15 thg 6, 2011

VỀ HỌ NGUYỄN CÔNG

Theo như một số nhà khảo cổ học (bảo tàng Nam Định)và các chuyên gia Nhật Bản đã về đây khảo sát.Lăng đá này có từ thời nhà Trần nếu đúng như gia phả để lại của dòng họ Nguyễn Công thì lăng đá này được vua Trần Thái Tông cho xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhà vua cho một vị quan họ Nguyễn Công trong triều đã có công lớn với triều đình (chưa rõ công trạng gì)thời đóLăng được xây dựng giữa cánh đồng (ngày nay người dân gọi là đồng cát vì đất ở đây có tỷ lệ cát khá cao giống như đất bồi ven sông hồng thích hợp cho trồng hoa màu cây lương thực)Hồi còn nhỏ tôi thường cùng mấy đứa bạn rủ nhau vào lăng bắn chim bắt tổ ong vì trong lăng có nhiều cây nhãn và nhiều cây dây leo rậm rạp leo quanh bốn bức tường xung quanh ,khi nào thích nằm lăn ra bậc thền đá mát rượiHiện nay lăng đá này vẫn còn khá nguyên vẹn, duy chỉ có một phần mái phía tây là bị nứt khoảng 2 cm dọc theo mái ,do bị sét đánh .Lăng có hình như một nụ sen khá đẹp mỗi cạnh khoảng 5 mét cao 15 mét,được ghép bằng những phiến đá lớn đồng nhất(mỗi phiến đá nặng khoảng trên 10 tấn).Chúng ta chưa lý giải được vì sao ngày xưa với công cụ thô sơ ông cha ta lại đưa được những phiến đá to lớn ở rất xa về như thế(loại đá xây lăng là đá xanh gần nhất cũng phải là Thanh Hóa cách gần 100 km).Trên tường đá phía trước có khắc nhiều dòng chữ nho đều đặn rất cân xứng.Cửa vào lăng được xây cổng gạch mái ngói nhưng đã hư hỏng khoảng 20 năm nay, Xung quanh lăng có tường bảo vệ được xây bằng gạch vồ dày 1,2 có chỗ 1,5 mét cao 3 mét,nhiều viên gạch vồ còn lại cho thấy nó được nung bằng củi hoặc rơm rạ (một thứ nhiên liệu có sẵn trong vùng thời xưa)gạch có kích thước 25-40-60cm nhiều viên hiện vẫn còn nguyên vẹn cho thấy kỹ thuật làm gạch của ông cha ta thời đó thật đáng khâm phục. Phần trên của nhiều đoạn tường gạch do thiên nhiên tàn phá đã bị sụp đổ .Năm 2004 dòng họ Nguyễn Công ,đứng đầu là ông Nguyễn Công Quỳnh (hiện sinh sống tại TP-Hồ Chí Minh)đã cho trùng tu lăng nhưng do kính phí có hạn nên chủ yếu chỉ là sửa chữa chắp vá để bảo vệ chứ không thể đủ kinh phí trùng tu được .Đây có thể coi như một di tích tôn giáo của một dòng họ có hàng ngìn năm lịch sử rất có giá trị về nhiều mặt (kiến trúc ,khoa học,tôn giáo ,lịch sử . v . v)chúng ta cần phải giữ gìn bảo vệ để con cháu chúng ta ngày mai sẽ hiểu hơn về giá trị lịch sử của nó về nhiều mặtĐôi nét về dòng họ Nguyễn Công ,đây là dòng họ không lớn trong khu vực hiện có khoảng 100 hộ cư ngụ tại xóm c xã Thành Lợi Huyện Vụ Bản Tỉnh Nam Định, và có khoảng 30 hộ đang sinh sống làm việc ở các nơi trong nước.Tại xóm c còn có một ngôi nhà thờ họ được xây dựng (ước khoảng 200 năm )theo kiến trúc cổ thời Trần (tường gạch cột gỗ mái ngói nam đỉnh mái có hoa văn rồng chầu nguyệt)ngôi nhà thờ luôn được bà con dòng họ trùng tu nhiều lần nên còn khá đẹp nguyên vẹn .Người dân họ Nguyễn Công ở quê sinh sống chủ yếu làn ruộng trồng rau nên kinh tế còn khó khăn thiếu thốn Thế nhưng dòng họ Nguyễn có truyền thống coi trọng chữ HIẾU với tổ tiên dòng tộc, mọi người ở xa gần luôn về nhà thờ xum họp gặp nhau ngày giỗ tổ trùng với ngày tết Thanh Minh hàng năm.Công việc trong ngày đó thường được trân trọng trang ngiêm dưới mái nhà thờ cổ.Mọi người gặp nhau trao đổi kinh nghiệm làn ăn dạy dỡ con cái học hành gia đình nào có con cái học giỏi được tuyên dương khen thưởng.Đó là một nét đẹp văn hóa rất quý của bà con họ Nguyễn Công nói riêng người dân châu thổ sông Hồng nói chung .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét