Làng tôi ở vùng Bắc bộ, ngàn
đời xưa có mấy con đường đất sống trâu, mưa đường trơn như đổ mỡ, di chuyển
người phải bấm ngón chân vào mặt đường mới đi được, nên ngón chân người làng
tôi đều cúp xuống hoặc gioãng ra, người làng khác bảo dân làng mày đích là
người Giao Chỉ, tôi ức lắm nhưng nghĩ kỹ thấy có lý.
Nhà nước cho tiền, đường được
láng nhựa phẳng lì, dân hớn hở. Thật không biết mấy nghìn năm rồi nay mới được
đổi đời, cái chân dân làng tôi chắc dần đỡ cúp, đỡ gioãng…
Nhưng được vài năm mặt đường đã
nổ, đầy ổ gà, rồi ổ trâu. Các nhà ven đường phải phá đường để nước thoát nước mưa, thế là đường làng tôi mươi mét một rãnh ngang, vài mét
lại điểm một ổ gà, ổ trâu. Đi bộ phải đi kiểu chữ Z, đi xe cũng uốn eó mới
xong.
Tôi hỏi một ông trong ngành
xây dựng mới hay: doanh nghiệp làm đường ăn bớt vật liệu nhất là nhựa đường, lu
lèn xe loại 10 tấn khéo dùng loại 5 – 7 …tấn, lu mười lượt chỉ lu dăm ba mới
nên cơ cảnh này. Thiết kế không có hệ thống cấp, thoát nước, dân ở bị ngập nên phải cuốc
đường.
Nay đường làng tôi nguy hơn
xưa, vì không thể bấm ngón chân được, nên đi bộ có thể gặp ổ gà, ổ trâu mà ngã,
đi xe gặp ổ trâu bị đổ, mà bị thương.
Nhìn con đường tiền tỷ thật là tang thương, mà chẳng ai bị sao?
Ông bạn tôi bảo đó là do cơ
chế, tôi độp lại cơ chế là gì? Nó bảo mày có là cán bộ đâu mà biết cơ chế?
Tôi nghe thượng thư họ Đinh
phát là đường quốc lộ vửa thông xe mươi ngày có nơi đã bị lún đến gần mười
phân. Không hiểu ngành giao thông có nhiều cán bộ có bằng cấp cao hơn nước người
thế mà sang thế kỷ XXI mười ba năm rồi mà làm đường cũng không xong thật là
nhục ông thượng thư họ Đinh nhỉ!
Vì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét