25 thg 6, 2012

CÓ PHẢI TA HẠNH PHÚC THỨ NHÌ TRONG HÀNH TINH NÀY


         “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
         Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.
        Hạnh phúc, sung sướng là hai từ gần nghĩa, đều chỉ cảm giác thoải mái khi đạt được một giá trị, một mục đích, một kết quả... nhưng điểm khác nhau nằm ở tính hữu hình hay vô hình của giá trị, của mục đích, của kết quả đạt được đó. Chẳng hạn, tình yêu, sự thành công, sự nổi tiếng, sự yêu mến... mang lại hạnh phúc. Còn tiện nghi sinh hoạt, sự giàu có... mang lại sung sướng. Ngoài ra, còn phải kể đến cảm giác sung sướng khi được thỏa mãn các bản năng cơ bản như ăn uống, vui chơi giải trí, sinh hoạt tình dục...” – Wikimedia.
       Hạnh phúc mỗi dân tộc, mỗi con người có định nghĩa, quan niệm… khác nhau, có lẽ con người được hưởng, thỏa mãn về tinh thần hoặc vật chất theo quan niệm của họ nhưng nó phải được hưởng theo nghĩa của Tự Do, không xâm phạm đến quyền & lợi ích của người khác hoặc trên cơ sở của các quy phạm pháp luật, quy phạm văn hóa, quy phạm tín ngưỡng … .xã hội đồng thuận, có thể Hạnh Phúc ấy hơn là sự đạp lên tất cả để mưu cầu hạnh phúc cho một hoặc nhóm người. Như năm 2011chúng ta  chứng kiến những kẻ độc tài mưu cầu hạnh phúc cho gia đình, cho một nhóm người đã bị xã hội lên án và tiêu diệt trong cảnh ê chề nhục nhã...
        Bạn tôi mong, rồi bạn tôi đến được đỉnh núi cao nhất thế giới, bạn tôi giơ hai tay lên cao miệng phát: Ôi thật là hạnh phúc.
        Vợ chồng tôi mong có hai con trai, khi vợ đẻ đứa thứ hai cũng là con trai, cả hai đều khỏe đẹp và thông minh vợ ôm tôi hét: Em thật là hạnh phúc.
        Đêm bạn tôi mơ con đề 99, sáng đánh một triệu đồng, chiều chờ, đề đổ 99, bạn tôi gần ngất miệng hét vang: Thật là hạnh phúc.
Và nhiều cá thể hô: Hạnh Phúc, thường họ đạt được ý nguyện, ước mơ…

“Người đi tìm hình của nước” :

 Luận cương đến với Người và Bác Hồ đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một minh như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…
- Chế Lan Viên
Có thể đây là hạnh phúc của cụ Hồ.
Nhớ vợ
 “Tôi càng bắn đúng Tây/
 Vì tay có hơi vợ/
 Cho tôi đi, đừng sợ/
Tôi không chết được đâu/
 Vì vợ tôi lúc nào/
 Cũng mong chồng mạnh khỏe…
Nếu có được trên tặng/
 Cho một cái bằng khen/
Tôi sẽ rọc đôi liền/
 Gửi cho vợ một nửa”
 - Cầm Vĩnh Ui

Trong ca dao Việt Nam:
Em thời canh cửi trong nhà/
Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng,” 
hay:
Em là con gái Phụng Tiên/
Bán rau mua bút mua nghiên cho chồng/
 Nữa mai chồng chiếm bảng rồng/
 Bõ công tắm tưới vun trồng cho rau.”

Người Việt ta quan niệm về hạnh phúc thế đó

    Sống trong cảnh hiện nay, ta qua thông tin đại chúng thấy các nước bắc Âu... họ sống và làm việc tốt hơn ta nhiều lần họ chưa được công nhận là nơi sống hạnh phúc? Ấy thế mà báo mạng Việt Nam (Vietnamnet)... đưa tin "Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới", rồi "Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới" theo đánh giá của Quỹ Kinh tế mới (NEF) dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI).
         Không hiểu cái Quỹ Kinh tế mới (NEF) này nó có biết gì về Việt Nam hiện nay không? Nếu nó công nhận là đúng thì gay, dân ta không chịu phấn đấu giành các kỷ lục như: bánh chưng to nhất, chai rượu to nhất, chùa to nhất, tôi sợ một cái nhất, lôi thôi có thể có: Cái tăm to nhất…
Gần đây tôi thấy ở ta hay thích kỷ lục: tìm thấy nơi đi cầu cổ nhất…
       Nhiều anh còn cho rằng nước bên cạnh ta ăn cắp các phát minh cổ của ta… đọc vài bài sử của tác giả nước ngoài, đọc vài bài viết sử của các giáo sư của ta, thấy ngồ ngộ thế nào đấy về cái văn minh của ta
       Nếu đồng bằng sông Hồng được khai phá khoảng trước Công Nguyên thì diện tích nước ta bé lắm, dân số ít và ai là cư dân Việt cổ,... chữ viết ta đâu? Trống đồng ta đúc ở đâu? Kinh dịch ta lưu ở đâu... ta phải tìm thấu ngọn nguồn để biết ta đã ở đâu? nay ta ở đâu trong Quả Đất này, đừng tuyên truyền sai khiến ta không biết ta là ai là gay đấy.
Và đây (GDVN): - Tân Hoa Xã ngày 25/6 đưa tin, các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa khai quật một ngôi mộ quý tộc thời Tây Chu ở thị trấn Thạch Cổ, thành phố Bảo Kê thuộc tỉnh Thiểm Tây. Họ đã phát hiện được rất nhiều đồ cổ bằng đồng có niên đại cách ngày nay gần 3000 năm với rất nhiều họa tiết tinh xảo và được bảo tồn khá nguyên vẹn. Thời kì đồ đồng ở Trung Quốc kéo dài qua hai triều đại nhà Thương và nhà Chu đã để lại rất nhiều hiện vật chứng minh sự phát triển rực rỡ của văn hóa đồ đồng.




 
 Những vật tùy táng này cho thấy chủ nhân của ngôi mộ thực sự là một quý tộc tầm cỡ thời Tây Chu
 
 Hòm rương, hôp đồng còn nguyên vẹn
Tôi xem hình trên choáng, không hiểu ông (GDVN) đưa hình trên có phải do  họ đặt hàng hay làm giả không? nếu thật Ta nên thận trong đưa ra các thuyết về lịch sử. Chứ đồ đồng như lư hương Đình Bảng ngày nay so với cổ vật của họ, tôi ấm ớ thôi cũng thấy của ta thế nào ấy
Qua khảo cổ ta nên đưa ra những vấn đề lịch sử nên tôn trọng khách quan. Nếu như các giáo, tiến của ta phán, có lẽ dân ta giỏi hơn dân Do Thái chứ chẳng chơi.
       Thôi đừng thấy vài tổ chức không rõ nguồn gốc nó bảo ta nhất: về văn minh ở mục này mục kia mà các nhà báo, nhà mạng cứ "dớn" đưa lên cứ như ta được giải NOBEN tôi sợ thế giới người ta cười, các nông quê chúng tôi tưởng bở cứ đắp chăn ngủ vì "Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới" thì gay lắm các nhà mạng ơi! Các bạn có tội với dân tộc đấy?
         Nếu đúng "Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới" thì thế giới này kinh khủng lắm các bác thử suy diễn mà coi?
          Hay các thông tin về văn minh của nhân loại hiện nay thông tin là tầm bậy?
          Lý sự của tiến sĩ Đào Văn Khanh trên Vietnamnet có gì mới xin ngài chỉ giùm, để chứng minh dân ta hạnh phúc thứ nhì Quả đất ở điểm nào? ơi! ngài ...sĩ Đào Văn Khanh?

20 thg 6, 2012

THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC NHẤT?



Mới đây, hàng loạt báo mạng Việt Nam đưa tin "Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới", rồi "Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới" theo đánh giá của Quỹ Kinh tế mới (NEF) dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI). … TS. ĐÀO VĂN.TUANVIETNAM.NET
 Đọc bài của ông TS trên không biết ông ta là TS kiểu gì, bằng lấy ở đâu mà thấy ngôn từ nó lằng nhằng thế nào? Viết báo để cho người dân có bằng PTCS cũng hiểu được, tôi hỏi mấy bạn có bằng dưới, ngang, trên ông TS này họ bảo tao thấy nó “ lằng nhằng” thế nào ấy?
Thôi đã có bằng TS thế nào cũng phải có vài bài đăng trên tạp chí … mới có bằng TS mong ông TS viết lại vài gạch đầu dòng để cho dân Việt biết: “nước ta hạnh phúc thứ 2 trên thế giới”, bởi những thứ gì?
Chứ như vài dòng này:
Trở lại với chỉ số hành tinh hạnh phúc, chúng ta hãy nhìn vào một vài quốc gia bị cô lập gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nên nếu người dân được ban phát điều gì đều được xem là "ân sủng" và "vui sướng tột cùng", thì cảm giác "hạnh phúc" cũng là điều dễ hiểu.
Đức Phật còn phải trải qua 81 kiếp nạn mới thành chính quả thì sự gian truân của con người để tu hạnh và đạt được hạnh phúc là điều cực kỳ nan giải, nữa là một quốc gia còn đang phát triển, còn đang nhiều "vấn nạn".
Thiết nghĩ "người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 trên thế giới?'' đã có câu trả lời.” - TS. ĐÀO VĂN KHANH.TUANVIETNAM.NET
Người trong cơ quan chức năng có thể cho ông TS ? trên có “dấu hiệu phản động”.

14 thg 6, 2012

MỘT GÓC NHÌN VỀ THUẾ




          Mùa Hè miền Bắc nắng gắt, không khí oi nồng, mấy bác thợ xây mặt xém nắng, mồ hôi ướt đầm đi vào quán ăn gọi một đĩa thịt lợn luộc, nửa lít rượu nút lá chuối, xong bữa rượu mỗi người dùng hai gói mỳ cùng một ấm chè mạn thế là xong bữa trưa, chiều đến họ lại đội nắng nóng lên giáo xây, mồ hôi ban chiều thêm thấm đẫm áo.
           Một người trong nhóm xin nghỉ chiều để làm “sổ đỏ” mảnh đất ở của ông nội để lại từ những năm giữa thế kỷ trước, nhưng lâu rồi chưa đủ tiền lệ phí, ông đến phòng “ một cửa” trình giấy tờ, người đầy tớ ngồi trong phòng lạnh hất hàm nói: giấy tờ của ông thiếu nhiều chưa đủ điều kiện hoàn tất thủ tục. Ông chủ hỏi còn loại gì? Đầy tớ gắt: ông đi làm thủ tục mà chưa hiểu ra hỏi nhân viên phòng ngoài. Hơi máy lạnh cùng lời lạnh ấy làm ông chủ ráo mồ hôi. Ông tự hỏi sao giữa trời nóng nung thế này sao cái phòng ấy mát như vậy?
Ông đến gặp đầy tớ ở phòng ngoài được giải thích thủ tục còn thiếu nhiều lắm, họ nói một lô thứ văn bản, ông chủ nghe ù tai không hiểu được các văn bản ấy. Theo bản năng của ông chủ, ông hỏi chú xem lại cho anh, giúp anh, anh không quên ơn! Đầy tớ thấy lời van liền bắt lời: Để tôi lo, rồi giọng nhỏ đi nhưng đanh: khoảng 10 triệu là xong. Ông chủ nghe đến số tiền quá, đời làm phu hồ chưa bao giờ nhận được, choáng ông chủ lăn đùng xuống nền nhà.
        Ông chủ hơi tỉnh thấy mình nằm trong bệnh viện, nóng, khát… loáng thoáng nghe bạn học cũ công tác ở nghành thuế đã hưu nói với các bạn thợ: Các ông ăn một gói mỳ cũng phải nộp thuế GTGT, để thành đống tiền ngân sách cho các đầy tớ dùng máy lạnh vô tư, còn ôtô đưa đón không phải tiền mua xe, mua xăng lại còn có cả lái xe hầu nữa... Văn bản của bạn tôi đã đủ để làm “sổ đỏ” thế mà nó còn hành bạn tôi đến thế này.
        Ông chủ tỉnh hơn nghĩ mấy ngày nay đài nói về cái Vinaline nó mua cái ụ nổi 4 mươi mấy tuổi tốn bao nhiêu tỷ mà không dùng được, tiền ấy chẳng lẽ thu từ những gói mỳ? những gói mỳ?

6 thg 6, 2012

TRẢ THÙ XÓA CẢ TÊN LÀNG



        Quân Bắc triều rút rồi, Trịnh Tùng nắm binh quyền ở Nam triều. Khi đó, nội bộ Nam triều lại lục đục: Năm Nhâm Thân (1572), tướng cũ của Trịnh Kiểm là Lê Cập Đệ mưu giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho vua Lê, âm mưu bị lộ, Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết chết. Vua Lê Anh Tông sợ hãi đang đêm đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An.
       Trịnh Tùng cho người hạ sát vua Anh Tông, đón hoàng tử thứ năm là Lê Duy Đàm lập làm vua, tức là vua Lê Thế Tông. Tân vương phong Trịnh Tùng làm Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chủ dinh kiêm Quản Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự. Trịnh Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn, vua Lê chỉ là bù nhìn. Từ khi Trịnh Tùng nắm trọn binh quyền, lực lượng phía Nam triều mạnh lên nhiều, quân Trịnh bắt đầu lại mở các cuộc tấn công ra Bắc.
        Suốt thời Trịnh Kiểm cầm quyền, quân Lê và quân Mạc đánh nhau khi được khi thua, hai bên giằng co mấy chục năm bất phân thắng bại. Năm 1580, phụ chính nhà Mạc là Mạc Kính Điển chết, nhà Mạc suy yếu. Trịnh Tùng bắt đầu chiếm ưu thế.
        Năm 1591, Trịnh Tùng đem quân bắc tiến áp sát thành Thăng Long. Đầu năm 1592, Mạc Mậu Hợp chạy sang Gia Lâm, thống suất thủy quân để làm thanh thế trên sông Nhị Hà cho các tướng giữ thành Thăng Long. Trịnh Tùng thúc quân tổng tiến công. Các tướng Mạc tan vỡ bỏ chạy. Đại tướng Nguyễn Quyện bị bắt, quân Mạc chết rất nhiều.
       Trịnh Tùng rút quân chủ lực về. Mạc Mậu Hợp thu tàn quân án ngữ sông Nhị Hà, lại ham sắc đẹp của vợ tướng Bùi Văn KhuêNguyễn Thị Niên nên muốn giết Khuê. Tháng 8 năm 1592, Bùi Văn Khuê biết chuyện bèn đem quân hàng Lê, hợp binh với Trịnh Tùng đại phá quân Mạc.
       Tháng 11 năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long. Mậu Hợp thua chạy về Kim Thành (Hải Dương). Mậu Hợp lập con là Mạc Toàn lên ngôi, tự mình làm tướng thống suất quân đội. Sau các cuộc chiến tại khu vực các phủ Nam Sách, Hạ Hồng, Kinh Môn trong tháng 11 và 12, Trịnh Tùng đại phá quân Mạc. Mạc Mậu Hợp phải bỏ trốn đến huyện Phượng Nhãn, bị bắt sống sau đó ít ngày và bị hành hình.- Theo Wikipedia
       
 Theo lời truyền vùng Dương Kinh, hành hình xong Mạc Mậu Hợp,Trịnh Tùng đưa quân về  đào mả nhà Mạc, nhưng Mạc Đăng Thận đã di cốt của nhà Mạc đi rồi Trịnh Tùng nổi giận triệt hạ Dương Kinh đến trăm ngày, chắc có cảnh thịt nát xương tan lửa cháy ngút trời... 

Xưa tổng Cổ có 6 làng từ cuối là Trai: Cổ Trai, Nhân Trai, Trí Trai, Lễ Trai, Nghĩa Trai, Tín Trai, Trịnh Tùng trả thù về vật chất chưa hả, còn xóa cả tên làng 4 làng Trí Trai, Lễ Trai, Nghĩa Trai, Tín Trai, còn Nhân Trai có liên quan đến họ Trịnh nên nay vẫn còn. Cổ Trai chắc ăn sâu vào lòng dân nên không xóa nổi. 

Trên đường về Kinh Đô, giữa đêm Trịnh Tùng còn tàn sát cả làng gốm Chu Đậu vì đã giúp nhà Mạc, ghê đến thế là cùng. Sao không chiếm và sử dụng những cung điện ở Dương Kinh, đó là xương máu, tiền thuế của dân tạo nên, lạ thay? có người khen Trịnh Tùng giỏi khôn như cha,  hạ sát vua Anh Tông, giết em vợ Nguyễn Uông để chiếm ngôi báu... Có người chê Trịnh Tùng thiển cận?  Phù Lê xong lại buộc Lê làm bù nhìn, có đúng đạo người quân tử không? sử ghi có đúng vậy không?
         Lịch sử Việt đã ghi triều đại sau dùng ngôi báu của triều trước hình như đều có ứng xử kiểu Trịnh Tùng, may mà thời nay không phá Huế, Sài Gòn, có người bảo do thời thế ấy mà, có lẽ cũng không nên phán thế vì phía bên kia nói: tắm máu Sài Gòn, nhưng lịch sử không vậy.
        “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” Nay Âu châu đi đến cộng đồng chung, mà ta sao còn phân biệt lý lịch, những lầm lạc của giai cấp thống trị là nhất thời, Dân tộc mới trường tồn, ứng xử như Trịnh Tùng lịch sử lên án, ấy thiếu là nhân tính. Chúng ta nên suy nghĩ: thịt da ai cũng là người.
       Ghi lại chút lời dân gian nếu có gì chưa đúng họ Trịnh xin ghi thêm hoặc bớt đi?

3 thg 6, 2012

TÌNH YÊU CỦA CON NGƯỜI VỚI ĐẤT VỚI CÂY




         Chiều Hè về quê tôi bảo em gái: Hay nhỉ cây mít nhà mình bây giờ đã có quả, nó nói: Ông bảo em bao giờ tao chết chúng mày mới trồng được mít.
       Khi tôi còn nhỏ bố tôi hay chọn giống mít tốt về trồng, ông tôi nói có trồng cũng không có quả đâu. Mà thực mít bố tôi trồng tốt um mà không có quả rồi từ từ chết.
       Nay tôi đã thành ông nội rồi nghe em nói tôi sực nhớ lại: Khi nhỏ đêm ngủ với ông thường được ông kể cho nhiều chuyện như: Tam Quốc, Tây du, chuyện cổ tích .. khi kể chuyện ma lắm lúc sợ chui vào nách ông. Một đêm trăng thu vằng vặc tôi hỏi ông sao mít nhà mình không có quả? Ông kể năm 1920 đổi được mảnh vườn của bác Cả liền nhà có nhiều cây mít cổ thụ trồng từ những năm đầu thế kỷ XIX, do thời ấy lúa hiếm mà mít khó bán để chuyển thành gạo nên ông tôi phá để trồng lúa, chỉ để lại một cây gốc to gần hai người ôm bên cạnh đống rơm. Năm 1932 bố tôi 6 tuổi lấy diêm đốt thấy cháy thích quá reo hò như thắng trận không ngờ gió lớn bén cháy đống rơm trời hanh lửa ngút trời thiêu cả cây mít hơn trăm tuổi. Thương con ông không đánh mà còn ôm vỗ về cho đỡ sợ.                            
        Ông tôi thương tiếc cây mít nhiều đêm khó ngủ vì đây là cây mít của cụ tổ họ Nguyễn Công trồng khi đến Trà Phương lập nghiệp, cây to khỏe chống chọi biết bao cơn bão giông của vùng ven biển nhiệt đới mà bị lửa rơm thiêu. Sau đó thường xuyên ông chọn giống mít tốt để trồng vào nơi ấy nhưng không có quả. Ông nói với tôi quả báo đấy cháu!
       Tôi giật mình thế mà Ông tôi đã đi xa tròn 30 năm lòng tôi biết bao thương nhớ ông. Sinh thời ông bà cùng cô chú tôi lao động hết mình dành dụm mua được hơn 3 mẫu ruộng, mấy con trâu, ông mong mua lại hơn trăm mẫu ruộng của tổ tiên xưa, nhưng thời đại đã xóa đi. Nhiều kẻ lấn đất của ông nhưng đến nay vẫn còn 1.337 m2 để cho hậu duệ. Mỗi vuông đất ông tôi quý như vàng nào trồng mía, trồng chuối… trồng tre vây rào để phòng trộm, ao sâu thì nuôi cá, trồng rau. Bốn mùa không thiếu thứ gì, nên trong cơn bĩ cực  năm 1945 nhà tôi không ai bị chết đói. Ông nói có đất tất có cơm, có vàng có khi vẫn chết đói, năm 1945 năm lời này là thực.

Cánh đồng Hương quê tôi nếu không có các trưởng lão, người có quyền cũng cưỡng chế để làm theo ý cá nhân, họ không sợ gì cốt có tiền.

         Mùa Hè năm Nhâm Thìn trở về quê ven đường ngát hương thơm lúa chín vàng, trời xanh cao vời vợi, lòng nao nao nghĩ về đất về nước, nghĩ về những kẻ lợi dụng cơ chế để lấy đất của nông dân, có chỗ xưa vào lúc này ngát hương thơm lúa chín vàng, nay cỏ mọc bời bời, trời xanh cao vời vợi, nông dân được chút tiền đền, từ sinh đến giờ chưa thấy đống tiền to vậy, nhiều gia đình tan nát vì không biết sử dụng tiền, dẫn đến giai thì nghiện gái buôn chồng người, nghĩ về Vinashin, Vinalines, Vi nào nữa những đồng tiền thuế, tiền đền đi đâu? Cho nước mình hùng cường?
       Đừng để các chú, cháu công an phải dùng dùi cui với người dân lấy thân mình giữ đất, có thể người dân ấy mới hôm nao còn là người lính chống ngoại xâm, có thể trong mình còn đầy vết đạn của cuộc chiến nào? Có thể họ chưa hẳn đúng với “quy định hiện hành”, có thể họ chưa biết hết nội dung của thông tư, chỉ thị…nhưng từng vuông đất đã thấm mồ hôi và có thể cả máu của họ, trên đó có những ngọn muống cũng thấm tình như cây mít của nội tôi khi xưa, nên vì đất có thể bùng nổ những điều mà các Viện chưa nghiên ra.
        Chúng ta cần phải thấy sớm hậu quả: nếu 30% dân số chiếm giữ 70% tài sản của toàn xã hội?
       TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng CIEM: Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật! Trong khi hàng triệu người dân phải tính từng đồng bạc, từng mớ rau, quả trứng thì sự phung phí một cách vô lối ở các tập đoàn như thế rõ ràng là một tội lỗi. Tội lỗi đối với nền kinh tế. Tội lỗi đối với người dân. Đây chính là lúc Nhà nước phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá một cách cầu thị và dẫu có đắng cay, cũng phải làm để có thể gầy dựng lại từ đống đổ nát này. Trước mắt, cần phải xem xét toàn diện khung pháp lý về quản trị đối với các tập đoàn nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Câu hỏi đặt ra là còn những “tên tuổi” nào chưa bị phát hiện.