14 thg 5, 2013

QUA CẦU LONG BIÊN BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG CÓ THẤY NHỤC





Cầu Long Biên cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer lúc bấy giờ. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển khắc chữ 1898 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.
File:Long Biên bridge, contructor panel.jpg


Tập tin:Hanoi pont Paul Doumer.JPG
Cầu Long Biên xưa.


Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ti Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Eiffel thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác” - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.



File:Cầu Long Biên.jpg

 Cầu Long Biên nay, có thanh cầu như chưa han.


Đêm qua đi qua cầu Long Biên thấy hỏa xa chạy trên cầu sợ cầu đổ thì mình rơi xuống sông Hồng nhưng không, hỏa xa qua, tôi cũng về Long Biên, sáng còn nghi đến xem những thanh thép cầu chưa han không đáng kể có thanh còn như mới, chỉ thấy những bulon có nhiều vết han thôi, trăm năm có lẻ người Pháp thực dân họ làm một số cây cầu sao bền vậy?

110 năm sau tôi qua cầu nghĩ đến việc xây dựng cầu đường ở Ta thấy nhục với người Pháp vì 110 năm rồi, thôi trừ vài chục năm họa chiến tranh chia rẽ dân Việt, có lúc mượn cái này cái nọ của thế giới để giết lẫn nhau và người thắng theo quy luật thành anh hùng, liệt sĩ… kẻ thua thành giặc như các cụ xưa dạy.
Từ 1979 hoặc gần hơn nữa tạm cho Ta được hơn 20 năm hòa bình – độc – tự do – hạnh phúc thứ nhì thế giới. Mà sao nay đang xây cầu, cầu đổ, hoặc xây xong vài năm đã xuống cấp, lún sụt, lấy cầu Chương Dương, cầu Cần Thơ để so với cầu Long Biên. Thời gian, bom Mỹ dội,... cầu vẫn hiên ngang, bền đẹp, những nhịp cầu bị bom sập Ta làm lại có tốt không? chưa được kiểm.


File:Long bien bridge.jpg

Cầu Long Biên nay.

Nay công nghệ ta cao nhưng các cây cầu và các công trình giao ở Ta sao kém vậy? Những cây cầu lớn như Cần Thơ, Bãi Cháy, cầu Rồng... đẹp đấy nhưng 20 năm nữa sẽ ra sao?




Đây cầu Chương Dương cách cầu Long Biên khoảng gần 1 km về phía hạ lưu, khánh thành ngày 30-6-1985, đến 2013 đã thế này.



CầuBãi Cháy


Cầu Cần Thơ.

Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ở Ta nên học người Pháp và thế giới để những công trình giao thông của Ta chỉ cần bền đẹp như cầu Long Biên là Ta đã hạnh phúc nhất quả đất rồi, nếu không dân Ta cho rằng một số quan Ta nay không biết nhục là gì? Trong đó có ông bộ trưởng Bộ giao thông vận tải của Ta?

Ảnh trên đều lấy trên mạng không hề nhái.

2 nhận xét:

  1. Bác Nguyễn Công Kha nói hay nhỉ!!! Học Liên-xô, Trung cộng chẳng học, đi học cái bọn "Tư bản thực dân đang dãy chết" mà làm gì??? Ta nghĩ theo cách của ta, ta làm theo cách của ta, thế mời gọi là . . . "chủ động, sáng tạo" chớ!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Sự thật mất lòng, nhưng theo tớ thì sẽ tiến bộ hơn giả Tolon à!

    Trả lờiXóa