5 thg 9, 2012

NGƯỜI ĐI TU THEO CÁC ĐẠO CÓ CẦN BIẾT PHÁP LUẬT




Người xuất gia tu theo các đạo: Phật, Gia tô, Tin lành... có cần hiểu biết pháp luật?
Theo luật Việt Nam những người có chức sắc trong các tôn giáo được xem xét giảm nhẹ trong hình phạt khi vi phạm pháp luật.
Ví dụ trong luật giao thông đường bộ không quy định người "người xuất gia" được quyền vượt đèn đỏ.
Như vậy "người xuất gia" cũng chịu sự chi phối của pháp luật, để đảm bảo an toàn cho cá thể ấy và an toàn xã hội.
Trong tình hình quản lý di tích văn hóa, lịch sử... hiện nay ở Ta thì các "người xuất gia" đa số là người kiêm quản lý "nơi hành Đạo" đồng thời có thể là di tích, một cách mặc nhiên, có nơi họ tự đến "quản lý", thật lạ mà có thật. 

“Sư Thích Đàm Khoa đã khóc trong cuộc họp, thừa nhận những sai phạm trong việc tháo dỡ, hạ giải và xây mới hai hạng mục là gác khánh và nhà tổ trong thời gian qua.
Sư thầy khẳng định: “Tại tôi tất. Không liên quan gì đến các lãnh đạo xã và huyện. Vì lời kêu cứu của tôi suốt 4 năm trời không được đáp ứng nên tôi cũng đành liều. Nếu chờ thì không biết chờ đến bao giờ”.

Và sư đã làm thế này:



Nếu không bị xử lý thích đáng thì sư khác lại làm hơn như trên.

Theo sư thầy, trong 4 năm qua, nhà chùa đã làm đơn lên các cấp xin được tu bổ, tôn tạo hai hạng mục kể trên do xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể là mái nhà tổ trong tình trạng sạt một góc lớn, cột chống đã mục, phải dùng nhiều cột chống tạm sơ sài, một con hoành đã bị rơi hẳn xuống nhưng may mắn không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, những lá đơn của nhà chùa đã không được đáp ứng kịp thời, dẫn đến hành vi tự động tháo dỡ, hạ giải, trùng tu theo kiểu “phá di tích” như báo chí đã phản ánh.

Sư thầy Thích Đàm Khoa cũng cho biết số tiền 5 tỷ đầu tư cho công trình có 2 tỷ là tiền công đức của nhà chùa, 3 tỷ còn lại sư thầy đi vay tiền công đức ở các chùa lân cận.” - Theo Toquoc.vn.

Như vậy sư thầy có hiểu luật nên mới làm đơn đến nơi cần xin.
Không hiểu vì đâu mà xin lâu vậy, mà ai không cho? và: Vì lời kêu cứu của tôi suốt 4 năm trời không được đáp ứng nên tôi cũng đành liều.

Chùa ở Tiên Phương – Hà Nội vậy.

Đây chùa Trà Phương – Hải Phòng:

bảo tàng nghệ thuật tượng gỗ, đá và đồ thờ thời Mạc, Nguyễn, nguy cơ bị hủy thay bằng "đồ bê tông" cho hoành tráng, nên "người xuất gia" không cần xin vẫn:

 

Xây tường bao như trại giam, chỉ nhìn thấy chóp mái chùa cổ: Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia:
 
Dân kiến nghị, Quan yêu cầu dừng xây, ai chỉ đạo? thợ vẫn xây:

 
Nhưng tài hơn sư thầy Thích Đàm Khoa: ...tôi cũng đành liều, ni cô Trang  lại đứng sau xúi và tổ chức, còn các Quan lại cầm xẻng động thổ xây chùa mới thế mới hơn sư Thích Đàm Khoathật là: Thấp cơ thua trí đàn bà. Mặc sự cấm của nhà nước cấp huyện "người xuất gia" chỉ đạo vẫn tiếp tục xây tường vây chùa. 

Đường vào chùa như lối vào trại giam ở Côn Đảo:

Nó là một thông điệp mà ni cô Trang thách thức pháp luật và xã hội.

Nên nhà nước yêu cầu các tôn giáo phải giáo dục cho "người xuất gia" những luật có liên quan đến việc hành đạo của họ để họ tuân theo pháp luật.

Giáo hội các đạo phải giáo dục "người xuất gia" đạt tới ngưỡng nào đủ Đức - Tài...mới cho hành đạo, như vậy họ sẽ không vi phạm Giáo luật và Pháp luật, họ mới là tấm gương cho các tín đồ soi, là người có ích cho Đạo và xã hội, nếu không họ là kẻ phản Đạo, có thể gây nguy hiểm cho tín đồ và xã hội. 

Họ phải hiểu biết về Luật di sản, thì các di sản mới không bị xâm phạm.

Như việc xẩy ra tại chùa Trăm Gian "người xuất gia" đã gây hậu quả cho di tích cấp Quốc gia, việc xẩy ra tại chùa Trà Phương "người xuất gia" đã gây phản cảm cho xã hội

Tiền của tín đồ có thể được tạo ra từ: máu, nước mắt, mồ hôi...để công đức, có thể tiền tạo ra từ tham nhũng...? đưa vào công đức để rửa tội? 

Ở chùa Trăm Gian "người xuất gia" nói: " số tiền 5 tỷ đầu tư cho công trình có 2 tỷ là tiền công đức của nhà chùa, 3 tỷ còn lại sư thầy đi vay tiền công đức ở các chùa lân cận.”. Như vậy tiền công đức có thể thúc đẩy "người xuất gia" có quyền sở hữu, sử dụng không ai, tổ chức nào giám sát và từ nó mà "người xuất gia" vi phạm luật pháp và đạo pháp.
Nguy hiểm nhất là kẻ lợi dụng đạo để mưu lợi, danh... đẩy xã hội thêm rối ren.


Tham khảo: Đền bà Đế, Đồ Sơn Hải Phòng.

Đền bà Đế chưa trùng tu 





Trùng hay xây mới, ai quản, nay do đàn bà tổ chức quyên và làm bằng tiền thập phương, theo ý đàn bà, như đây: 


và dân bản địa có lời .... - nếu vì mục đích buôn thần bán thánh liệu có tội?. 

Mộ cổ nay chắc trùng tu mất rồi


Nếu tu bổ tốt liệu có hay hơn mới không?, đó là câu hỏi để những nhà quản lý trả lời Dân.
Ảnh theo Anhoangtrungtuong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét