20 thg 6, 2013

MỘT SỰ KIỆN MỚI CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP VIỆT NAM

Xem kết quả :

“Danh sách 47 người được QUỐC HỘI VIỆT NAM lấy phiếu tín nhiệm ngày 10/6/2013:

Danh sách 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm
Tín nhiệm cao
Tín nhiệm
Tín nhiệm thấp
1. Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước
330 (66,27%)
133 (26,71%)
28 (5,62%)
2. Nguyễn Thị Doan - Phó chủ tịch nước
263 (52,81%)
215 (43,17%)
13 (2,61%)
3. Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội
328 (65,86%)
139 (27,91%)
25 (5,02%)
4. Uông Chu Lưu - Phó chủ tịch Quốc hội
323 (64,86%)
155 (31,12%)
13 (2,61%)
5. Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội
372 (74,7%)
104 (20,88%)
14 (2,81%)
6. Tòng Thị Phóng - Phó chủ tịch Quốc hội
322 (64,66%)
145 (29,12%)
24 (4,82%)
7. Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội
252 (50,6%)
217 (43,57%)
22 (4,42%)
8. Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường
234 (46,99%)
235 (47,19%)
22 (4,42%)
9. Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế
273 (54,82%)
204 (40,96%)
15 (3,01%)
10. Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
253 (50,8%)
229 (45,98%)
9 (1,81%)
11. Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách
291 (58,43%)
189 (37,95%)
11 (2,21%)
12. Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
210 (42,17%)
253 (50,8%)
28 (5,62%)
13. Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh
267 (53,61%)
215 (43,17%)
9 (1,81%)
14. Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
294 (59,04%)
180 (36,14%)
18 (3,61%)
15. Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội
335 (67,27%)
151 (30,32%)
6 (1,2%)
16. Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban Công tác đại biểu
292 (58,63%)
183 (36,75%)
17 (3,41%)
17. Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
286 (57,43%)
194 (38,96%)
12 (2,41%)
18. Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
260 (52,21%)
204 (40,96%)
28 (5,62%)
19. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng
241 (48,39%)
232 (46,59%)
19 (3,82%)
20. Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ
210 (42,17%)
122 (24,5%)
160 (32,13%)
21. Hoàng Trung Hải - Phó thủ tướng Chính phủ
186 (37,35%)
261 (52,41%)
44 (8,84%)
22. Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng Chính phủ
196 (39,36%)
230 (46,18%)
65 (13,05%)
23. Vũ Văn Ninh - Phó thủ tướng Chính phủ
167 (33,53%)
264 (53,01%)
59 (11,85%)
24. Nguyễn Xuân Phúc - Phó thủ tướng Chính phủ
248 (49,8%)
207 (41,57%)
35 (7,03%)
25. Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch
90 (18,07%)
286 (57,43%)
116 (23,29%)
26. Nguyễn Thái Bình - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
126 (25,3%)
274 (55,02%)
92 (18,47%)
27. Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
88 (17,67%)
194 (38,96%)
209 (41,97%)
28. Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
105 (21,08%)
276 (55,42%)
111 (22,29%)
29. Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp
176 (35,34%)
280 (56,22%)
36 (7,23%)
30. Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng
131 (26,31%)
261 (52,41%)
100 (20,08%)
31. Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
215 (43,17%)
245 (49,2%)
29 (5,82%)
32. Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương
112 (22,49%)
251 (50,4%)
128 (25,7%)
33. Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
86 (17,27%)
229 (45,98%)
177 (35,54%)
34. Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
238 (47,79%)
233 (46,79%)
21 (4,22%)
35. Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
184 (36,95%)
249 (50%)
58 (11,65%)
36. Giàng Seo Phử - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
158 (31,73%)
270 (54,22%)
63 (12,65%)
37. Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an
273 (54,82%)
183 (36,75%)
24 (4,82%)
38. Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
83 (16,67%)
294 (59,04%)
104 (20,88%)
39. Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
133 (26,69%)
304 (61,04%)
43 (8,63%)
40. Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
121 (24,3%)
281 (56,43%)
77 (15,46%)
41. Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
323 (64,86%)
144 (28,92%)
13 (2,61%)
42. Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
186 (37,35%)
198 (39,76%)
99 (19,88%)
43. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế
108 (21,69%)
228 (45,78%)
146 (29,32%)
44. Huỳnh Phong Tranh - Tổng thanh tra Chính phủ
164 (32,93%)
241 (48,39%)
87 (17,47%)
45. Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư
231 (46,39%)
205 (41,16%)
46 (9,24%)
46. Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao
195 (39,16%)
260 (52,21%)
34 (6,83%)
47. Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
198 (39,76%)
269 (54,02%)
23 (4,62%)

Cách đây ít phút, QH vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn, trong đó nêu rõ tỷ lệ mức độ tín nhiệm của từng người.
Có 477 tham gia biểu quyết, 471 tán thành, chiếm 94,58% tổng số ĐBQH.”


Đến hôm nay đã qua 10 ngày bạn tôi nghe ngóng nhiều về dư luận về việc trên, gặp tôi liền hỏi lấy phiếu để làm gì?

Tôi đáp: để thể hiện bản lĩnh của đại biểu QH, để thấy trình độ làm việc của các thành viên quan trọng do QH đã bầu, để các thành viên ấy xem lại trình độ làm việc của mình, để phấn đấu làm việc xứng đáng với niềm tin, với đồng tiền bát gạo của Dân, để….


Bạn tôi cắt ngang nói: ông lý sự cùn, tôi nói đủ ông sẽ bảo tôi là phản động, lập hồ sơ theo dõi để đưa tôi vào tù. Nói như ông cũng tạm đủ tôi chỉ sợ: kẻ có quyền tìm người không tín mình để thù, tôi nói thẳng nếu tín nhiệm bằng kiểu giơ tay tôi đảm bảo sẽ có kết quả khác, chưa bao giờ thấy lấy tín nhiệm về người lắm loại phiếu thế, tôi chẳng hiểu vị nào nhất hay bét.
Tôi bảo ông không chịu nghiên cứu, ở nước ngoài có cách do ông Rensis Likert nhà tâm lí xã hội học. Likert đề xuất thang điểm này vào năm 1932 và sau đó hoàn thiện vào năm 1934. Thang điểm này dùng để đánh giá thái độ, hành vi, sở thích, v.v. của con người. Đây là những biến khó định lượng, nên phát kiến của Likert rất quan trọng, dù nó rất ư đơn giản.
Nhưng thang điểm Likert là thang điểm hai chiều – bipolar scale. Nói cách khác, thang điểm này phản ảnh tất cả những thái độ đi từ tiêu cực đến tích cực. Chẳng hạn như trong trường hợp lấy ý kiến tín nhiệm, thì thang điểm Likert có thể là 4 điểm như:
•Rất tín nhiệm (very trustworthy)
•Tín nhiệm (trustworthy)
•Không tín nhiệm (untrustworthy)
•Rất không tín nhiệm (very untrustworthy)
Nhưng ở Ta phải theo cách của Ta, ông thở dài và nói: ông cứ hay lấy dẫn chứng linh tinh, theo tôi chỉ cần hai loại phiếu: tín nhiệm và không tín nhiệm, thế là đủ, cách Ta hay Tây, 47 đại biểu trên vị nào không hiểu hết có thể:
 Lo, ốm, dẫn đến từ chức.

Vị nào hiểu được sẽ tu dưỡng học tập theo gương Bác Hồ làm việc tốt hơn cho Tổ Quốc.

Có vị vênh cho rằng lấy phiếu tín nhiệm,QH chẳng làm gì được ta vì chưa có chế tài sau lấy phiếu tín nhiệm.

Có vị hành động như: samurai bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết”  thì lấy ai thay?


Tôi cho rằng bạn tôi quá tiêu cực, theo tôi qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cả đại biểu QH và các vị được tín nhiệm sẽ thấy được một phần góc khuất của mình để sửa mình làm tốt hơn nhiệm vụ của Dân tin. Dù sao đây cũng là dấu hiệu tốt đẹp của cơn quan hành pháp Việt Nam.

Tôi tin là QH ta ngày càng tiến lên đến văn minh thúc đẩy đất nước ta phát triển về mọi mặt để thắng được thù trong giặc ngoài.

Bạn vẫn nhìn tôi với con mắt không bình thường, tôi cho rằng một số người cứ nhìn xã hội quá chủ quan, nên đánh giá xã hội không chuẩn kể cả tôi.

 Xem thêm:

Samurai tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét