Ngày
16/2/2014 tại Hà Nội đoàn biểu tình kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam .
Những người biểu tình, thoạt tiên,
định đến đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ, vị Hoàng đế biểu tượng của đất nước,
nhưng khu vực quanh tượng đài đông
nghẹt thành viên của các câu lạc bộ khiêu vũ và thể dục nhịp điệu.
Những người biểu tình buộc phải đặt hoa tại đền
Ngọc Sơn.
Ngày
17/2/1979 là ngày Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm biên giới phía bắc Việt Nam, giết hàng vạn thường dân, phá hoại cả các công trình dân sinh, để lại hậu quả đau xót cho
dân thường, 35 năm qua vết thương trên người bị chúng tàn sát chưa lành.
Thế mà họ khiêu vũ được trong những tháng đau thương của dân tộc, chúng là ai?
Thế mà họ khiêu vũ được trong những tháng đau thương của dân tộc, chúng là ai?
Việc khiêu vũ này, với việc cắt đá hôm nao là chủ
ý của ai? Hay hoạt động bình của đô thị này?
Đền Ngọc Sơn:
"Trong bài “Nhận chân nhân vật Quan Vũ
trong Tam quốc diễn nghĩa” có
nói đến tượng thờ Trần Hưng Đạo và Quan Vũ trong đền Ngọc Sơn trên hồ Gươm ở Hà
Nội. Ngày 19-11-2010, tôi có dịp ghé vào đền Ngọc Sơn đã xem lại nơi thờ tự.
Ban thờ Đức Thánh Trần
Hai đại tự Trung và Nghĩa trên tường này là để ca ngợi Quan Công. Quan Vũ( ? - 263), tự Vân Trường, nguyên quán huyện Giải, tỉnh Hà Đông( nay là Sơn Tây), Trung Quốc. Tào Tháo trọng tài Ông phong làm Thiên Tướng Quân, rồi Hán Thọ Đình Hầu. Vua Văn Tông nhà Nguyên gia phong Hiển Linh Uy Dũng Anh Tề Vương. Vua Thiệu Trị nhà Thanh ra sắc phong truy tặng danh hiệu Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế.
Ban thờ có nhiều
cấp, nhiều bệ, cao dần lên về phía sau; có gian tiền, gian hậu. Gian tiền có
biển đề "Văn Xương đế quân" bằng chữ nho khá to treo bên cột. Trên
ban thờ, đằng trước là tượng một ông mặt đỏ, râu đen có biển đề: "tượng
thần Quan đế"; tiếp đó, ngồi cao hơn một chút là "tượng Lã Tổ" ;
tiếp nữa, ngồi cao hơn hẳn trong một cái khám thờ khá rộng là "tượng Văn
Xương đế quân". Bước vào hậu cung ta thấy ngay một khám thờ lớn đặt trên
cái bệ cao vượt bệ gian ngoài, trong đó ngự một pho tượng có biển đề:
"Tượng đức thánh Trần Hưng Đạo". (Các biển đề tên tượng đều bằng chữ
quốc ngữ).
Như vậy, đền Ngọc
Sơn như là một miếu Đạo giáo, thờ các vị thánh, thần, tiên. Hưng Đạo vương được
tôn lên bậc thánh, đặt ở vị trí cao nhất. Quan Vũ được coi là một vi thần. Văn
Xương đế quân vốn là vị tiên ở thượng giới. Còn Lã tổ không biết có phải là
tiên ông Lã Đồng Tân không (?)."
Theo: Vitbeo
Như
vậy đoàn biểu tình đã đặt những đóa hoa ở đền Ngọc Sơn, tưởng niệm các Anh Hùng liệt sĩ hy sinh vì
nước năm 1979, đồng thời vô tình tưởng niệm hai ông võ tướng của
Việt, Trung thời cổ.
Điềm
trên có ứng vào chiến tranh trong tương lai?
Qua đây chúng ta cần có sự đối thoại giữa Dân và Nhà nước việc kỷ niệm những cuộc chống quân xâm lược của dân tộc ta, sao cho xứng với tầm vóc của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc cho dù chúng là kẻ nào? Để nâng cao tinh thần yêu nước của toàn Dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay những tranh chấp trên bộ, trên biển còn nhiều tiềm ẩn!
Không nên để việc khiêu vũ, việc cắt đá.... hôm nao, làm tổn hại hình ảnh của nhà nước trong lòng Dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét