của 210 người cha bị mất vài tháng trước trong thảm họa
Monongah Mining ở Monongah,Tây
Virginia, vào ngày 06
tháng 12 năm 1907.
Việt Nam
gần đây chỉ phong: Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, nhằm tôn vinh những bà mẹ đẻ, nuôi nhiều
con (thường đa số là con trai) đã hy sinh bởi các cuộc chiến trong thế kỷ XX (bên
thắng cuộc).
Từ ngàn xưa đàn ông đã tự, hay xã hội đã bắt họ phải gánh chịu những khó khăn nhất của cuộc sống như tranh giành nơi sống dẫn đến chiến tranh, có khi chỉ vì một người phụ nữ có thể kéo theo cả bộ lạc, hay quốc gia lâm vào cuộc chiến đẫm máu, họ phải làm việc ở những nơi hoặc những nghề nguy hiểm đến tính mạng để đem lại cuộc sống cho vợ, con và người thân.
Từ ngàn xưa đàn ông đã tự, hay xã hội đã bắt họ phải gánh chịu những khó khăn nhất của cuộc sống như tranh giành nơi sống dẫn đến chiến tranh, có khi chỉ vì một người phụ nữ có thể kéo theo cả bộ lạc, hay quốc gia lâm vào cuộc chiến đẫm máu, họ phải làm việc ở những nơi hoặc những nghề nguy hiểm đến tính mạng để đem lại cuộc sống cho vợ, con và người thân.
Khi ta đã qua tuổi 50 thường người Cha đã về với tổ tiên,
người Mẹ do nhiều yếu tố thường thọ hơn Cha. Khi còn Cha dù ta lớn khôn, ta vẫn
thấy mình có chỗ dựa để sống và mưu sinh. Khi Cha ra đi ta hững hụt. Khi Cha
còn sống ta còn khó khăn, nhiều khi không báo hiếu được, khi ta có khả
năng báo hiếu Cha thì Cha đã đi xa, khiến lòng
Ta ngậm ngùi thương nhớ Cha không gì tả
xiết.
Nay Ta đã làm bố rồi làm ông, lòng ta càng thương nhớ Cha hơn. Mong Cha ở nơi chín suối được sung sướng hơn cõi trần này.
Nhớ đến Cha khiến Ta rơi lệ, mong mình làm tốt hơn bổn phận làm cha đó cũng là sự báo hiếu với Cha.
Tình Cha
Hậu duệ họ Nguyễn Công bên mộ Tổ, bàn chuẩn bị tu tạo.
Lăng họ Nguyễn Công - Trà Phương.
Tháp "Baó ân họ Nguyễn Công"
Giờ đây con cháu xin kính dâng Cha và tổ tông “Tháp Báo Ân” để tỏ tấm lòng
của hậu duệ tới Cha - Mẹ, Ông - Bà và tổ tông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét