11 thg 7, 2013

THẾ NƯỚC VIỆT NĂM 1881 – 1883.



ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN tập XXXV:

Xin trích vài trang:

Trang 229:
 Lính Pháp vào huyện An Dương (thuộc Hải Dương) bắt hiếp viên tri huyện là Trần Đôn xuống thuyền. Đôn nhảy xuống sông chết. ( Đôn bị người Pháp bức bách xuống tàu thủy nhỏ, lên tỉnh thành. Đôn không chịu đi, nhảy xuống sông trẫm mình).

Trang 236:
Phái viên lại đem thuyền đến Sơn Tây gây hấn khích. Quân ta chống lại chúng phải rút lui.
Lúc bấy giờ tầu Pháp 12 chiếc, lính hơn 2.000 đường thủy, đường bộ cùng tiến lên. Thống đốc Hoàng Tá Viêm, đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc cùng biền binh nước Thanh cự đánh giặc Pháp ở các xã Thượng Mỗ, Hạ Mỗ (thuộc phủ Hoài Đức) Đoài Khê ( thuộc huyện Đan Phượng) đánh nhau dữ đến 3 ngày đêm (từ mồng 1 đến mồng 3). Quân pháp lại thua ( bắn vỡ tàu to vừa, tàu nhỏ 3 chiếc, bắn chết hơn 300 lính Pháp).

Trang 238:
Quan nước Pháp bắt hiếp quan tỉnh thần Hải Dương đến Hải Phòng. Bố chính là Vũ Túc (cử nhân người Nam Định) uất tức rồi chết.

(Thế mới biết quan thời nhà Nguyễn có liêm sỉ, chống bọn ngoại xâm, còn triều đình( trung ương) lại sợ ngoại xâm, chỉ muốn hòa để giữ ngôi báu, còn dân tộc, đất nước mặc bay?.
Ta và Pháp đánh nhau nhiều trận lúc thắng lúc thua, thế mà):

Trang 242:
Thưởng kim tiền cho khâm sứ và ký lục thông ngôn ở kinh kỳ đều có thứ bậc khác nhau. Thưởng khâm sứ người Pháp kim tiền hạng lớn 1 đồng, ngân tiền hạng vừa 1 đồng, ký lục: ngân tiền hạng vừa 1 đồng. Thông ngôn: ngân tiền hạng nhỏ 1 đồng).

(Kỳ lạ cho cấp trung ương với bọn xâm lược?)

Phái viên nước Pháp đem quân ( hơn 500 lính) đến Sơn Tây đào lấy đầu lâu và xác thủy sư đem về. ( không ghi danh quan Pháp).

Vua dụ các thứ quân, tỉnh thần và thân hào Bắc Kỳ rằng: tự khi Bắc Kỳ có việc chiến tranh đến nay, dân binh khó nhọc, chi tiêu cũng tốn. Vừa rồi người Pháp đưa thư đến xin hòa, trẫm không nỡ để dân binh, mắc phải hòn tên mũi đạn, đã phái đại thần là Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp cùng nước Pháp giảng định điều lệ hòa ước.


(Thế mới hay nhà Nguyễn quản trị nước Ta thật lạ, quân & dân muốn chiến, vua muốn hòa - xin các ngài đọc hết: ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍH BIÊN tập XXXV , (1891 - 1893) mà ngẫm về tình thế của nước Ta xưa & nay.) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét