Ông
nội tôi (1897 - 1982) truyền: thượng tổ Nguyễn Công Tiến làm quan triều Quang Trung sợ
trả thù của triều Nguyễn đã chia gia đình: Tổ ông cùng ba con trai đến Trà
Phương, Thụy Hương, Kiến Thụy, TP Hải Phòng khoảng năm 1802, Tổ bà cùng con
trai cả và ba con gái đi một phương do loạn nên không liên hệ được. Dấu tông
tích Tổ đã không cho biết quê ở đâu và danh tính Tổ bà, nên nay không có danh
& ngày kỵ của Tổ bà.
Đến Trà Phương ngụ, Tổ dấu mình không
tham gia hoạt động xã hội. Theo TỔNG TRÀ PHƯƠNG KHOÁN ƯỚC lưu tại Viện Hán Nôm
ghi rõ: con thứ 2 của Tổ là Nguyễn Công Trình (đời thứ II) năm 1825 làm Trùm tổng được phong
Hậu thần Trà Phương, con trùm tổng Nguyễn Công Trình là Nguyễn Công Hậu (đời thứ III) cũng làm Trùm tổng được phong Hậu
thần Trà Phương.
Đến đời thứ IV họ Nguyễn Công có dấu hiệu
bị lộ, Trùm tổng Nguyễn Công Hậu đề phòng nhà Nguyễn trả thù nên đã
dấu cháu họ Nguyễn Công Phác (đời thứ IV) có đủ bản lĩnh đến trú tại chân núi Vọ - Đồng
Tử.
Người làm nghề đánh cá trên sông Đa Độ lấy núi Vọ còn có tên là Vụ Sơn làm nơi sống, một đêm có người gọi đò sang Úc Gián không được, Ngài đã tự nguyện chở Khách qua sông, đến bờ người Khách trả tiền Người không nhận nói chỉ giúp thôi, vì nhiều lần Người đã tự nguyện chở người nhỡ đò như vậy. Rồi năm tới có người gọi đò không được, trong đêm Người đưa thuyền đón, họ lại trả tiền nhưng Người không nhận và không ngờ người đó lại là người Khách năm xưa, thấy vậy người Khách nói: tôi có biết chút địa lý nếu phúc ngài có thì sớm mai ngài mang 7 bát để vào nơi ngài thích xung quanh núi Vọ, khoảng giờ Tỵ ngài xem nếu bát nơi nào có hơi nước bám trong lòng bát đấy là linh huyệt, hài cốt táng vào nơi ấy tất phát quan, phát thợ. Hai người tạ ơn nhau, sớm hôm ấy Người mang 7 chiếc bát để các nơi, đến giờ Tỵ Người thấy một bát có nhiều hơi nước bám quanh, Người nhìn về hướng Đông thấy tảng đá hình bàn tay bóng chiếu đúng đầu mình Người mừng lắm rồi đánh dấu nơi ấy:
Người làm nghề đánh cá trên sông Đa Độ lấy núi Vọ còn có tên là Vụ Sơn làm nơi sống, một đêm có người gọi đò sang Úc Gián không được, Ngài đã tự nguyện chở Khách qua sông, đến bờ người Khách trả tiền Người không nhận nói chỉ giúp thôi, vì nhiều lần Người đã tự nguyện chở người nhỡ đò như vậy. Rồi năm tới có người gọi đò không được, trong đêm Người đưa thuyền đón, họ lại trả tiền nhưng Người không nhận và không ngờ người đó lại là người Khách năm xưa, thấy vậy người Khách nói: tôi có biết chút địa lý nếu phúc ngài có thì sớm mai ngài mang 7 bát để vào nơi ngài thích xung quanh núi Vọ, khoảng giờ Tỵ ngài xem nếu bát nơi nào có hơi nước bám trong lòng bát đấy là linh huyệt, hài cốt táng vào nơi ấy tất phát quan, phát thợ. Hai người tạ ơn nhau, sớm hôm ấy Người mang 7 chiếc bát để các nơi, đến giờ Tỵ Người thấy một bát có nhiều hơi nước bám quanh, Người nhìn về hướng Đông thấy tảng đá hình bàn tay bóng chiếu đúng đầu mình Người mừng lắm rồi đánh dấu nơi ấy:
Ngay đêm ấy Nguyễn Công Phác bí mật về Trà Phương xin anh Nguyễn Công Nhiên để đưa hài cốt bố mẹ Nguyễn Công Tự & Bùi Thị Biệt đến chân núi Vọ nhưng không được chấp thuận. Nhưng ngài đã quyết, nên trong đêm ấy lấy các hài cốt họ Nguyễn Công mang táng ở chân núi Vọ.
Cụ Nguyễn Công
Vãn đời thứ VI nói: họ Nguyễn Công bị mất mộ Tổ từ lâu. Theo gia phả họ Nguyễn
Công thì cụ Vãn gọi Người là ông chú vậy việc họ Nguyễn Công mất mộ Tổ là thật.
Năm 2003 có phong trào quy tập mộ về
chung, Nguyên Công ở Đồng Tử đã
khai quật khu này lấy được 4 tiểu của Nguyễn Công Tự (đời thứ III) vợ Bùi Thị
Biệt, còn 2 tiểu nghi là của Nguyễn Công Sự; Nguyễn Thị Kha ( đời thứ II bố mẹ
của Nguyễn Công Tự ) về nghĩa trang Đồng Tử.
Sau khi tạ mộ cháu dâu đời thứ 9 vong nhập phán dữ dằn: tao vẫn ở chỗ cũ, cả họ sợ đến tìm lại thấy còn một ngôi nữa, không dám chuyển vào nơi mới mà xây xung quanh hài cốt đó.
Sau khi tạ mộ cháu dâu đời thứ 9 vong nhập phán dữ dằn: tao vẫn ở chỗ cũ, cả họ sợ đến tìm lại thấy còn một ngôi nữa, không dám chuyển vào nơi mới mà xây xung quanh hài cốt đó.
Xin lễ đặt trứng
Những người tham gia đặt trứng tìm mộ Tổ Nguyễn Công Tiến
Theo gia phả, lời của cụ Vãn đời thứ 6,
những yếu tố tâm linh về mộ Tổ, tôi suy đoán đây là hài cốt của thượng tổ
Nguyễn Công Tiến, vì có thể Nguyễn Công Phác đã lấy cả hài cốt cuả ông, bà, bố
mẹ, tiện thuyền và xác định nơi núi Vọ là linh, nên Người đã mang cả hài cốt của thượng tổ Nguyễn Công Tiến để vào nơi linh địa, nên cụ Vãn
xác định mộ Tổ bị mất không rõ nguyên nhân?
Ngày Canh Thân, tháng Canh Tuất (26/10/2012) làng Đồng Tử tổ chức lễ đón nhận: Di tích lịch sử cấp quốc gia” cho núi Vọ; Di tích lịch sử cấp Thành phố cho đình Đồng Tử, tôi cùng ông Nguyễn Công Hường đến dự lễ này, đồng thời đến chân núi Vọ để thử xem có phải ngôi mộ tại chân núi là của Tổ họ Nguyên Công Trà Phương.
Thủ tục trứng gà còn tốt từ 1 đến 5 quả rửa sạch đặt trên ban thờ khấn xin tổ tiên linh ứng, đến nơi nghi có hài cốt của người thân ở dưới âm, dùng đũa ăn cơm còn mới cắm vuông góc với mặt đất nơi nghi có hài cốt của thân nhân, người thực hiện phải là người cùng huyết thống, khấn vong của người đã khuất, hai tay đặt trứng nằm ngang trên đầu đũa nếu trứng nằm im trên đầu đũa dưới tất là hài cốt của người thân.
Đặt trứng nằm ngang trên đầu đũa, trứng nằm im trên đầu đũa dưới tất là hài cốt của người thân.
Căn cứ vào truyền ngôn và thực nghiệm trên khu đất núi Vọ tôi khẳng định hài cốt của thượng tổ Nguyễn Công Tiến đã Nguyễn Công Phác di đến đây khoảng gần 200 năm.
Bằng phương pháp này năm 2003 gia đình
vợ tôi đã tìm được hài cốt của chú vợ Nguyễn Văn Liễn cán bộ thành ủy Hải
Phòng hy sinh năm 1951 tại Xã Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên.
Qua đây và nhiều người đã tìm được hài
cốt người thân, nhất là các liệt sĩ bằng phương pháp này. Tôi nghĩ rằng với
hàng nghìn Tiến sĩ, … hãy nghiên cứu vấn đề này giúp dân tìm hàì cốt thân nhân
sau mấy cuộc chiến tranh thì ích nước lợi dân biết bao?
Ngày
14/ 9 năm Nhâm Thìn.
1897 chứ không phải 1997.
Trả lờiXóaCám ơn Bác!
Trả lờiXóa