6 thg 1, 2013

DÂN TỘC KHMER ĐÁNG ĐƯỢC SỐNG TRONG HÒA BÌNH VÀ HẠNH PHÚC



                                                                                        Lượm chỉnh sửa trên bốn phương và Wikipedia

Dân tộc Khmer chiếm 90% dân số tại Campuchia. Đa số người Khmer là tín đồ Phật giáo Khmer - một kiểu Phật giáo hòa trộn nhiều thành phần của Ấn Độ giáo, họ đã xây dưng nên Đế quốc Khmer rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích đến 1 triệu km2, gồm lãnh thổ Campuchia,Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam hiện nay.


Angkor là di lớn nhất của Đế quốc Khmer - Angkor là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Nay người ta cho rằng Angkor gồm Angkor_Thom và Angkor Wat

Angkor_Thom ( nời Việt gọi là đền Đế Thích) là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Tại trung tâm thành là ngôi đền quốc gia của Jayavarman, đền Bayon.



Cổng thành phía Nam

Nụ cười Bayon






Kiệt tác trên đá




Angkor Wat ( người Việt gọi là đền Đế Thiên) có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.
Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuậtkiến trúc Khmer. Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Angkor Wat chụp từ vệ tinh




Những ngôi tháp vĩ đại ởAngkor Wat





 Kiệt tác trên đá
http://danangexplorer.com/wp-content/uploads/cambodia_angkor_5apsara.jpg 

Chim thần Garuda và thần Vishnu - điêu khắc đá trong Angkor Wat

 Tập tin:Vishnu on Garuda det.jpg

Đến Angkor chúng ta phải nghiêng mình vì kiến trúc, điêu khắc và xây dựng, độ cao, lớn, dài không thể so với Kim tự tháp, Vạn lý trường thành…nếu xét điêu khắc tinh xảo trên đá, có thể hiếm dân tộc nào trên thế gian hơn được họ, nó thể hiện  trí tuệ, tài hoa và sức mạnh,… của dân tộc Khmer vĩ đại.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 Campuchia bị mất đất đai bởi Thái LanViệt Nam, đến năm 1863 thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản, Pháp lại quay lại cho Campuchia độc lập vào năm 1953. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.

Hoàng cung Campuchia nay chỉ mô phỏng Angkor nhưng còn thua xa Angkor về quy mô, kiến trúc, còn điêu khắc chỉ trên ximang còn ướt. Vào hoàng cung thấy đồ thờ, đồ dùng của Vua toàn vàng, bạc thảo nào tranh ngôi Vua, cha, con, anh, em thảm sát nhau hơn súc vật, vì súc vật không có kiểu vua như Người. Nay ở một số nơi trên quả đất tranh chức cũng có nét giống tranh Vua chỉ tội nó giấu dưới nhiều chiêu bài mỵ dân. 
Con đường gốm sứ ven sông Hồng, Hà nội có thể dài hơn bức tường trong Angkor nhưng về điêu khắc hay ghép tranh, độ bền vững, chắc không thể so với Angkor? thế mà một số kẻ muốn đường này thành kỷ lục, nếu họ đến Angkor sẽ thấy mình...và hợm hĩnh lắm? .





 

 

Năm 1975 Pol Pot (người Campuchia gốc Hoa) cầm quyền đã tạo ra một chế độ cải cách nông nghiệp, nhằm tạo ra một xã hội cộng sản lý tưởng đã tàn sát trí thức, giết chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia (khoảng 26% dân số tại thời điểm đó)

Navy người Khmer sinh năm 1968 tại Campuchia, được bộ đội Việt Nam cứu sống năm 1979 kể lại những năm tháng kinh hoàng sống dưới thời PolPot như minh họa thêm cho bộ phim Cánh đồng chết.

Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot năm 1979, sau nhiều lần thay đổi chính phủ, nay Hun Sen là Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia. Ông cũng là người lãnh đạo cấp cao của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) trong một chính phủ liên hiệp với đảng bảo hoàng Funcinpec kể từ khi Campuchia khôi phục chế độ đa đảng năm 1993. .[1]
Nhưng dòng họ Nô-rô-đôm vẫn nắm giữ Vương quyền, Nô-rô-đôm Xi-ha-núc là vua của Vương quốc Campuchia trong nhiều giai đoạn đến ngày 7 tháng 10 năm 2004 ông  thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni.

Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, Pol Pot, Hun Sen là ba nhân vật có tác động rất lớn đến lịch sử hiện đại Campuchia. một người được người Khmer kính trọng, một người là tội đồ tạo nên vài năm lịch sử quái dị, kinh hoàng trong lịch sử Campuchia và nhân loại. Hai người đã mất.
Nay còn Hun Sen, tngười lính Khmer Đỏ đau kh nay Thủ tướng Vương quốc Campuchia được Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăng hàm Thống tướng ngày 23 tháng 12 năm 2009 là người có quyền cao nhất và được hưởng dịch vụ công cao nhất Vương quốc Campuchia liệu có đêm ngày nghĩ cách cho dân tộc Khmer thoát khỏi đói nghèo?


Ông Hun Sen giờ này đang làm gì?
                                                                                          Angkor, tháng 1/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét