16 thg 6, 2011

Sống thọ & khi hậu

Đến Mường Chậm (Lũng Vân, Tân Lạc, Hòa Bình) ít nhiều đều có cảm nhận mảnh đất, con người nơi đây thật yên bình thơ mộng và chậm rãi như chính cái tên gọi của nó. Người dân bản sống ở đây tuổi thọ rất cao và đã có ai đó ví von rằng nơi đây là thung lũng của "những người không chịu về chầu trời".Ông Dững cũng cho hay, Lũng Vân là một trong những địa phương nghèo nhất nhì của huyện. Nhưng người dân nơi đây tự hào về số lượng những người cao tuổi nhiều nhất nhì không chỉ trong huyện, trong tỉnh mà còn của cả nước. "Riêng số người trong độ tuổi thất thập cổ lai hy thì không đếm xuể, nhiều lắm. Còn những người từ 80 - 90 tuổi có cả trăm người và hàng chục cụ tuổi từ 90 đến trên 100. Hằng năm, mỗi dịp đầu xuân năm mới, địa phương lại tổ chức thượng thọ cho các cụ cao niên trong xã".Nhiều người đến Lũng Vân thấy cuộc sống nơi đây còn khó khăn, nhưng nhiều cặp vợ chồng lại sống với nhau "bách niên giai lão" thì hết sức ngạc nhiên. Nếu so với mực nước biển thì Lũng Vân có độ cao gần nghìn mét. Đây là thung lũng cao nhất trong khu vực. Khí hậu nơi đây chia làm hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa hè. Ông Dững chỉ về phía sườn đồi rồi bảo, ở ngoài đó nếu nhìn nắng nóng thế đấy, nhưng nếu đo nhiệt độ chỉ có khoảng 22oC, rất mát mẻ. Nhiệt độ vào mùa này nó cứ thế, tối đến có hôm phải đắp chăn bông ấy. Nhưng vào mùa đông thì rất lạnh. Ông Dững từng chứng kiến cảnh băng tuyết ở các thôn bản của mình, đó là một buổi sáng sớm khi ông thức dậy thì băng tuyết đã rơi ngập các mái nhà, các vũng nước bên con suối đều bị đóng băng. Rét làm cho những con trâu ở đây cũng không chịu được mà ngã xuống, ấy vậy mà những người già nơi đây thì vẫn bình chân như vại.

Lũng Vân – Chuyện bây giờ mới kể (P1)
lundi 8 février 2010 10:15:58
HANU, tourism, Hòa Bình, Lũng Vân
(Một chuyến đi, một hành trình, một điểm đến với những kỉ niệm đáng nhớ)



Cách đây hơn 2 tháng chúng tôi có “nhiệm vụ” lên Lũng Vân. Gọi là “nhiệm vụ” vì chuyến đi này không có một chút nào là ý chí tình nguyện, thích thú hết. 1 môn học với project xây dựng tour du lịch sinh thái cộng đồng cho khách du lịch, óai oăm là vì để có được 1 tour hoàn toàn tự nghiên cứu nên phải chọn một vùng núi có tiềm năng nhưng trước đây CHƯA HỀ CÓ DU LỊCH , nghĩa là … vùng đó hoang vu, hẻo lánh, ít người biết đến, và bạn sẽ không thể tìm thấy thông tin gì từ Internet. Thêm vào đó, vùng Lũng Vân chúng tôi phải đến còn là một vùng vừa thóat khỏi chính sách 135 của chính phủ, nghĩa là cũng rất nghèo nữa. Cứ tưởng tượng 5 đứa con gái đi đến vùng rừng núi xa xôi, toàn người dân tộc, và ngay cả đường đến đó cũng còn không có trên bản đồ. Chưa hết, chúng tôi còn bị ám ảnh với chuyện lạc đường cả nửa ngày và muỗi đốt chi chít từ các bạn đi địa điểm khác trước đó. Ôi chao là sợ ! Nhát chết!

Deadline đến gần. Chúng tôi xách balô lên đường, với vài thông tin và tấm ảnh lẻ tẻ trên mạng ko đáng kể, chủ yếu là đi bằng Niềm Tin: CỨ ĐI LÀ ĐẾN . Nhồi nhét trên 1 chiếc xe lên Hòa Bình , hỏi tài xế là dân Hòa Bình và lại một phen sợ xanh mắt vì người ta cam đoan trên đó chưa có điện, đường đi xấu, người dân tộc ko ai biết tiếng Kinh… Lên đến trung tâm thành phố Hòa Bình và ở qua đêm tại nhà người quen, ngay cả lúc này vẫn có ý kiến bàn lùi đi đến 1 xã khác gần hơn Lũng Vân…
6h sáng, chúng tôi bắt xe bus lên thị trấn Mường Khến (huyện lỵ của Tân Lạc).



Từ đó lại hỏi thuê 1 chiếc xe oto nhỏ đi lên Lũng Vân, vì xã vùng cao Lũng Vân một ngày chỉ có 1 chuyến xe lên đó vào buổi chiều thôi. Từ Mường Khến đến Lũng Vân là 13km, xe đi theo tỉnh lộ 440, qua Địch Giáo, Quyết Chiến, Dốc Mùn.
Thời tiết khá xấu, trời mưa và rét, càng lên cao, trời càng mù sương. Tầm nhìn xa chắc tầm 3-4 m, đến mức chúng tôi chỉ nhìn được bên đường là mấy lùm cây, trong khi dưới đó là cả vách núi .

Du lịch cộng đồng ở Lũng Vân
Nằm cách trung tâm TP. Hòa Bình khoảng 40km, Lũng Vân (huyện Tân Lạc) được nhắc đến như “nóc nhà của người Mường Bi”, một trong bốn cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất xứ Mường Hòa Bình. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vỹ cùng nét văn hóa đặc trưng, Lũng Vân hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.
Lũng Vân là thung lũng nằm ở độ cao 1200m so với mặt biển, quanh năm mây mù bao phủ nên còn có tên gọi Thung Mây. Thung lũng được bao bọc bởi núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình vào khoảng 20 - 23,3ºC.

Bất chấp dòng chảy thời gian, văn hóa Mường ở Lũng Vân được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ những mái nhà sàn dốc hình con rùa với đức tin con rùa tượng trưng cho sự vững chãi đến những bộ váy của người phụ nữ Mường. Những chiếc váy truyền thống đa phần là màu đen, đầu váy trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật. Ngày nay, để phù hợp với lao động, váy có ngắn hơn song những đường nét tinh tế trong trang trí vẫn được lưu giữ. Lễ hội văn hóa xứ Mường Bi là một trong những sinh hoạt văn hóa cộng đồng được đông đảo người dân và du khách quan tâm. Mỗi lễ hội là một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ, tiêu biểu như Nạ Mụ, Nhóm lửa, Xuống đồng, Rửa lá lúa, đặc biệt là hai lễ hội lớn: Khai hạ, Cơm mới. Bên cạnh đó, người dân Lũng Vân với sự chân chất vốn có từ trong nếp ăn ở tới lối suy nghĩ hay niềm tin thờ tự cũng tạo ra sức hấp dẫn không kém với du khách. Cảnh sách thiên nhiên thanh bình và con người hiền hòa nơi đây cách xa những ồn ã, khói bụi của thành thị, dễ khiến du khách mở lòng và tạm gác mọi toan lo thường nhật.

Với những tiềm năng sẵn có, Lũng Vân hiện đang là một điểm thu hút khách du lịch. Du khách đến Lũng Vân thường tập trung vào hai ngày cuối tuần và đông hơn vào mùa lễ hội, tức dịp đầu năm, sau tết âm lịch truyền thống hoặc theo lịch thời vụ gieo cấy, thu hoạch lúa, hoa màu... Đến Lũng Vân, du khách có thể tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Mường, cùng làm những công việc hàng ngày với người dân hay tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Ở Lũng Vân có một chợ duy nhất, nằm ngay trung tâm xã, họp mỗi tuần một lần vào ngày thứ 3, du khách có thể đến đây để tìm hiểu những màu sắc văn hóa của dân tộc Mường. Những du khách thích khám phá sẽ không quên dành thời gian tắm suối, leo núi cô Tiên…



Những nhà dân có dịch vụ cho khách ngủ đêm thường chỉ có ở xóm Chiềng, tiêu biểu là nhà ông Thọ và nhà anh chị Trương Miệt. Giá chung cho một đêm ở là 200.000 đồng, khách sẽ ăn cùng gia chủ hoặc nhờ đặt ăn theo yêu cầu. Nhà hàng ở đây chưa xuất hiện nhiều, chỉ có vài địa điểm, được biết đến nhiều nhất là quán Trúc Hánh. Muốn tổ chức các hoạt động tập thể như đốt lửa trại hay dựng lều ngủ tại khu đốt lửa trại cần liên hệ trước với chính quyền xã, chi phí trung bình cho hoạt động này từ 100.000 - 300.000 đồng.

Nói về đề án phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình Đặng Tuấn Hùng nhấn mạnh đến xu hướng phát triển du lịch văn hóa giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó, những nét văn hóa của người Mường Bi được khuyến khích phát triển, đặc biệt để phục vụ du lịch cộng đồng. Hy vọng một ngày không xa, Lũng Vân sẽ trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách tìm đến khám phá và trải nghiệm.

Đinh Nhật Lê

1 nhận xét:

  1. Mùa hè , trời nóng nực , ông bà đem theo lương hưu đến Mường Chậm mướn một ngôi nhà để sống . Có thể đem theo Thư ,Khiêm ,Vừng (nếu bố mẹ chúng cho phép ).Nhớ máy tính xách tay nhé.

    Trả lờiXóa